Tổng kết bước 1 về thí điểm bỏ HĐND cấp quận, huyện, phường, các đánh giá, lý lẽ đưa ra xuôi chiều, thiếu khách quan và thiếu toàn diện

Sau hơn một năm thí điểm bỏ HĐND huyện, quận, phường mặc dù Ban chỉ đạo có rất nhiều cố gắng và các địa phương được thí điểm cũng triển khai thực hiện khá nghiêm túc, nhưng cái cần để trình Trung ương và Quốc hội là vì sao lại phải bỏ HĐND huyện, quận, phường thì lại chưa được phân tích, xem xét đánh giá khách quan, toàn diện, khoa học và thực tiến căn cứ trên cơ sở chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước về thiết chế bộ máy, sự tồn tại của bộ máy và các điều kiện bảo đảm cho bộ máy này hoạt động có hiệu quả.

Ngày 16.8.2010, Ban chỉ đạo Trung ương thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường tiến hành tổ kết bước 1 về thực hiện Nghị quyết số 26/2008/QH12 về thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường. Tại hội nghị này, Ban chỉ đạo đã có Báo cáo tổng hợp đánh giá kết quả thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND tại 67 huyện, 32 quận và 483 phường trên cơ sở báo cáo của các địa phương. Có 5 vấn đề được đưa vào báo cáo đánh giá là về các địa phương được thí điểm là: Công tác chỉ đạo, hướng dẫn triển khai; bảo đảm quyền đại diện và làm chủ của nhân dân; hiệu lực hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước; Việc giám sát, kiểm tra đối với hoạt động của cơ quan nhà nước; kết quả phát triển KTXH, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, cung cấp dịch vụ công cho nhân dân, tổ chức và doanh nghiệp.

Trong báo cáo đánh giá, không có phần đánh giá tình hình, thực trạng hoạt động của HĐND các địa phương trước khi thí điểm. Không thấy hết được cả một thời gian dài tồn tại, HĐND huyện, quận, phường có khiếm khuyết gì, ảnh hưởng gì đến thiết chế bộ máy? Tại sao lại bỏ HĐND huyện, quận, phường mà không bỏ đi cơ quan nào khác trong bộ máy…? Trong báo cáo, bao trùm lên 5 nội dung trên là việc bỏ HĐND huyện, quận, phường ở các địa phương được thí điểm đã thu được nhiều kết quả tốt hơn trước. Và cứ theo đánh giá xuôi chiều, thiếu khách quan, toàn diện, báo cáo khiến các nhà chức trách và dư luận cảm nhận chẳng còn lý do gì để giữ lại HĐND huyện, quận, phường trong thiết chế bộ máy nhà nước nữa.

Vậy, thực chất của sau hơn một năm thí điểm bỏ HĐND huyện, quận, phường trên cơ sở đã được Ban chỉ đạo và các địa phương phân tích, xem xét đánh giá thế nào - Xin đi vào từng nội dung mà báo cáo đề cập.

Trước hết về công tác chỉ đạo hướng dẫn triển khai. Ban chỉ đạo có thừa nhận khi triển khai thí điểm, tuy có văn bản chỉ đạo về việc giao lại các quyền của HĐND cấp huyện cho HĐND cấp tỉnh nhưng không cụ thể, không có các điều kiện cần và đủ để thực hiện như: tăng thêm biên chế đại biểu chuyên trách, kinh phí cho hoạt động thế nào, cách thức tổ chức hoạt động ra sao...? Về Quy chế làm việc của UBND ở những nơi thí điểm chưa được bổ sung, sửa đổi, chưa đáp ứng kịp. Nhưng có một vấn đề rất hệ trọng mà Ban chỉ đạo không biết vô tình hay hữu ý không đề cập là: những địa phương thí điểm bỏ HĐND huyện, quận, phường, thì số phận những đại biểu HĐND thế nào? Ai cũng biết luật pháp quy định trường hợp một đại biểu đang còn sống không còn là đại biểu HĐND chỉ khi: Được HĐND cho thôi làm nhiệm vụ, bị cử tri hoặc HĐND bãi miễn. Không có đại biểu HĐND làm sao hình thành nên cả bộ máy, tổ chức HĐND - cơ quan quyền lực ở địa phương. Khi thí điểm, có giải tán HĐND ở các địa phương được thí điểm không? Việc hướng dẫn, triển khai xử sự chưa phù hợp luật pháp này chắc chắn các đại biểu HĐND và cử tri sẽ rất trạnh lòng.

