TP. Hồ Chí Minh: Các đơn vị chậm đóng bảo hiểm gần 4.000 tỷ đồng

Theo Bảo hiểm xã hội TP. Hồ Chí Minh, trong năm 2023, tổng số thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn hơn 86.183 tỷ đồng. Tuy nhiên, số tiền các đơn vị còn chậm đóng là hơn 3.685 tỷ đồng.

Thông tin trên được ông Lò Quân Hiệp, Giám đốc Bảo hiểm xã hội TP. Hồ Chí Minh đưa ra tại Hội nghị cung cấp thông tin quý 4.2023 cho báo chí tổ chức ngày 11.1.

Theo thống kê, hiện TP. Hồ Chí Minh có trên 2,76 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội, tăng 4% so với năm 2022; số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp trên 2,62 triệu người và số người tham gia bảo hiểm y tế trên 8,72 triệu người, độ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 92% dân số.

Gần 3.000 tỷ tiền bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp chưa được thu hồi -0
Gần 3.000 tỷ tiền bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp chưa được thu hồi (ITN)

Riêng năm 2023, tổng số tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thu được đạt 86.183 tỷ đồng, vượt 0,9% kế hoạch, tăng 11% so với năm 2022. Tuy nhiên, đáng chú ý, số tiền chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp tạm tính đến 31.12.2023 vẫn còn lên đến 3.686 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ là 4%).

Trong năm 2023, tổng số chi trả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp là 59.029 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2022. Trong đó, chi bảo hiểm xã hội 31.252 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2022. Trong năm 2023, Bảo hiểm xã hội TP.Hồ Chí Minh đã chi rút bảo hiểm xã hội một lần lên đến 8.396 tỷ đồng (tăng 11%), chi bảo hiểm thất nghiệp 4.972 tỷ đồng (tăng 35 %); chi bảo hiểm y tế 22.805 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2022.

Cơ quan Bảo hiểm xã hội TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra 3.125 cuộc. Qua đó, đã đề nghị 1.531 đơn vị khắc phục số tiền nợ 312 tỉ đồng (trong đó có 865 đơn vị khắc phục nợ trong thời gian thanh tra, kiểm tra với tổng số tiền là 109 tỉ đồng) và yêu cầu các đơn vị lập thủ tục tham gia cho 842 lao động với số tiền là 6,1 tỉ đồng…

Bảo hiểm xã hội TP. Hồ Chí Minh cũng đã ban hành 238 quyết định xử phạt vi phạm hành chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với tổng số tiền 13,1 tỉ đồng, tuy nhiên chỉ có 59 đơn vị chấp hành quyết định xử phạt với tổng số tiền nộp phạt là 2,2 tỉ đồng.

Lý giải về việc số doanh nghiệp chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thấp (24,7%), đại diện Bảo hiểm xã hội TP. Hồ Chí Minh cho biết, có nhiều quyết định cưỡng chế được ban hành nhưng doanh nghiệp cho số tài khoản không còn tiền, nên không thể cưỡng chế được. Trong khi đó, theo quy định của pháp luật, tài khoản của doanh nghiệp ngân hàng không được cung cấp cho bên ngoài, nên khó khăn cho việc cưỡng chế xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội...

Dự kiến, năm 2024 Bảo hiểm xã hội TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu số thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đạt 94.500 tỷ đồng, tăng 10% so với 2023 và tỷ lệ chậm đóng giảm dưới 4 % số phải thu; phát triển số người tham gia bảo hiểm xã hội đạt 2.769.800 người, tăng 0,1% so với năm 2023.

Đời sống

Giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em
Xã hội

Thái Nguyên thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết với phụ nữ, trẻ em

Sau 2 năm thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, các nội dung do Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thái Nguyên triển khai đã mang lại nhiều kết quả tích cực cho cộng đồng, đặc biệt trong công tác truyền thông.

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá
Đời sống

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá

Thực hiện Kế hoạch số 80/KH-UBND của UBND thành phố Hà Nội về phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2023 - 2024, Sở Y tế thành phố đã phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức các lớp tập huấn về Phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã.

Tín dụng chính sách lôi cuốn cả hệ thống chính trị vào cuộc.
Đời sống

Bài 1: Khi có Đảng dẫn đường

Chỉ thị số 40/CT-TW (Chỉ thị 40) của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách ra đời, đi vào cuộc sống đã làm thay đổi toàn bộ diện mạo của nhiều vùng quê, trong đó có Thái Nguyên; tuy nhiên, cái được lớn nhất sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 40, đó chính là sự thay đổi về nhận thức trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy chính quyền và của toàn xã hội đối với công tác giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội cho những người yếu thế...

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…