Bài 1: Giữ “mạch sống” của cải cách

Giữ người tài - “linh hồn” của cải cách bộ máy

“Giữ người tài” không còn là một lựa chọn nhân sự, mà là trụ cột sống còn của cải cách bộ máy. Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: cải cách lần này là một cuộc cách mạng về tổ chức - thay đổi từ gốc, không chỉ sắp xếp đơn vị hành chính, mà cả cách đánh giá và sử dụng con người. Giữ đúng người - không thể đến sau, mà phải bắt đầu từ đầu: từ tư duy, thể chế đến hành lang minh bạch. Khi bộ máy mới được tinh gọn, thì mỗi người được giữ lại là một quyết định chiến lược; giữ đúng người, đúng lúc, đúng cách - là giữ lấy "mạch sống" của cải cách.

Bài 1: Giữ “mạch sống” của cải cách

toan-canh-tbt-to-lam-copy.jpg
Toàn cảnh Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 11, khóa XIII. Ảnh: Duy Linh

Khi cả hệ thống chính trị đang triển khai đồng bộ, quyết liệt cho việc tiếp tục sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức chính quyền địa phương hai cấp - quyết sách chiến lược chưa từng có, vì mục tiêu cao nhất là sự phát triển nhanh, bền vững và phục vụ Nhân dân tốt hơn - thì giữ người tài chính là giữ lấy sức sống, giữ nhịp thở cải cách; giữ người tài - phải là việc làm ngay bây giờ; không phải sau, không thể muộn.

Người tài không chỉ là người xuất chúng, nổi bật, mà còn bao gồm cả những người giỏi - những cán bộ thực sự làm được việc, có tư duy cải cách, nhạy bén với thực tiễn và biết cách vận dụng chính sách để tạo ra kết quả.

Khi quét sân mà hót mất… gốc rạ quý

Mối quan tâm ấy đang vang lên rất rõ trong các cuộc tiếp xúc cử tri toàn quốc trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV - kỳ họp sẽ bàn và quyết định nhiều nội dung hệ trọng liên quan đến “cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy” mà Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh. Trong nhiều cuộc tiếp xúc đã và đang diễn ra, cử tri thẳng thắn bày tỏ lo ngại: sau sáp nhập, liệu những cán bộ thực sự làm được việc - nhất là ở cấp cơ sở - có nguy cơ bị gạt ra chỉ vì không đủ bằng cấp, thâm niên hay không khớp cơ cấu?

Băn khoăn của cử tri không phải không có cơ sở; ở một xã ven biển miền Trung, ông Lâm - một nông dân 67 tuổi - vẫn giữ khư khư tờ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà một cán bộ trẻ tên T. đã giúp ông làm trong 12 ngày, thay vì 12 tháng như trước. “T. thẳng thắn, mưa cũng đi đo đất cho dân nghèo” - ông kể. Nhưng cậu ấy cũng không được giữ lại sau sáp nhập, vì “vị trí địa chính đã đủ người”. Người thay thế là một cán bộ có thâm niên… nhưng “ít làm, đủ chuẩn”. Không ai phàn nàn. Nhưng ông Lâm thì lo: “Tao sợ cải cách mà không giữ người giỏi thì như quét sân mà hót mất gốc rạ quý”.

Những câu chuyện như T. là hiện thân cho tình trạng ở một số địa phương vẫn giữ nếp cũ “sống lâu lên lão làng”, coi trọng thâm niên hơn năng lực, dẫn đến khi lựa chọn cán bộ sau sáp nhập lại loại những người trẻ, làm được việc ra khỏi guồng quay. Đây là “điểm nghẽn” thực tiễn đang khiến bộ máy hành chính có nguy cơ bỏ lỡ những người “vừa có năng lực, vừa có khát vọng”, dẫn tới lãng phí nhân tài và làm giảm động lực cải cách từ bên trong.