Hai là về bảo đảm quyền đại diện và làm chủ của nhân dân. Trong báo cáo đánh giá có đoạn: “Việc thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường không những không ảnh hưởng đến quyền dân chủ của người dân mà còn tạo điều kiện thuận lợi hơn cho nhân dân tham gia quản lý nhà nước”. Để có kết luận, đánh giá đầy sức nặng này, Báo cáo có viện chứng, khi bỏ HĐND huyện, quận, phường thì hoạt động tiếp công dân tăng hơn, kiến nghị đề xuất của công dân, doanh nghiệp đến UBND, thông qua UBMTTQ tăng hơn. Với những lập luận như vậy, vô hình chung từ trước đến khi thí điểm ở các địa phương, HĐND đã làm hạn chế quyền làm chủ của nhân dân? Nhân dân đã bầu ra đại biểu HĐND, để hình thành cơ quan HĐND - cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương - không có tác dụng làm đại diện cho mình? Một trong những quyền dân chủ quan trọng, cơ bản của công dân nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là: “đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử, đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật”(Điều 2 – Luật Bầu cử đại biểu HĐND)… Bỏ HĐND huyện, quận, phường có ảnh hưởng tới quyền dân chủ của người dân, coi như quyền ứng cử, bầu cử HĐND ở cấp này không còn nữa. Ai cũng biết, UBND do HĐND bầu ra, là cơ quan chấp hành của HĐND. Nếu bỏ HĐND huyện, quận, phường tức là UBND các cấp này không cần đại biểu đại diện cho cử tri bầu… Dẫn ra mấy việc như vây đủ thấy ảnh hưởng tới quyền dân chủ thế nào.

Chúng ta đều biết, cơ chế không thể thay đổi là: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ. Nhân dân làm chủ ấy là sự tôn vinh Dân là gốc. Nguyên lý hay kế sách lấy dân làm gốc xuyên suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Trong bộ máy chính quyền địa phương thì HĐND và UBND, một cơ quan quyền lực, một cơ quan chấp hành quyền lực; tuy hai nhưng là một. HĐND cấp huyện, cấp xã đã tồn tại hơn nửa thế kỷ nay, không ai có thể phủ nhận vai trò, vị trí của đại biểu HĐND, cơ quan HĐND trong chiến tranh giải phóng và bảo vệ xây dựng Tổ quốc. Thông qua đại biểu HĐND và cơ quan HĐND nhân dân, cử tri phản ánh kiến nghị qua các hình thức tiếp xúc, làm việc. Các ý kiến, kiến nghị này thường được tiếp thu và xử lý chuyển ngay tới UBND và các cơ quan liên quan. Có chăng cần xem xét lại quá trình đôn đốc của HĐND có quyết liệt không, việc giải quyết của UBND có kịp thời, đúng pháp luật không. Việc xử lý hành vi chậm giải quyết kiến nghị của cử tri theo quy định của pháp luật để nhân dân bức xúc chưa có chế tài, tạo điều kiện cụ thể, thuận lợi để đại biểu và cơ quan HĐND có thể làm được.

Một vấn đề nữa cần được nhìn nhận, xem lại đánh giá: “Việc thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường… còn tạo điều kiện thuận lợi hơn cho nhân dân tham gia quản lý nhà nước”. Như hóa ra khi còn HĐND, các quyền của nhân dân nói chung và công dân nói riêng khi tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội đã bị HĐND hạn chế? Nếu đúng vậy thì hà cớ gì lại để HĐND tồn tại lâu thế? Quan điểm này cần có sự nhìn nhận đúng đắn, không thể hồ đồ như vây. Bên cạnh đó, cần làm rõ các địa phương được thí điểm đã tạo điều kiện cho nhân dân tham gia quản lý nhà nước như thế nào? Có gì mới? Đây là những câu hỏi đang cần sự giải đáp sáng tỏ.

