Kỳ họp thứ 27, HĐND tỉnh Hòa Bình Khóa XVII:

Bảo đảm thông suốt hoạt động của các cấp, các ngành

Với tinh thần khẩn trương, quyết liệt, không để gián đoạn hoạt động thường xuyên của các địa phương, đơn vị, Kỳ họp thứ 27, HĐND tỉnh Hòa Bình Khóa XVII đã thông qua 9 nghị quyết quan trọng để kịp thời xem xét, quyết định về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã; thông qua các nghị quyết, chính sách nhằm tháo gỡ "điểm nghẽn", khơi thông tiềm năng, thế mạnh…

Hoàn thiện hồ sơ liên quan đến sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã

Kỳ họp thứ 27, HĐND tỉnh Hòa Bình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mang tính lịch sử liên quan đến sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, cấp tỉnh. Các đại biểu đã sôi nổi thảo luận, tham gia đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm: đề nghị UBND tỉnh giải trình thêm về tiêu chí đặt tên một số xã; rà soát lại số liệu của Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế trong thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn; đồng thời, làm rõ thẩm quyền của cơ quan ban hành chính sách hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất gỗ lớn…

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phi Long phát biểu chỉ đạo tại kỳ họp
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phi Long phát biểu chỉ đạo tại kỳ họp

Trên cơ sở xem xét toàn diện, kỹ lưỡng các nội dung, HĐND tỉnh đã thông qua 9 nghị quyết quan trọng cụ thể hóa chủ trương của Trung ương, của Tỉnh ủy, tạo cơ sở pháp lý để các cấp, các ngành tổ chức triển khai thực hiện các trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật và thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước, huy động nguồn lực, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong đó, thông qua chủ trương sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã và chủ trương hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hòa Bình.

Nhấn mạnh các nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai ngay sau kỳ họp, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phi Long đề nghị UBND tỉnh, các cấp, các ngành, các địa phương, cơ quan, đơn vị tập trung hoàn thiện hồ sơ liên quan đến sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, trình cơ quan có thẩm quyền bảo đảm tiến độ theo quy định; chủ động triển khai đề án, các phương án sắp xếp về tổ chức bộ máy, công tác cán bộ; quản lý, xử lý tài sản bảo đảm đúng quy định… Đồng thời, tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 của tỉnh trên 10%.

Cùng với đó, tiếp tục thực hiện 5 đột phá chiến lược, trong đó chú trọng phát triển hạ tầng kỹ thuật và nguồn nhân lực; đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; phát triển doanh nghiệp, thu hút đầu tư, quan tâm phát triển thương mại điện tử và kinh tế số, phục vụ chuyển đổi số...

Đối với HĐND tỉnh, cần tiếp tục rà soát các nghị quyết, chính sách đã ban hành làm cơ sở bổ sung, sửa đổi sau khi sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh. Bên cạnh đó, nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động, nhất là phương thức tổ chức các kỳ họp của HĐND; tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát. Nâng cao hoạt động chất vấn tại kỳ họp, phát huy dân chủ, tăng tính tranh luận, phản biện, phân tích sâu, làm rõ những ưu điểm, tồn tại, tìm ra nguyên nhân, bài học kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp xác đáng, khả thi.

Giải quyết kịp thời chế độ, chính sách cho đối tượng chịu tác động

Liên quan đến nghị quyết sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, Chủ tịch HĐND tỉnh Bùi Thị Minh đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn chính quyền địa phương cấp dưới xây dựng phương án bàn giao nguồn tài chính, ngân sách nhà nước để thực hiện bàn giao chính thức ngay khi cấp có thẩm quyền quyết định Đề án sắp xếp; đồng thời, tập trung giải quyết kịp thời chế độ, chính sách cho các đối tượng chịu tác động do sắp xếp đơn vị hành chính các cấp.