Đặt trong bối cảnh đó, những chỉ đạo liên tiếp và rất rõ ràng của Tổng Bí thư Tô Lâm trong tháng 4.2025 đã gửi đi thông điệp chính trị đặc biệt mạnh mẽ về yêu cầu giữ chân người tài - như một nguyên tắc tổ chức lại bộ máy. Tại Hội nghị Toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 11 Khóa XIII sáng 16.4, Tổng Bí thư nhấn mạnh: “Công tác nhân sự đã rất quan trọng, nay lại càng quan trọng hơn trước yêu cầu mới.” Tổng Bí thư nêu rõ: tiêu chí đầu tiên để bố trí cán bộ là vì yêu cầu công việc, sau đó mới đến các tiêu chí khác. Nhân sự lãnh đạo các cấp, đặc biệt là nhân sự chuẩn bị cho Đại hội XIV của Đảng phải hội tụ “đủ đức, đủ tài, đủ tâm, đủ tầm, đủ sức, đủ nhiệt huyết cách mạng”.

Trước đó, phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng chiều 12.4, Tổng Bí thư cũng nhấn mạnh: “Phải chủ động các nhiệm vụ về sắp xếp, bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức, bảo đảm giữ chân người tài...” Người đứng đầu Đảng đồng thời thấu hiểu tâm tư của đội ngũ cán bộ, và nêu rõ: “Nhiều đồng chí băn khoăn việc sắp xếp nhân sự khi sáp nhập, hợp nhất. Tôi đề nghị phải lấy tiêu chuẩn cao nhất là vì yêu cầu công việc, sau đó mới đến các tiêu chí khác.”

Giữ lửa đổi mới - mạch kết nối - niềm tin

Cải cách bộ máy không chỉ là bài toán tổ chức, mà còn là bài toán con người. Người tài là lực lượng dễ tổn thương nhất trong cải cách nếu không có cơ chế đi kèm. Họ thường là người trẻ, chưa đủ thâm niên, chưa có “vị trí cứng”, dễ bị gạt khỏi cơ cấu. Họ dấn thân, đổi mới, nhưng nếu không được trao cơ hội - sẽ là người rút lui đầu tiên.

Cán bộ giỏi không chỉ là người “làm việc tốt” - họ là người thổi hồn vào bộ máy. Khi họ rút lui, điều mất mát lớn nhất là động lực đổi mới - mất cầu nối với cộng đồng và mất niềm tin trong nội bộ; một cán bộ tổ chức ở Hà Tĩnh từng nói: “Sau sáp nhập, có xã không còn cán bộ trẻ nào; hội họp vẫn đều - nhưng tinh thần cải tiến thì nguội dần”.

Giữ người tài không chỉ là giữ nhân lực - mà là giữ lửa đổi mới, giữ mạch kết nối với dân và giữ niềm tin trong chính bộ máy; một câu chuyện được chia sẻ trong một kỳ họp HĐND tỉnh năm 2021: sau khi Chủ tịch UBND xã trẻ, năng lực tốt không được bố trí lại, hai Phó Chủ tịch UBND xã còn lại cũng làm việc “tròn vai”, không còn hào hứng với các đề án mới vì “có làm cũng không được ghi nhận”.

Cải cách bộ máy giống như một cây đang được tỉa cành, bớt lá để lớn nhanh hơn; nhưng nếu chặt mất rễ - chính là đánh mất những người giỏi - thì cây không thể phát triển. Chúng ta có thể bỏ ghế, sáp nhập - nhưng không thể bỏ đi những người hiểu việc, làm được việc và dám đổi mới; cải cách sẽ thành công - nếu giữ được những “rễ sâu” của hệ thống.

Giữ người tài - không chỉ là điểm đến, mà là điều kiện tiên quyết để cải cách trở thành hiện thực; không còn là mong muốn, mà là mệnh lệnh phát triển - càng không thể là việc đến sau, mà phải là đích đến ngay từ đầu, ngay bây giờ, ngay hôm nay.

Không chỉ là gọn - phải tinh; không chỉ tinh - phải chất

Cuộc cải cách bộ máy lần này không chỉ là lớn chưa từng có về quy mô - mà còn sâu chưa từng có về tính chất; như Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng: đây là một quyết sách chiến lược nhằm xây dựng bộ máy tinh gọn, chủ động phục vụ, đủ năng lực tổ chức thực hiện hiệu quả các chủ trương của Đảng, vì sự phát triển bền vững và thịnh vượng của đất nước.