Ba là về hiệu lực hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước. Báo cáo nêu việc bỏ HĐND huyện, quận, phường đã “bảo đảm cho sự vận hành của bộ máy nhà nước, sự điều hành quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn huyện, quận, phường được thực hiện tốt, có hiệu quả và nhiều mặt đạt được hơn so với trước đây… Số đơn thư khiếu nại, tố cáo gửi đến UBND huyện giảm 3,5%, tại quận 7,9% và phường thuộc thị xã, thành phố giảm 34,6%”.  Không hiểu vì sao Ban chỉ đạo lại đưa ra nhận định thế này? Phải chăng khi còn HĐND huyện, quận, phường đã cản trở, làm yếu đi hiệu lực hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước? Phải chăng khi còn HĐND huyện, quận, phường các đại biểu HĐND đã xui dân đi kiện, xui dân làm khó dễ cơ quan hành chính nhà nước? Xin thưa, chính việc thể chế các chủ trương, đường lối của Đảng, vận dụng các quy định của pháp luật, các văn bản QPPL của cấp trên thành Nghị quyết của HĐND đã tạo điều kiện thuận lợi cho UBND điều hành, quản lý. Tỷ lệ đại biểu kiêm nhiệm các chức vụ trong các cơ quan hành chính gấp nhiều lần đại biểu chuyên trách. HĐND thông qua hoạt động giám sát, khảo sát… đã kịp thời phát hiện những bất cập, những sai sót mà chính UBND không biết, hoặc biết nhưng chưa thấy hết hậu quả, để kiến nghị với UBND khắc phục, ngăn chặn thiệt hại, để làm tốt hơn. Thực tế cho thấy, chưa thấy có nơi nào HĐND và đại biểu HĐND “ngáng chân” UBND hoặc đưa ra những quyết định sai trái buộc UBND phải làm. Hiện nay, ở nhiều địa phương đại biểu HĐND là người tuyên truyền nhiều nhất cho nhân dân về chủ trương đường lối cửa đảng, pháp luật của nhà nước và các cơ chế chính sách của địa phương ban hành khi tiếp xúc cử tri, khi tiếp dân và các hoạt động khác. Thông qua đó, cũng là một giải pháp hữu hiệu làm bớt đi bức xúc, khiếu kiện của dân. Trong khi đó, một thực tế không thể phủ nhận là: việc dân khiếu kiện có một nguyên nhân cơ bản xuất phát từ việc làm không đúng pháp luật của một bộ phận cán bộ quản lý, điều hành thiếu năng lực, thiếu trách nhiệm và phẩm chất đạo đức không tốt, nhũng nhiễu, gây phiền hà cho dân; mặt khác những quy định về quy trình thủ tục hành chính còn chậm được sửa đổi phù hợp. 

Cũng về vấn đề này, báo cáo tiếp tục nhận định: “Hoạt động quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền các cấp đối với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phương bảo đảm ổn định, không gây xáo trộn, đã có sự tăng cường phối hợp hoạt động giữa cấp ủy, cơ quan hành chính, các tổ chức chính trị- xã hội...”. Có thể nói, đây là một nhận định phiến diện và sai lệch quan điểm về sự lãnh đạo của Đảng với Nhà nước và về thể chế, tổ chức bộ máy nhà nước ta từ khi có HĐND đến nay. Khi chưa thí điểm bỏ HĐND huyện, quận, phường thử hỏi đã có địa phương nào HĐND, đại biểu HĐND gây mất ổn định, gây xáo trộn? Có phải khi ấy vai trò lãnh đạo của Đảng bị HĐND làm lu mờ, không được tăng cường?

Báo cáo lại nêu: “Bước đầu đã tinh gọn bộ máy, giảm bớt quy trình, thủ tục hành chính, giảm nguồn ngân sách chi cho tổ chức và hoạt động của HĐND huyện, quận, phường”. Vị đại diện cho Thành phố Hồ Chí Minh đưa thêm con số chứng minh việc bỏ HĐND huyện, quận, phường mỗi năm thành phố tiết kiệm được khoảng 30 tỷ; vị đại diện thành phố Đà Nẵng cho biết mỗi năm tiết kiệm được 7 tỷ… Không ai có thể phủ nhận được một thực tế là hơn nửa thế kỷ nay về bộ máy của HĐND vẫn ổn định: Thường trực HĐND cấp huyện, là đại biểu chuyên trách chỉ có từ 2 đến 3 người; ở cấp xã đại biểu chuyên trách chỉ có 1 người, đại biểu khác kiêm nhiệm. Trong khi đó UBND và các cơ quan chuyên môn của UBND thì thế nào? Cấp huyện từ 1 chủ tịch, hai phó chủ tịch tăng lên đến 3, có nơi 4 phó chủ tịch; số phòng chuyên môn từ chỗ có 4 phòng nay tăng lên thành 12 phòng, có nơi 13 phòng, với số người gấp rất nhiều lần Thường trực HĐND. Đánh giá bỏ HĐND huyện, quận, phường là để tinh giảm bộ máy thật sự không thuyết phục, không xác đáng. Tại sao muốn tinh giảm bộ máy lại không tính đến việc tinh giản số phòng, số cán bộ thuộc các cơ quan hành chính, hiện nay đang cần phải tư duy xem xét lại sự bố trí công việc tránh chồng chéo, số lượng cán bộ, chuyên viên phù hợp… Về quy trình, thủ tục hành chính trước đây HĐND đã làm gì, được làm gì mà phải giảm? Có chăng tại các kỳ họp, theo luật định UBND và các cơ quan phải chuẩn bị báo cáo, tờ trình, đề án, dự thảo nghị quyết để trình HĐND theo Hiến pháp và pháp luật. Bỏ HĐND huyện, quận, phường tức là bỏ quy trình, thủ tục này. Đồng với việc, UBND cứ đưa ra các quyết định mang tính QPPL mà không cần sự phản biện, thẩm tra, thử hỏi liệu có xảy ra tình trạng “vừa thổi còi vừa đá bóng” không? Có vị đại diện cho địa phương được thí điểm còn đưa ra lý lẽ chờ 10 ngày sau nghị quyết mới có hiệu lực thì chậm quá, mất tính thời sự, ảnh hưởng sự chủ động của UBND. Vị Đại diện này không hiểu khi mà Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND và UBND chưa được bổ sung, sửa đổi về thời gian thì đừng coi đó là khuyết điểm của HĐND. Mặt khác, UBND là người đề xuất, trực tiếp chuẩn bị nội dung các văn kiện trình HĐND, sao lại mất đi sự chủ động? Còn việc tiết kiệm cho ngân sách, đúng là bỏ đi một cơ quan và các hoạt động của nó sẽ bớt đi một khoản chi từ ngân sách. Song hãy xem khi còn HĐND huyện, quận, phường thì các hoạt động quyết định đúng đắn của HĐND đã làm lợi cho nhà nước, địa phương bao nhiêu? Ấy là chưa tính đến việc thông qua hoạt động giám sát, khảo sát và các hoạt động khác HĐND đã phát hiện, ngăn chặn, kiến nghị để không thiệt hại cho ngân sách, không phải xử lý cán bộ làm trái…

