Tránh “cào bằng”, cơ học, dồn ép khi thực hiện các chỉ tiêu

UBND tỉnh Đắk Lắk rà soát, đánh giá hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, chỉ rõ những khó khăn đặc thù để có giải pháp, lộ trình thực hiện; tránh việc “cào bằng”, cơ học, dồn ép khi thực hiện các chỉ tiêu. Cùng với đó, tăng cường thanh tra, kiểm tra, xác định rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan của từng cơ quan, đơn vị, từng ngành, lĩnh vực để xác định lại nhiệm vụ, kiến nghị các cấp có thẩm quyền cũng như đề xuất các mô hình, bước đi, lộ trình, giải pháp phù hợp trong quá trình triển khai thực hiện…

Đó là những nội dung Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk nhấn mạnh tại cuộc làm việc với UBND tỉnh, các sở, ngành và các đơn vị liên quan về việc thực hiện chính sách, pháp luật đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) giai đoạn 2018 - 2023 trên địa bàn tỉnh.

Khó trong công tác cán bộ      

Theo báo cáo của UBND tỉnh Đắk Lắk, từ năm 2015 đến nay đã giảm được 135 ĐVSNCL. Toàn tỉnh có 35 ĐVSNCL được giao tự chủ toàn bộ về tài chính, trong đó có 3 đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và đầu tư, 32 đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên. Công tác quản lý biên chế bảo đảm theo quy định. Năm 2023, số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên là 37.374 người. Thực hiện chính sách tinh giản biên chế, từ năm 2015 đến nay đã tinh giản 2.332 người, hoàn thành kế hoạch tinh giản 10% biên chế so với năm 2015.

Bên cạnh những kết quả đạt được, UBND tỉnh Đắk Lắk cũng thẳng thắn nhìn nhận: việc sáp nhập và gom các điểm lẻ của các đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo còn khó khăn do dân cư không tập trung, địa bàn rộng, ảnh hưởng không ít đến việc đi lại và học tập của học sinh, cơ sở vật chất tại điểm chính chưa đáp ứng được yêu cầu. Quá trình thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, các cơ quan, đơn vị gặp nhiều khó khăn trong công tác cán bộ, nhất là sắp xếp, giải quyết, thực hiện chế độ, chính sách đối với số lượng cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý dôi dư, trong khi chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể. Việc xây dựng phương án tự chủ về tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập và phê duyệt còn chậm; số lượng đơn vị sự nghiệp công lập có điều kiện chuyển sang tự bảo đảm về chi thường xuyên và số đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên còn hạn chế. Việc xã hội hóa các lĩnh vực liên quan đến giáo dục và y tế còn nhiều khó khăn…

Nhiều nội dung đã được các thành viên Đoàn giám sát đề nghị UBND tỉnh làm rõ tại buổi làm việc như: tác động sau khi sáp nhập các đơn vị sự nghiệp công lập; vấn đề tinh giản biên chế, tăng tính tự chủ; kế hoạch thực hiện để đạt mục tiêu sáp nhập các đơn vị sự nghiệp công lập; xem xét đến tính đặc thù, nhất là đối với lĩnh vực y tế, giáo dục để có phương án sắp xếp các đơn vị, tinh giản biên chế bảo đảm hiệu lực, hiệu quả; công tác tư tưởng đối với đội ngũ cán bộ, nhân viên bị tinh giản biên chế; đề nghị đánh giá cụ thể hơn về các vướng mắc, tồn tại, bất cập, nhất là trong các quy định pháp luật…

Quan tâm cơ chế tự chủ tài chính phù hợp

Ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực của các cấp chính quyền trong công tác triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các ĐVSNCL giai đoạn 2018 - 2023, Đoàn giám sát đề nghị UBND tỉnh tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, quán triệt đầy đủ, sâu rộng các văn bản, nghị quyết của Đảng, Nhà nước về nội dung này đến cán bộ, đảng viên, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức để tạo sự thông suốt, thống nhất, khắc phục các vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.

Cùng với đó, trên cơ sở kế hoạch đã xây dựng, cần rà soát, đánh giá hiệu quả hoạt động, chỉ rõ những khó khăn đặc thù để có giải pháp, lộ trình thực hiện; tránh việc “cào bằng”, cơ học, dồn ép khi thực hiện các chỉ tiêu. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xác định rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan của từng cơ quan, đơn vị, từng ngành, lĩnh vực để xác định lại nhiệm vụ, kiến nghị với các cấp có thẩm quyền cũng như đề xuất các mô hình, bước đi, lộ trình, giải pháp phù hợp trong quá trình triển khai thực hiện.