Sáp nhập bộ máy, thực hiện chính quyền hai cấp là bước ngoặt lịch sử - không chỉ thu gọn địa giới, mà đòi hỏi bộ máy mới phải tinh gọn, vận hành tốt và đáp ứng kỳ vọng cao hơn từ nhân dân. Chính quyền sau sáp nhập không chỉ cần ít người hơn - mà phải là những người giỏi hơn, dấn thân hơn, dám làm thật vì dân. Giữ người tài vì thế không còn là “việc nên làm”, mà là việc phải làm ngay - bằng chính sách kịp thời, nhân văn. Bộ máy chỉ thực sự “gọn và tinh” khi người dám mở đường được giữ lại, tiếp tục phát huy, và được tiếp thêm niềm tin để ở lại.

Muốn bộ máy mới hoạt động được, cần một “bản đồ nhân sự” rõ ràng - nơi người tài không bị lãng quên, không bị gạt ra rìa, và càng không thể ra đi trong im lặng. Nếu không thay đổi tư duy lựa chọn cán bộ, nguy cơ lớn nhất không chỉ là mất chất xám - mà là đánh mất niềm tin vào sự công bằng.

Để cải cách đi đến đích - cần nhìn lại thấu đáo một điều căn cốt: chúng ta đang đánh giá người tài bằng điều gì? Lý lịch tĩnh - hay giá trị sống động?

Diễn đàn

Làm “nóng” những vấn đề người dân cần nhất
Diễn đàn

Làm “nóng” những vấn đề người dân cần nhất

Nguyễn Công Huấn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Quảng Bình

Để đáp ứng ngày càng tốt hơn kỳ vọng của cử tri và Nhân dân, kỳ họp HĐND tỉnh không chỉ là một cuộc gặp gỡ định kỳ. Đó phải là nơi cái “nóng” của đời sống xã hội được đặt lên bàn nghị sự, nơi từng câu hỏi truy đến cùng trách nhiệm, từng nghị quyết không chỉ hợp lý mà phải hợp lòng dân. Muốn vậy, cần một cuộc làm mới từ gốc: cách tổ chức kỳ họp, vai trò đại biểu, chất lượng thảo luận, cho đến cách thông tin được truyền tải đến cử tri.

Xây dựng chính quyền cơ sở xứng tầm thời đại
Diễn đàn

Xây dựng chính quyền cơ sở xứng tầm thời đại

Tổ chức chính quyền hai cấp, sát nhập chính quyền cơ sở là nhiệm vụ đã chín muồi và cấp thiết. Nhưng quy mô, mức độ chính quyền cơ sở cần phù hợp với tình hình thực tế và khả năng quản trị, điều hành của đội ngũ cán bộ khi bước vào guồng máy mới. Điều quan trọng, đừng bỏ phí dân tài, lựa chọn được đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng động, sáng tạo, có khả năng tiếp cận công nghệ thông tin để tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mới và thực sự được cử tri và Nhân dân tin tưởng trao gửi quyền hạn.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà phát biểu kết luận
Diễn đàn

Xử lý dứt điểm các kết luận thanh tra, kiểm toán trong lĩnh vực tài chính

Làm việc với Sở Tài chính về công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm toán, Đoàn giám sát HĐND thành phố Hà Nội đã ghi nhận những nỗ lực đáng kể của Sở Tài chính trong việc triển khai các nhiệm vụ được giao. Từ những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế được chỉ rõ, Đoàn giám sát đề nghị, Sở tiếp tục đẩy mạnh công tác giải quyết dứt điểm các kết luận thanh tra, kiểm toán đã được đưa ra. Qua đó, bảo đảm tối đa quyền lợi chính đáng của người dân; nâng cao hiệu quả quản lý tài chính, góp phần vào sự phát triển bền vững của Thủ đô.