Bốn là về hoạt động giám sát  đối với hoạt động của cơ quan nhà nước: Báo cáo đánh giá số lượng các cuộc giám sát của HĐND cấp tỉnh, của UBMTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị- xã hội đối với UBND huyện, quận, phường tăng hơn trước. Trước hết phải hiểu rõ: giám sát của HĐND là giám sát mang tính quyền lực nhà nước, còn giám sát của UBMTTQ và các đoàn thể mang tính cộng  đồng. Đây là đánh giá có cơ sở vì khi đã thí điểm bỏ HĐND huyện, quận, phường thì lẽ đương nhiên HĐND cấp tỉnh và các đoàn thể phải đảm thêm trách nhiệm. Tuy nhiên, việc đánh giá rằng: “Số lượng các kiến nghị sau giám sát và tỷ lệ số kiến nghị đã được UBND huyện, quận, phường giải quyết trong năm thí điểm cũng đã tăng lên rõ rệt”. Đánh giá như vậy đã hạ thấp chất lượng hoạt động giám sát và các kết luận, kiến nghị sau giám sát của HĐND cùng cấp. Có phải vì thế mà UBND lại lơ là trong việc giải quyết các kiến nghị sau giám sát của HĐND? Hay HĐND huyện, quận, phường không phát huy được vai trò vị trí là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương trước cơ quan chấp hành của mình là UBND? Cần hiểu rằng hoạt động giám sát là một chức năng và nhiệm vụ cơ bản, quan trọng của HĐND. Do đó phải có những đánh giá cụ thể để so sánh trước và sau khi thí điểm bỏ HĐND huyện, quận, phường để có cơ sở lý lẽ thuyết phục.

Năm là kết quả phát triển KTXH, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, cung cấp dịch vụ công cho nhân dân, tổ chức và doanh nghiệp: Báo cáo đánh giá mặc dù bỏ HĐND huyện, quận, phường nhưng các  nhiệm vụ trên vẫn bảo đảm ổn định và phát triển. Nếu đây là đánh giá thực tế và khách quan thì rõ ràng được xem như một cơ sở quan trọng, lý lẽ sát thực để quyết định việc bỏ HĐND huyện, quận, phường. Nhưng có một thực tế vẫn diễn ra như một căn bệnh trầm kha khó khắc phục là ở hầu hết các địa phương các báo cáo đánh giá sơ, tổng kết hàng năm thường kết quả năm nay cao hơn, tốt hơn năm trước. Trong các nguyên nhân, bài học kinh nghiệm, giải pháp phương hướng để kết quả đạt cao hơn, tốt hơn đều bởi có sự quan tâm lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự phối hợp chặt chẽ trong công tác giữa HĐND - UBND và UBMTTQ cùng cấp… Như vậy, vai trò, vị trí của HĐND vẫn được đề cao, không thể thiếu. Thế thì muốn bỏ HĐND huyện, quận, phường phải căn cứ lý lẽ nào cho thuyết phục?