Tiếp thu ý kiến của Đoàn giám sát, đại diện UBND tỉnh đề xuất với Đoàn ĐBQH tỉnh có kiến nghị với các bộ, ngành, cơ quan trung ương quan tâm có cơ chế riêng về biên chế viên chức (bổ sung 1.797 giáo viên); quan tâm cơ chế tự chủ tài chính phù hợp với tỉnh miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số…

Địa phương

Thường trực HĐND tỉnh Bắc Ninh: Giao ban công tác quý III
Hoạt động chính quyền

Thường trực HĐND tỉnh Bắc Ninh: Giao ban công tác quý III

Ngày 4.10, Thường trực HĐND tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức hội nghị giao ban công tác quý III năm 2024 với Thường trực HĐND các huyện, thị xã, thành phố. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Hương Giang; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trần Thị Hằng; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Anh Tuấn đồng chủ trì hội nghị.

Người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến để rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính
Trên đường phát triển

Cà Mau: Đi từng ngõ, gõ từng nhà vận động chuyển đổi số

Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia (10.10) của tỉnh, từ ngày 2.10, nhiều Tổ Công nghệ số cộng đồng trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã đồng loạt mở chiến dịch ra quân triển khai các hoạt động công nghệ số hướng đến mục tiêu đưa nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số đến người dân, thúc đẩy chuyển đổi số đến từng hộ gia đình.

Lào Cai: Nhiều trẻ mồ côi cần được nuôi dưỡng và chăm sóc
Hoạt động chính quyền

Lào Cai: Nhiều trẻ mồ côi cần được nuôi dưỡng và chăm sóc

Thiên tai qua đi, nhưng những đau thương, mất mát, khó khăn đối với đồng bào tỉnh Lào Cai vẫn còn đó, đặc biệt là đối với những trẻ em mất cha, mẹ, những người khuyết tật. Tính đến ngày 3.10, toàn tỉnh Lào Cai có 52 trẻ em bị mồ côi do hậu quả hoàn lưu của bão số 3, trong đó có 9 trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, 41 trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ và 2 trẻ em chưa tìm thấy cha mẹ.

Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: Hà Nội ngày trở về chiến thắng
Địa phương

Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: Hà Nội ngày trở về chiến thắng

Tại buổi gặp mặt, tri ân đại biểu cựu chiến binh, cựu Công an nhân dân, cựu Thanh niên xung phong và gia đình chính sách người có công trực tiếp tham gia giải phóng Thủ đô trong kháng chiến chống Pháp nhân kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô do TP. Hà Nội tổ chức vừa qua, nhiều đại biểu đã bồi hồi, xúc động, chia sẻ lại hồi ức ngày 10.10.1954.

Bí Thư Thành ủy TP. Cần Thơ Nguyễn Văn Hiếu thăm và tặng hoa cho các Đảng viên cao tuổi của thành phố
Địa phương

Tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân

Tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân là nền tảng vững chắc để xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Quán triệt quan điểm đó, Đảng bộ TP. Cần Thơ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác dân vận và phong trào thi đua “Dân vận khéo”, góp phần xây dựng thành phố ngày càng phát triển bền vững, văn minh, hiện đại.

Những nỗ lực trong công tác xây dựng Đảng đã tạo chuyển biến mạnh mẽ trong lực lượng cán bộ thành phố
Địa phương

Bước đột phá trong công tác xây dựng Đảng

Từ đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025 đến nay, Thành ủy Cần Thơ đã tập trung lãnh đạo quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, đặc biệt là 3 nhiệm vụ trọng tâm và 3 giải pháp đột phá trong công tác xây dựng Đảng mà Đại hội đã đề ra. Qua đó, nhận thức của các cấp ủy và cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu, về công tác xây dựng Đảng được nâng lên, tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong toàn Đảng bộ thành phố.

Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng ra chỉ thị chống né tránh, đùn đẩy trách nhiệm
Địa phương

Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng ra chỉ thị chống né tránh, đùn đẩy trách nhiệm

Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Hồng Thái vừa ký ban hành chỉ thị về việc nâng cao vai trò, trách nhiệm, chất lượng, hiệu quả tham mưu, đề xuất giải quyết công việc của đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh nhằm giải quyết dứt điểm các khó khăn, vướng mắc, nhiệm vụ tồn đọng.

Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội thi tìm hiểu về Luật Hôn nhân gia đình, kiến thức về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống năm 2023 tại Trường PTDTNT Chợ Đồn. ẢNH: N.HÀ
Địa phương

Bài 2: Kịp thời ngăn chặn tảo hôn, hôn nhân cận huyết

Thực hiện một số chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2019 - 2024 trên địa bàn, các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Bắc Kạn luôn quan tâm xây dựng, phát huy vai trò người có uy tín; đẩy mạnh thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS” giúp nhận thức của cán bộ, đảng viên, đồng bào DTTS vùng sâu, vùng xa được nâng lên; kịp thời ngăn chặn các trường hợp tảo hôn, hôn nhân cận huyết có thể xảy ra tại các địa bàn có nguy cơ cao.