Đồng thuận, niềm tin - sức mạnh lớn nhất của một chính quyền kiến tạo
Hội đồng nhân dân

Đồng thuận, niềm tin - sức mạnh lớn nhất của một chính quyền kiến tạo

Giữa những con số tăng trưởng ấn tượng, thành phố Hải Phòng chọn cách "chậm lại" để lắng nghe, thấu hiểu và chăm lo cho từng số phận, bảo đảm không ai bị bỏ lại phía sau. Khi đặt người dân và cán bộ vào trung tâm cải cách, thành phố không chỉ tinh gọn bộ máy, mà còn xây dựng được một nền tảng phát triển bền vững: sự đồng thuận và niềm tin. Trong một thế giới đầy biến động, đó chính là sức mạnh lớn nhất của một chính quyền kiến tạo.

Khơi thông nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng hai con số
Hội đồng nhân dân

Khơi thông nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng hai con số

Cuối tháng 3.2025, Thường trực HĐND tỉnh Bình Dương đã phối hợp tổ chức chương trình truyền hình trực tiếp “đối thoại với cử tri”, chủ đề “Bình Dương cải thiện môi trường đầu tư - Giải pháp tối ưu để tăng trưởng kinh tế 2 con số”. Chương trình không chỉ truyền đi khát vọng tăng trưởng hai con số theo Nghị quyết số 25 của Chính phủ, mà còn thể hiện quyết tâm chính trị rõ ràng: biến đối thoại thành động lực phát triển.

Đoàn giám sát Ban Văn hoá - Xã hội HĐND thành phố kiểm tra thực tế mô hình giáo dục chất lượng cao tại Trường Tiểu học Lê Quý Đôn (quận Nam Từ Liêm)
Diễn đàn

Tìm hướng đi bền vững cho mô hình trường chất lượng cao

Giám sát thực tế việc thực hiện mô hình giáo dục chất lượng cao trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, Đoàn giám sát Ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố Hà Nội đánh giá mô hình giáo dục chất lượng cao trên địa bàn quận đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, để tiếp tục phát triển, nhân rộng mô hình đòi hỏi cần có những điều chỉnh phù hợp với thực tiễn, đặc biệt trong bối cảnh chính sách giáo dục có nhiều thay đổi.

Quyết tâm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng
Diễn đàn

Quyết tâm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng

Cả nước đã và đang tập trung cao triển khai quyết liệt các yêu cầu, nhiệm vụ sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã. Trước những nhiệm vụ quan trọng này, đề nghị UBND tỉnh, các cấp, ngành tập trung cao, nỗ lực tối đa thực hiện toàn diện, vượt mức các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Nhất là mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt 13,6% theo chỉ đạo của Trung ương.

Khẩn trương, quyết liệt không để gián đoạn hoạt động
Diễn đàn

Khẩn trương, quyết liệt không để gián đoạn hoạt động

Với quyết tâm khẩn trương, quyết liệt không để gián đoạn hoạt động thường xuyên của các đơn vị theo đúng tinh thần của Trung ương, hôm qua, 3.4, HĐND tỉnh Hòa Bình đã tổ chức Kỳ họp thứ 26 (chuyên đề) để kịp thời ban hành các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, đẩy nhanh thủ tục đầu tư xây dựng nguồn ngân sách nhà nước, thủ tục thu hút đầu tư đối với các dự án ngoài ngân sách nhà nước theo các quy định hiện hành.

Hành động quyết liệt vì quyền lợi của cử tri
Diễn đàn

Hành động quyết liệt vì quyền lợi của cử tri

Những năm gần đây, HĐND tỉnh Tuyên Quang ngày càng khẳng định rõ nét vai trò là cầu nối tin cậy giữa Nhân dân và chính quyền. Bằng tinh thần quyết liệt, theo bám đến cùng, những ý kiến, nguyện vọng chính đáng của cử tri đã và đang được xem xét, giải quyết một cách có trách nhiệm, linh hoạt. Đây cũng chính là nền tảng để HĐND tỉnh tiếp tục làm tốt vai trò đại diện cho Nhân dân, nơi cử tri tin tưởng trao gửi nguyện vọng, tiếng nói của mình.