Trong quá trình đổi mới để bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta luôn quan tâm lãnh đạo về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, không ngoài mong muốn bộ máy ấy tinh, gọn, hiệu quả, xứng đáng là nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Và trong quá trình vận hành của bộ máy nhà nước việc cải tổ, thiết lập những cơ chế mới trong điều hành quản lý nhà nước là hết sức cần thiết. Bao năm nay HĐND quận, huyện, phường đã tồn tại là một thực thể không thể thiếu trong bộ máy chính quyền ở địa phương. Vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của HĐND huyện, quận, phường đã được Hiến pháp và nhiều văn bản pháp luật quy định. Sự đóng góp của HĐND, các đại biểu HĐND huyện, quận, phường là rất lớn đối với sự nghiệp cách mạng của nước ta. Hãy đánh giá một cách khách quan, toàn diện, có so sánh, sâu sắc hơn để tìm ra cơ sở khoa học về lý luận và thực tiễn củng cố, đổi mới, hoàn thiện bộ máy chính quyền ở cấp huyện, cấp xã. Nếu chỉ dựa vào việc thí điểm hơn 1 năm ở 10 tỉnh, thành phố e không ổn. Cũng tại hội nghị tổng kết này, trong giờ giải lao, đã có không ít đại biểu tâm sự ngoài lề:“Phải báo cáo cho hay, nói làm gì nữa, Trung ương đã quyết rồi”(?). Với tâm trạng như vậy, né tránh, không dám tranh luận, không dám phản biện thì thật thiếu trách nhiệm với Đảng, với Nhà nước và với nhân dân. Một vấn đề đáng nói ở đây chính là việc tham mưu chưa chu đáo cho Bộ Chính trị, cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc hệ trọng bỏ HĐND cấp huyện, quận, phường và đại diện các địa phương được thí điểm qua phát biểu tại hội nghị đều đánh giá xuôi chiều, thiếu cơ sở xác đáng. Nếu bỏ HĐND huyện, quận, phường hãy tìm ra lý lẽ vì sao? Tại sao lại bỏ HĐND huyện, quận, phường mà lại không bỏ cơ quan nào khác? Thời gian qua, ở một số nơi, ở một số cơ quan có sự trì trệ, hoạt động kém hiệu quả, gây thiệt hại lớn cho nhà nước, gây mất lòng tin đối với nhân dân có phải do HĐND không? Đã có HĐND địa phương nào phải giải tán vì hoạt động kém hiệu quả? Nếu bỏ HĐND không những phải sửa đổi, bổ sung các quy định của Hiến pháp, của hàng chục đạo luật và hàng trăm văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, giải quyết những vấn đề về cơ chế, chính sách quy định trong nghị quyết của HĐND đã và đang được thực hiện ở địa phương thế nào…? Cái đáng phải suy nghĩ, đáng bàn đối với bộ máy chính quyền huyện, quận, phường (HĐND và UBND) chính là làm thế nào để bảo đảm các điều kiện cho các cơ quan này càng quan hệ phối hợp gắn bó, rõ thẩm quyền, hoạt động có hiệu quả. Một số giải pháp được đại biểu đưa ra là: sửa đổi bổ sung luật pháp theo hướng rõ thẩm quyền, nhiệm vụ đối với đại biểu HĐND và các cơ quan thuộc HĐND; tăng số lượng đại biểu HĐND chuyên trách có bản lĩnh, trình độ năng lực, dám nghĩ, dám làm, tâm huyết với hoạt động của HĐND; có chế tài xử lý khi cơ quan, người có thẩm quyền không chấp hành nghị quyết của HĐND, không giải quyết các kiến nghị của cử tri, kiến nghị sau giám sát của HĐND; cấp ủy Đảng cần quan tâm lãnh đạo hơn nữa đối với HĐND như bố trí đại biểu HĐND tham gia cấp ủy, có nghị quyết về lãnh đạo đối với HĐND, chú trọng chất lượng, phẩm chất, năng lực người ứng cử đại biểu HĐND; cải cách cơ quan hành chính và giảm biên chế  đối với cơ quan này… Thiết nghĩ đó là những vấn đề cần được quan tâm, luận bàn hơn là việc bỏ HĐND huyện, quận, phường. 

Diễn đàn

Các đại biểu tham dự kỳ họp
Diễn đàn

Bứt phá phát triển, tạo đà cho nhiệm kỳ mới

Trong bối cảnh Quảng Ninh cùng cả nước quyết liệt xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra trong năm 2025 ở mức rất cao, những quyết nghị của HĐND tỉnh tại Kỳ họp thứ 26 vừa diễn ra đã nhận được sự ủng hộ, đồng tình của cử tri, Nhân dân; từ nền tảng là cơ sở pháp lý vững chắc cho việc kiến tạo không gian phát triển mới, cùng một số nhiệm vụ, giải pháp, biện pháp điều hành được điều chỉnh, bổ sung, toàn tỉnh đang tập trung tăng tốc, bứt phá, tạo đà cho nhiệm kỳ mới.

