TP Hồ Chí Minh: Sẽ xử lý trách nhiệm cá nhân, tập thể chậm chi trả gói hỗ trợ tiền thuê nhà

Ngày 13.8, Văn phòng UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi đã có công văn khẩn yêu cầu lãnh đạo, người đứng đầu các địa phương, cơ quan, đơn vị tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện để hoàn thành tiến độ hỗ trợ cho người lao động và doanh nghiệp.

Chú thích ảnh
UBND Quận 3 tăng cường lực lượng tình nguyện viên tham gia tiếp nhận, thẩm định, giải quyết hồ sơ hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động. Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN

Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Phan Văn Mãi đề nghị Bí thư Thành ủy Thủ Đức, Bí thư các Quận ủy, Huyện ủy quan tâm lãnh đạo hệ thống chính trị trên địa bàn phối hợp tham gia thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động; đề ra các biện pháp quyết liệt để đôn đốc các doanh nghiệp nhanh chóng nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động đang làm việc tại địa phương. Giao Bảo hiểm xã hội thành phố chỉ đạo hệ thống cơ quan Bảo hiểm xã hội trên địa bàn Thành phố tổ chức tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp trong 2 ngày thứ Bảy và Chủ nhật (ngày 13 và 14.8.2022).

Liên đoàn Lao động thành phố, Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp, Khu Công nghệ cao, Bảo hiểm xã hội thành phố phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thành phố Thủ Ðức đôn đốc doanh nghiệp hoàn chỉnh danh sách và nộp hồ sơ chậm nhất vào ngày 15.8.2022. Kho bạc Nhà nước thành phố chỉ đạo Kho bạc Nhà nước các quận, huyện, thành phố Thủ Đức hỗ trợ hướng dẫn thủ tục chi kinh phí theo hướng đơn giản thủ tục để đẩy nhanh tiến độ chi tiền cho doanh nghiệp.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Phan Văn Mãi cũng yêu cầu Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo dõi, báo cáo tiến độ thực hiện hàng ngày cho Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân thành phố; hướng dẫn, giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện cho cơ sở, doanh nghiệp và báo cáo ngay nếu vượt quá thẩm quyền; tiếp tục triển khai công tác kiểm tra tiến độ thực hiện tại các địa phương thông qua 4 Đoàn công tác. Sở Tài chính kịp thời tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố bổ sung dự toán ngân sách nhà nước cho các địa phương sau khi sử dụng hết kinh phí theo Quyết định số 2259 của Ủy ban nhân dân thành phố; Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và xem xét xử lý trách nhiệm cá nhân, tập thể không hoàn thành nhiệm vụ mà không có lý do chính đáng.

Đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện và thành phố Thủ Đức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Phan Văn Mãi đề nghị trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra nắm bắt tiến độ giải quyết hồ sơ; xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc. Trên cơ sở số lượng doanh nghiệp của địa phương, huy động cán bộ, công chức, viên chức thành lập các Tổ công tác tuyên truyền, thẩm định hồ sơ và giải ngân kinh phí; chịu trách nhiệm người đứng đầu trong trường hợp địa phương không hoàn thành nhiệm vụ theo đúng tiến độ quy định; chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn thông tin đến doanh nghiệp trên địa bàn khẩn trương lập hồ sơ và nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà để đảm bảo quyền lợi cho người lao động thuộc đối tượng quy định; bố trí nhân sự tổ chức tiếp nhận hồ sơ trong 2 ngày thứ Bảy và Chủ nhật (ngày 13 và 14.8.2022) để có thêm nhiều thời gian cho doanh nghiệp và tránh quá tải trong việc tiếp nhận.

Tiếp tục phối hợp với Liên đoàn Lao động và Bảo hiểm xã hội các quận, huyện, thành phố Thủ Đức, Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp thành phố, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao thành phố đôn đốc doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị đã được cơ quan Bảo hiểm xã hội xác nhận tham gia bảo hiểm xã hội. Nhanh chóng thẩm định, phê duyệt hồ sơ đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động và tiến hành chi kinh phí để hỗ trợ cho người lao động theo đúng thời gian quy định, hoàn thành chậm nhất vào ngày 30.8.2022.