Bài cuối: "Chìa khóa" ở nơi dân
Diễn đàn

Bài cuối: "Chìa khóa" ở nơi dân

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: đất nước muốn phát triển, muốn bứt phá phải sắp xếp, tinh gọn. Trong nhiều nhiệm vụ, có hai nhiệm vụ quan trọng là tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân. Đây cũng là những mục tiêu xuyên suốt Đảng ta đặt ra trong quá trình sáp nhập cấp xã. Từ chủ trương đến lấy ý kiến, thực hiện sáp nhập và vận hành, suy cho cùng chìa khóa là ở nơi dân.

Bài 2: Bám sát thực tiễn để tham mưu sát, trúng
Diễn đàn

Bài 2: Bám sát thực tiễn để tham mưu sát, trúng

Lê Hồng Hạnh - Trưởng Phòng Tư pháp thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh

Phương án sắp xếp, sáp nhập cấp xã như thế nào hiện đang là mối quan tâm rất lớn từ dư luận, người dân, đặc biệt là cán bộ, công chức. Dù phương án như thế nào chăng nữa thì “xác định rõ các điều kiện bảo đảm để chính quyền cấp xã hoạt động hiệu quả trước, trong và sau khi sắp xếp” là mệnh lệnh, yêu cầu bắt buộc các cấp có thẩm quyền cần quan tâm, bám sát thực tiễn để tham mưu sát, trúng, hướng tới mục tiêu phục vụ tốt nhất cho nhu cầu của người dân.

Bài 1: Cần bộ tiêu chí chuẩn rà soát, lựa chọn
Diễn đàn

Bài 1: Cần bộ tiêu chí chuẩn rà soát, lựa chọn

Trong lộ trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy với tinh thần “không bàn lùi, chỉ bàn làm” theo các kết luận của Trung ương, việc sáp nhập để có các xã quy mô lớn hơn về diện tích, dân số sau khi không tổ chức cấp huyện là quyết tâm đúng. Quá trình thực hiện, cần hiểu, nắm rõ thực tiễn để có các giải pháp phù hợp; cần bộ tiêu chí chuẩn rà soát, đánh giá để lựa chọn ra được những cán bộ, công chức vừa hồng, vừa chuyên, sẵn sàng gánh vác nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Công khai kết quả xét nghiệm nước để người dân yên tâm sử dụng
Hội đồng nhân dân

Công khai kết quả xét nghiệm nước để người dân yên tâm sử dụng

Qua giám sát của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh Đồng Nai đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị khác có chuyên môn tổ chức kiểm tra việc lấy mẫu, xét nghiệm nước tại Công trình cấp nước tập trung nông thôn xã Lang Minh, huyện Xuân Lộc và công bố, công khai kết quả để người dân yên tâm sử dụng nước. Đồng thời, kiểm tra việc triển khai thực hiện dự án đấu nối sử dụng nguồn nước mặt của Công ty Cổ phần cấp nước Đồng Nai đối với xã Lang Minh, huyện Xuân Lộc nói riêng, trên địa bàn tỉnh nói chung.

Bài cuối: Hóa giải thách thức
Hội đồng nhân dân

Bài cuối: Hóa giải thách thức

Trong nhiều thách thức khi thực hiện mô hình không tổ chức cấp huyện và việc đặt lại tên các đơn vị hành chính (ĐVHC) mới nổi lên vấn đề đáng quan tâm, đó là tiêu chuẩn hóa chức danh cán bộ, công chức cấp xã trong điều kiện mới và việc giữ gìn hồn cốt, bản sắc văn hóa và địa danh thuộc địa phương, đô thị từng là một phần của lịch sử hào hùng của dân tộc. Tin tưởng rằng, khi “Dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm được”.