Bảo đảm thông suốt hoạt động của các cấp, các ngành
Hội đồng nhân dân

Bảo đảm thông suốt hoạt động của các cấp, các ngành

Với tinh thần khẩn trương, quyết liệt, không để gián đoạn hoạt động thường xuyên của các địa phương, đơn vị, Kỳ họp thứ 27, HĐND tỉnh Hòa Bình Khóa XVII đã thông qua 9 nghị quyết quan trọng để kịp thời xem xét, quyết định về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã; thông qua các nghị quyết, chính sách nhằm tháo gỡ "điểm nghẽn", khơi thông tiềm năng, thế mạnh…

Bản sắc hội tụ, động lực tăng trưởng vùng Bắc Bộ
Diễn đàn

Bản sắc hội tụ, động lực tăng trưởng vùng Bắc Bộ

Một nội dung quan trọng, mang tính lịch sử được quyết định tại Kỳ họp thứ 25, HĐND thành phố Hải Phòng chiều qua, 28.4 là thông qua chủ trương hợp nhất tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng. Không chỉ kết nối địa lý, đây là sự hòa quyện giữa chiều sâu lịch sử - văn hóa với sức mạnh công nghiệp hiện đại, mở ra cực tăng trưởng mới năng động bậc nhất phía Bắc, khẳng định tầm nhìn dài hạn đưa Hải Phòng trở thành biểu tượng đô thị thông minh, hiện đại, bền vững, dẫn dắt phát triển vùng Bắc Bộ và vươn tầm châu lục.

a
Hội đồng nhân dân

Khơi dậy ý chí đoàn kết, khát vọng vươn lên

Tại Kỳ họp thứ 13, HĐND tỉnh Tuyên Quang khóa XIX, người đứng đầu HĐND tỉnh nhấn mạnh, việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, hợp nhất đơn vị hành chính cấp tỉnh không chỉ nhằm tinh gọn bộ máy, mở rộng không gian phát triển, mà còn khơi dậy ý chí đoàn kết, khát vọng vươn lên, trường tồn; lấy đất nước làm quê hương chung, để cùng vun đắp Việt Nam giàu mạnh, văn minh.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hưng Yên Trần Quốc Toản phát biểu tại kỳ họp
Diễn đàn

Khẳng định trách nhiệm hiện tại và khát vọng tương lai

Sau nửa ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm, Kỳ họp thứ 27, HĐND tỉnh Hưng Yên Khóa XVII đã hoàn thành tốt đẹp toàn bộ chương trình nghị sự đề ra. Kỳ họp đã ghi một dấu mốc quan trọng trong công cuộc đổi mới, phát triển của tỉnh với các nghị quyết mang tính chiến lược về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn; sắp xếp tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, hứa hẹn mở ra một chương mới đầy tiềm năng, cơ hội.

Các đại biểu biểu quyết thông qua nghị quyết tại kỳ họp
Hội đồng nhân dân

Tái cấu trúc không gian phát triển

Tham gia thảo luận, biểu quyết thông qua Nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình tại kỳ họp, các vị đại biểu HĐND tỉnh đều chung kỳ vọng, quyết nghị mang tính chiến lược này sẽ tái cấu trúc không gian phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra địa bàn kinh tế động lực mới với sức cạnh tranh cao tại trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, đóng góp vào sự phát triển chung của toàn vùng và cả nước.

HĐND tỉnh Quảng Nam (khóa X) nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức Kỳ họp thứ 31 để xem xét nhiều nội dung quan trọng.
Hội đồng nhân dân

Đề xuất bố trí hai địa điểm làm việc trong giai đoạn đầu sáp nhập

Tại Kỳ họp thứ 31 vừa được tổ chức thành công, HĐND tỉnh Quảng Nam đã thông qua nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh. Trong đó, cho ý kiến về Đề án sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, một số ý kiến đề xuất phương án bố trí một số bộ phận làm việc tại hai địa điểm trong giai đoạn đầu sáp nhập để giảm bớt khó khăn cho cán bộ, người dân và doanh nghiệp.