Liên quan đến việc chi trả gói hỗ trợ tiền nhà ở cho người lao động, ông Lê Văn Thinh, Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội TP Hồ Chí Minh cho biết, tính đến ngày 12.8.2022, các địa phương đã tiếp nhận hơn 870.000 hồ sơ (chiếm 26,88%) nhưng mới giải ngân cho trên 272.000 lao động, đạt 8,13% so với dự kiến ban đầu.

TP Hồ Chí Minh: Sẽ xử lý trách nhiệm cá nhân, tập thể chậm chi trả gói hỗ trợ tiền thuê nhà -0
Ảnh minh hoạ

Nguyên do tiến độ chậm so với kế hoạch là do số lượng doanh nghiệp, người lao động ở thành phố rất lớn, cần có thời gian tổ chức thực hiện. Ngoài ra, việc phê duyệt hồ sơ của các quận, huyện, thành phố Thủ Đức còn chậm do trùng lắp thông tin, hồ sơ còn thiếu sót; một số đơn vị thận trọng bởi làm đúng, làm đủ cần có thời gian rà soát… 

Theo ghi nhận chung, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đánh giá tiến độ giải ngân của TP Hồ Chí Minh hiện rất chậm so với 1 triệu người lao động đề xuất hỗ trợ. Thành phố cần xem lại cách làm bởi có nhiều thuận lợi như danh sách đối tượng được Bảo hiểm xã hội xác nhận, có số tài khoản của người lao động. Theo đoàn Đoàn công tác của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì hình như TP Hồ Chí Minh "đẻ" nhiều thủ tục khi thực hiện giải ngân, chi trả tiền hỗ trợ.

"Nếu cứ "đẻ" thêm thủ tục xác nhận hồ sơ đề nghị hỗ trợ cho người lao động như đòi giấy phép kinh doanh của chủ nhà trọ, đăng ký tạm trú tạm vắng của người lao động… thì làm sao triển khai nhanh được", Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.

Để đẩy nhanh tiến độ, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề nghị Bảo hiểm xã hội TP Hồ Chí Minh tham gia hỗ trợ; Sở Lao động- Thương binh và Xã hội thành phố có văn bản cho các doanh nghiệp đề nghị rà soát khẩn trương đôn đốc, nộp hồ sơ cho người lao động trước 15.8; đồng thời khẩn trương giải ngân đối với những hồ sơ đã nộp...

Chính sách và cuộc sống

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Người dân, doanh nghiệp cùng hưởng lợi

Dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) hiện đang được Bộ Tư pháp thẩm định. Theo đó, Bộ Tài chính - cơ quan chủ trì soạn thảo đề xuất tiếp tục kéo dài chính sách giảm 2% thuế GTGT đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%) đến hết năm 2026. Đây là chính sách được người dân và doanh nghiệp - đối tượng được thụ hưởng trực tiếp, rất chờ đợi.

Hành động khẩn cấp và mục tiêu cụ thể
Chính sách và cuộc sống

Hành động khẩn cấp và mục tiêu cụ thể

Đây là cuộc họp đưa ra các giải pháp cụ thể, để giải quyết những vấn đề cấp bách mà người dân đang phải đối mặt nên không có nhiều thời gian để tiếp tục bàn luận, mà phải hành động ngay từ bây giờ để bảo vệ sức khỏe người dân - là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp bàn về các giải pháp toàn diện và cấp bách để xử lý ô nhiễm không khí tại các địa phương diễn ra mới đây.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Thách thức cũng là cơ hội

Sắp xếp, tinh gọn bộ máy nhà nước là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy phục vụ cho sự phát triển của đất nước, cho người dân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, đằng sau quá trình này là khối lượng công việc khổng lồ, đặc biệt là công tác rà soát và xử lý các vướng mắc trong hệ thống văn bản pháp luật. Đây không chỉ là một nhiệm vụ kỹ thuật mà còn là một cuộc cải cách thể chế sâu rộng, có tác động lớn đến sự vận hành của nền hành chính quốc gia trong giai đoạn tiếp theo.