Quản lý chặt phương án phục hồi môi trường sau khai thác
Hội đồng nhân dân

Quản lý chặt phương án phục hồi môi trường sau khai thác

Tìm giải pháp khắc phục bất cập việc chấp hành pháp luật trong công tác quản lý, khai thác khoáng sản trên địa bàn, Đoàn giám sát số 51 HĐND tỉnh Đắk Lắk kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường thanh tra, kiểm tra nhằm tránh thất thoát tài nguyên, thất thu thuế. Có biện pháp kiểm tra, bảo đảm môi trường theo cam kết; quản lý chặt phương án phục hồi môi trường sau khai thác theo đúng quy định…

Quy định chuyển tiếp liên quan đến một số vấn đề quan trọng, cấp bách
Diễn đàn

Quy định chuyển tiếp liên quan đến một số vấn đề quan trọng, cấp bách

Bảo đảm hoạt động của chính quyền địa phương (CQĐP) khi chuyển đổi mô hình chính quyền từ 3 cấp sang 2 cấp liên tục, thông suốt, không để chồng chéo, trùng lặp hoặc bỏ sót nhiệm vụ, lĩnh vực, địa bàn, không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động bình thường của xã hội, người dân, doanh nghiệp… Điều 49 dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) quy định những nội dung chuyển tiếp liên quan đến một số vấn đề quan trọng, cấp bách cần ưu tiên giải quyết.

Giải quyết thủ tục hành chính nhanh, đúng thời hạn tại UBND Phường 2, TP.Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng được Nhân dân đánh giá cao về tinh thần làm việc của cán bộ, công chức
Diễn đàn

Bài 3: Vì mục tiêu phát triển, sự hài lòng của người dân

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, để tổ chức “một chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của Nhân dân”, phải luôn coi trọng bảo đảm tính hợp Hiến, hợp pháp và hợp lòng dân. Người cũng đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của chính quyền địa phương (CQĐP), nhất là cấp xã. “Cấp xã là gần gũi Nhân dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi”. Và “Cán bộ là gốc của mọi công việc”, phải “vì việc mà tìm người chứ không vì người mà đặt việc”.

Có chế tài tăng cường trách nhiệm phối hợp của nhà sử dụng lao động
Diễn đàn

Có chế tài tăng cường trách nhiệm phối hợp của nhà sử dụng lao động

Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục và đào tạo tại một số địa phương, đơn vị trên địa bàn, Đoàn giám sát HĐND thành phố ghi nhận một số kiến nghị về việc: giải pháp nâng cao quy mô, chất lượng đào tạo các trường phổ thông, trường dạy nghề; có chế tài tăng cường trách nhiệm phối hợp của các nhà sử dụng lao động với trường dạy nghề trong thành phố để tháo gỡ khó khăn cho lĩnh vực đào tạo nghề; cho tuyển dụng giáo viên ở những môn khó có giáo viên đạt trình độ chuẩn theo Luật Giáo dục: Tin học, Âm nhạc, Công nghệ…

Bài 1: Đặt nền móng cho một nền hành chính hiện đại
Diễn đàn

Bài 1: Đặt nền móng cho một nền hành chính hiện đại

Để xây dựng nền hành chính nhà nước theo chính thể dân chủ, cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra các nguyên tắc khoa học về tổ chức bộ máy và cán bộ, trong đó có nguyên tắc “xây dựng một Nhà nước ít tốn kém” và nguyên tắc “vì việc mà tìm người chứ không vì người mà đặt việc”. Người cũng đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của chính quyền địa phương cấp cơ sở: “Cấp xã là gần gũi Nhân dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi”. Đó là những nguyên tắc và triết lý tiên tiến trong tư tưởng Hồ Chí Minh còn nguyên giá trị khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị hiện nay.

Bảo đảm môi trường an toàn, khuyến khích ý tưởng sáng tạo
Hội đồng nhân dân

Bảo đảm môi trường an toàn, khuyến khích ý tưởng sáng tạo

Tại Chương trình “Tiếp xúc đối thoại giữa đại biểu HĐND tỉnh với trẻ em” tỉnh Gia Lai năm 2025, với chủ đề tạo môi trường an toàn cho trẻ khi đến trường, bày tỏ bất ngờ trước những câu hỏi sâu sắc của các em, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương quan tâm giữ an toàn cho học sinh quanh các trường học; khuyến khích các em nghiên cứu, có ý tưởng trong các hoạt động khoa học kỹ thuật, lịch sử, nhân văn, xã hội…