Kỳ họp thứ 27, HĐND tỉnh Hưng Yên Khóa XVII
Hội đồng nhân dân

Gần dân, sát dân hơn để phục vụ tốt hơn

Theo đánh giá của các đại biểu, việc toàn tỉnh tiếp tục thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã không chỉ là yêu cầu đòi hỏi tái cấu trúc tổ chức bộ máy, mà còn là nhiệm vụ chính trị quan trọng trong lộ trình xây dựng nền hành chính hiện đại, phục vụ Nhân dân và doanh nghiệp. Việc sắp xếp, tổ chức các xã, phường sẽ giúp tiết kiệm nguồn lực, khắc phục trùng lặp trong quản lý, tạo ra các đơn vị hành chính đủ lớn về quy mô, đủ mạnh về tiềm lực để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.

Đại biểu HĐND tỉnh thông qua nghị quyết tại kỳ họp
Diễn đàn

Chương mới cho sự phát triển

Kỳ họp chuyên đề lần thứ 7, HĐND tỉnh Vĩnh Long Khóa X vừa hoàn tất toàn bộ nội dung, chương trình nghị sự và thông qua 13 nghị quyết quan trọng. HĐND tỉnh đã tán thành rất cao đối với chủ trương nhập đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn năm 2025 và nhập 3 tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long. Kỳ vọng mở ra một chương mới cho sự phát triển nhanh, bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Kiến tạo không gian mới bền vững, toàn diện
Diễn đàn

Kiến tạo không gian mới bền vững, toàn diện

Tại Kỳ họp thứ 28 vừa được tổ chức, HĐND tỉnh Thanh Hóa Khóa XVIII đã thông qua Nghị quyết về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh năm 2025. Chỉ trong vòng 11 ngày kể từ khi Ban Chỉ đạo Trung ương ban hành kế số 47-KH/BCĐ, với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền cùng sự đồng thuận của nhân dân, tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành khối lượng công việc rất lớn, hướng tới mục tiêu kiến tạo không gian mới để phát triển bền vững và toàn diện.

Quang Châu - Khu công nghiệp lớn và quan trọng hàng đầu của tỉnh Bắc Giang với quy mô 516ha
Diễn đàn

Động lực, tầm nhìn trong kỷ nguyên mới

Việc sáp nhập tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang là bước đi chiến lược nhằm tái thiết không gian phát triển, tăng liên kết vùng và tạo nên một cực tăng trưởng mới ở phía Đông Bắc Thủ đô. Tỉnh Bắc Ninh (mới) - với vị trí đắc địa, quy mô kinh tế top 5 cả nước và tiềm lực công nghiệp mạnh mẽ đang đứng trước thời cơ “vàng” để trở thành trung tâm sản xuất, dịch vụ và trung chuyển của Việt Nam và khu vực. Đây là sự cộng hưởng của động lực, tầm nhìn và khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới.

Khát vọng kỳ tích sông Cầu
Diễn đàn

Khát vọng kỳ tích sông Cầu

Tại Kỳ họp thứ 27, HĐND tỉnh Bắc Giang đã thông qua nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang. Tên gọi Bắc Ninh của tỉnh mới không chỉ thể hiện chiều sâu văn hóa - lịch sử, mang ý nghĩa thiêng liêng, cội nguồn mà còn là thương hiệu mạnh, có tính nhận diện cao. Đặc biệt, việc đặt trung tâm hành chính mới tại thành phố Bắc Giang sẽ tạo dư địa phát triển bứt phá, tầm nhìn dài hạn tạo động lực mạnh mẽ để tỉnh Bắc Ninh (mới) trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2030, với khát vọng tạo dấu ấn kỳ tích sông Cầu.

Mở rộng không gian, dư địa phát triển bứt phá
Diễn đàn

Mở rộng không gian, dư địa phát triển bứt phá

Tại Kỳ họp thứ 27 (kỳ họp chuyên đề) vừa được tổ chức sáng 25.4, HĐND tỉnh Bắc Giang đã thông qua nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Bắc Giang năm 2025; Nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang. Đây là 2 nội dung mang tính lịch sử, mở rộng không gian, tạo lợi thế so sánh và dư địa phát triển mới, xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, tạo bứt phá trong phát triển thời gian tới.

Chủ tọa điều hành Kỳ họp thứ 28 HĐND tỉnh Thanh Hóa Khóa XVIII
Hội đồng nhân dân

Kiến tạo không gian mới để phát triển bền vững và toàn diện

Sáng 25.4, HĐND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Kỳ họp thứ 28, HĐND tỉnh Khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Tại kỳ họp, HĐND tỉnh đã thông qua Nghị quyết về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Thanh Hóa năm 2025. Như vậy, chỉ trong vòng 11 ngày kể từ khi Ban chỉ đạo Trung ương ban hành kế hoạch số 47-KH/BCĐ, tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành khối lượng công việc đồ sộ hướng tới mục tiêu kiến tạo không gian mới để phát triển bền vững, toàn diện.