Cần chế tài mạnh bảo vệ dữ liệu cá nhân
Chính sách và cuộc sống

Chế tài mạnh bảo vệ dữ liệu cá nhân

Chuyển đổi số diễn ra nhanh chóng, sâu rộng trên hầu hết các lĩnh vực khiến dữ liệu cá nhân được chuyển lên môi trường điện tử thường xuyên, liên tục hơn, kéo theo đó là tình trạng lộ, mất dữ liệu cá nhân cũng diễn ra ngày càng phổ biến; tình trạng mua bán dữ liệu cá nhân dù pháp luật đã có quy định không cho phép dưới mọi hình thức nhưng thực tế vẫn diễn ra phổ biến, công khai, nhiều hành vi chưa thể xử lý được vì thiếu quy định của pháp luật.

Hiệu quả thiết thực và toàn diện
Quốc hội và Cử tri

Hiệu quả thiết thực và toàn diện

Phát biểu tại Lễ phát động phong trào "Bình dân học vụ số" diễn ra mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh, đây phải trở thành một phong trào cách mạng, toàn dân, toàn diện, bao trùm, sâu rộng, không ai bị bỏ lại phía sau. Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ đã thống nhất, Quốc hội đồng tình, Nhân dân ủng hộ, Tổ quốc mong đợi thì chỉ bàn làm, không bàn lùi.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Cải cách thủ tục giải thể doanh nghiệp

Thủ tục thành lập doanh nghiệp khá dễ dàng nhưng thủ tục giải thể “cực kỳ khó khăn”. Đây là phản ánh của doanh nghiệp tham gia cuộc khảo sát thực trạng cung cấp, thực hiện thủ tục hành chính cho doanh nghiệp năm 2024 do Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV - thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng) thực hiện.

ĐBQH Trần Văn Khải (Hà Nam): Sửa đổi Luật Việc làm là cơ hội vàng để thể chế hóa các định hướng lớn của Nghị quyết 57, biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh trong kỷ nguyên số
Chính sách và cuộc sống

Tranh thủ tối đa "cơ hội vàng"

Phát triển việc làm bền vững, biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số và trong bối cảnh tinh gọn bộ máy - dù khó nhưng chúng ta có thể và phải làm được điều này, trước hết là phải tranh thủ tối đa "cơ hội vàng" từ sửa đổi toàn diện Luật Việc làm.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Tạo thuận lợi cho nhà giáo khi thuyên chuyển

Dự thảo Luật Nhà giáo vừa được cho ý kiến tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7. Dự thảo luật đã khắc phục những khó khăn, vướng mắc, giải quyết các vấn đề phát sinh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về nhà giáo. Tuy vậy, đối với vấn đề thuyên chuyển nhà giáo của các cơ sở giáo dục công lập, cũng có ý kiến đề nghị cần quy định cụ thể, chặt chẽ để giáo viên không gặp khó khi thuyên chuyển.

Dựa vào nội lực để phát triển
Chính sách và cuộc sống

Dựa vào nội lực để phát triển

Theo số liệu thống kê, khu vực kinh tế tư nhân hiện đóng góp khoảng 51% GDP, hơn 30% ngân sách nhà nước, tạo ra hơn 40 triệu việc làm, chiếm hơn 82% tổng số lao động trong nền kinh tế, đóng góp gần 60% vốn đầu tư toàn xã hội. Điều này cho thấy, kinh tế tư nhân đã và đang trở thành một trong những trụ cột quan trọng của nền kinh tế, là động lực quan trọng nhất để thúc đẩy tăng trưởng.

AMH
Quốc hội và Cử tri

Chống quảng cáo vi phạm trên mạng

Trong những năm gần đây, chống quảng cáo vi phạm pháp luật trên mạng dường như trở thành một cuộc chiến "nhọc nhằn". Quy định giám sát nội dung trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, được thảo luận tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách hôm nay, có thể trở thành công cụ hữu hiệu nếu được vận dụng đúng cách.