Bài 1: Giữ “mạch sống” của cải cách
Diễn đàn

Bài 1: Giữ “mạch sống” của cải cách

“Giữ người tài” không còn là một lựa chọn nhân sự, mà là trụ cột sống còn của cải cách bộ máy. Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: cải cách lần này là một cuộc cách mạng về tổ chức - thay đổi từ gốc, không chỉ sắp xếp đơn vị hành chính, mà cả cách đánh giá và sử dụng con người. Giữ đúng người - không thể đến sau, mà phải bắt đầu từ đầu: từ tư duy, thể chế đến hành lang minh bạch. Khi bộ máy mới được tinh gọn, thì mỗi người được giữ lại là một quyết định chiến lược; giữ đúng người, đúng lúc, đúng cách - là giữ lấy "mạch sống" của cải cách.

Làm “nóng” những vấn đề người dân cần nhất
Diễn đàn

Làm “nóng” những vấn đề người dân cần nhất

Nguyễn Công Huấn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Quảng Bình

Để đáp ứng ngày càng tốt hơn kỳ vọng của cử tri và Nhân dân, kỳ họp HĐND tỉnh không chỉ là một cuộc gặp gỡ định kỳ. Đó phải là nơi cái “nóng” của đời sống xã hội được đặt lên bàn nghị sự, nơi từng câu hỏi truy đến cùng trách nhiệm, từng nghị quyết không chỉ hợp lý mà phải hợp lòng dân. Muốn vậy, cần một cuộc làm mới từ gốc: cách tổ chức kỳ họp, vai trò đại biểu, chất lượng thảo luận, cho đến cách thông tin được truyền tải đến cử tri.

Xây dựng chính quyền cơ sở xứng tầm thời đại
Diễn đàn

Xây dựng chính quyền cơ sở xứng tầm thời đại

Tổ chức chính quyền hai cấp, sát nhập chính quyền cơ sở là nhiệm vụ đã chín muồi và cấp thiết. Nhưng quy mô, mức độ chính quyền cơ sở cần phù hợp với tình hình thực tế và khả năng quản trị, điều hành của đội ngũ cán bộ khi bước vào guồng máy mới. Điều quan trọng, đừng bỏ phí dân tài, lựa chọn được đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng động, sáng tạo, có khả năng tiếp cận công nghệ thông tin để tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mới và thực sự được cử tri và Nhân dân tin tưởng trao gửi quyền hạn.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà phát biểu kết luận
Diễn đàn

Xử lý dứt điểm các kết luận thanh tra, kiểm toán trong lĩnh vực tài chính

Làm việc với Sở Tài chính về công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm toán, Đoàn giám sát HĐND thành phố Hà Nội đã ghi nhận những nỗ lực đáng kể của Sở Tài chính trong việc triển khai các nhiệm vụ được giao. Từ những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế được chỉ rõ, Đoàn giám sát đề nghị, Sở tiếp tục đẩy mạnh công tác giải quyết dứt điểm các kết luận thanh tra, kiểm toán đã được đưa ra. Qua đó, bảo đảm tối đa quyền lợi chính đáng của người dân; nâng cao hiệu quả quản lý tài chính, góp phần vào sự phát triển bền vững của Thủ đô.

Thông suốt thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp
Diễn đàn

Thông suốt thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp

Kỳ họp thứ 22 (chuyên đề), HĐND tỉnh Bình Dương Khóa X diễn ra hôm qua, ngày 11.4, không chỉ xem xét, thông qua những nghị quyết quan trọng về đầu tư công, quy hoạch và đất đai, mà còn khẳng định quyết tâm chính trị trong việc tái thiết bộ máy hành chính theo hướng tinh gọn, hiệu lực, phục vụ tốt hơn. Không dừng ở cam kết, chính quyền Bình Dương đang chuyển cải cách thành hành động cụ thể, với nguyên tắc xuyên suốt: không để ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình chuyển đổi.

Đồng thuận, niềm tin - sức mạnh lớn nhất của một chính quyền kiến tạo
Hội đồng nhân dân

Đồng thuận, niềm tin - sức mạnh lớn nhất của một chính quyền kiến tạo

Giữa những con số tăng trưởng ấn tượng, thành phố Hải Phòng chọn cách "chậm lại" để lắng nghe, thấu hiểu và chăm lo cho từng số phận, bảo đảm không ai bị bỏ lại phía sau. Khi đặt người dân và cán bộ vào trung tâm cải cách, thành phố không chỉ tinh gọn bộ máy, mà còn xây dựng được một nền tảng phát triển bền vững: sự đồng thuận và niềm tin. Trong một thế giới đầy biến động, đó chính là sức mạnh lớn nhất của một chính quyền kiến tạo.