Hội nghị quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội Khóa XV
Chính sách và cuộc sống

Giám sát chặt văn bản quy định chi tiết

Sáng nay, 25.3, Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7 thảo luận các dự án luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV sẽ được tiến hành. Dự kiến, trong khoảng 2 ngày làm việc, các đại biểu sẽ tập trung thảo luận 9 dự án luật, trong đó, một số nội dung được đánh giá là rất khó, rất mới cần được “trao đi đổi lại” cho thật “chín”, thật “rõ”.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Lực đẩy cho hoạt động đổi mới sáng tạo

Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị đã xác định: đổi mới tư duy xây dựng pháp luật bảo đảm yêu cầu quản lý và khuyến khích đổi mới sáng tạo, loại bỏ tư duy “không quản được thì cấm”. Nhằm thể chế chủ trương này, dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo đã quy định nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ để thúc đẩy cho hoạt động đổi mới sáng tạo phát triển.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Mở rộng ứng dụng AI trong cơ quan nhà nước

Trong vài năm gần đây, một số trường hợp ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) của các cơ quan nhà nước ở Việt Nam cho thấy tiềm năng và đạt một số kết quả ban đầu. Tuy nhiên, các trường hợp ứng dụng còn ít cả về số lượng giải pháp AI, cơ quan và lĩnh vực được ứng dụng; thiếu cơ sở pháp lý và hướng dẫn cụ thể; chưa xác định đúng và giải trúng “bài toán” ứng dụng AI; năng lực để ứng dụng AI còn hạn chế cả về tài chính, dữ liệu và hạ tầng, con người. Từ những trường hợp thành công và chưa thành công, có thể rút ra một số bài học để khắc phục những điểm hạn chế đó, mở rộng việc ứng dụng AI trong các cơ quan nhà nước.

Kinh tế tư nhân với phát triển văn hóa trong kỷ nguyên mới
Chính sách và cuộc sống

Kinh tế tư nhân với phát triển văn hóa trong kỷ nguyên mới

Bùi Hoài Sơn

Nếu trong quá khứ, việc phát triển văn hóa chủ yếu dựa vào nguồn lực nhà nước, thì ngày nay, trong kỷ nguyên mới - thời đại số hóa, toàn cầu hóa và đổi mới sáng tạo - kinh tế tư nhân nổi lên như một trụ cột vững chắc, góp phần quyết định trong việc bảo tồn, sáng tạo và quảng bá văn hóa.

XÓA BỜ BAO, MỞ RỘNG KHÔNG GIAN KINH TẾ
Chính sách và cuộc sống

XÓA BỜ BAO, MỞ RỘNG KHÔNG GIAN KINH TẾ

Trời miền Tây vào mùa nước nổi, những cánh đồng giờ đây chỉ còn lác đác vài gốc rạ sót lại. Con nước dâng lên, len lỏi qua từng bờ bao nhỏ hẹp, nơi ngày xưa người ta quen “mạnh ai nấy giữ”, mỗi nhà một đám ruộng riêng, cắt nhau bởi những con bờ chật hẹp.

Ảnh minh họa
Quốc hội và Cử tri

Gỡ bỏ thủ tục trong nghiên cứu khoa học

“Các nhà khoa học mất quá nhiều thời gian, khoảng 50% thời gian, công sức dành cho các thủ tục”. Đây là thực tế được Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ ra khi đề cập về những tồn tại, hạn chế, rào cản, nút thắt đang cản trở phát triển của khoa học, công nghệ thời gian qua.

AMH
Quốc hội và Cử tri

Bảo vệ tiểu thương trên sàn thương mại điện tử

Thương mại điện tử ở Việt Nam duy trì đà tăng trưởng ấn tượng và trở thành một phần không thể thiếu trong nền kinh tế. Theo Bộ Công Thương, năm 2024, doanh số thương mại điện tử bán lẻ đạt 20,5 tỷ USD, chiếm 8% tổng doanh thu bán lẻ cả nước. Cùng với đó, số lượng gian hàng trực tuyến cũng tăng mạnh, với khoảng 650.000 cửa hàng có phát sinh đơn hàng trên các sàn thương mại điện tử.