Cùng với đó, giao UBND tỉnh hoàn thiện hồ sơ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh theo đúng kế hoạch, thời gian quy định; bảo đảm tiến độ chung để cơ quan có thẩm quyền được giao chủ trì hoàn thiện, trình hồ sơ Đề án đến Bộ Nội vụ trước ngày 1.5.2025; tiếp tục làm tốt công tác thông tin, truyền thông chính sách, định hướng tư tưởng và dư luận xã hội. Qua đó, tạo sự thống nhất về nhận thức trong toàn hệ thống chính trị và sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân về chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước trong việc đổi mới, sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị “tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả”.

Đặc biệt, chuẩn bị đầy đủ cơ sở, tiền đề cho việc kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện kể từ ngày 1.7.2025. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ, để đơn vị hành chính cấp xã mới hình thành sau sắp xếp đảm nhận ngay các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp xã và nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp huyện hiện nay. Kiên quyết không để quá trình sắp xếp ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các tổ chức, cơ quan, đơn vị, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân; tiếp tục giữ vững ổn định tình hình an ninh, trật tự tại cơ sở; mặt khác, sớm khắc phục các "điểm nghẽn" để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm 2025.

Hội đồng nhân dân

Đoàn giám sát thực tế tại xã An Hóa, huyện Châu Thành.
Hội đồng nhân dân

Ngăn ngừa sai phạm trong sử dụng đất công

Khảo sát thực tế và làm việc với UBND huyện Châu Thành về công tác quản lý và sử dụng đất công trên địa bàn, Đoàn giám sát Thường trực HĐND tỉnh Bến Tre đề nghị huyện có kế hoạch, giải pháp nâng cao hiệu quản lý Nhà nước; tăng cường tuyên truyền để người dân hiểu, chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai. Đối với những diện tích đất công đã được xác định pháp lý cần triển khai ngay công tác đo đạc, xác định mốc giới không để xảy ra tình trạng lấn, chiếm, sử dụng không đúng mục đích…

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trần Thị Lộc chủ trì buổi làm việc.
Hội đồng nhân dân

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn sự nghiệp chương trình mục tiêu quốc gia

Làm việc với các sở, ngành liên quan về phối hợp thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Bắc Kạn đã chỉ rõ khó khăn, vướng mắc. Một trong những vấn đề nổi cộm là tỷ lệ giải ngân nguồn vốn sự nghiệp còn thấp dẫn đến phải điều chỉnh kinh phí nhiều lần, làm chậm tiến độ thực hiện. Các thành viên đoàn giám sát đã đặt nhiều câu hỏi, yêu cầu làm rõ nguyên nhân, giải pháp cho tình trạng này.

Phó Chủ tịch điều hành hoạt động HĐND tỉnh Cà Mau Lê Thị Nhung kết luận buổi làm việc
Hội đồng nhân dân

Lắng nghe ý kiến Nhân dân trong sắp xếp đơn vị hành chính các cấp

Khảo sát tại Sở Nội vụ về tiến độ và kết quả triển khai chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp trên địa bàn, Thường trực HĐND tỉnh Cà Mau ghi nhận những kết quả tích cực; đồng thời, nhấn mạnh việc lắng nghe ý kiến cán bộ và Nhân dân là hết sức quan trọng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ then chốt này.

Dân chủ, minh bạch các khoản thu phục vụ, hỗ trợ giáo dục ngoài học phí
Hội đồng nhân dân

Dân chủ, minh bạch các khoản thu phục vụ, hỗ trợ giáo dục ngoài học phí

Làm việc tại UBND thành phố Cao Bằng về việc thực hiện Nghị quyết số 41/2023/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về quy định các khoản thu, mức thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đối với các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn năm học 2023 - 2024, 2024 - 2025, Đoàn giám sát Ban Văn hóa - xã hội HĐND tỉnh đề nghị, địa phương quan tâm hơn nữa đến nhu cầu, điều kiện thực tế của các đơn vị trường học. Tăng cường kiểm tra, giám sát, bảo đảm công khai, minh bạch, hạn chế vi phạm trong quá trình triển khai thực hiện các nội dung của nghị quyết.

Duy tu, bảo dưỡng các điểm đen ngập lụt
Hội đồng nhân dân

Duy tu, bảo dưỡng các điểm đen ngập lụt

Khảo sát công tác xử lý nước thải, tiêu thoát nước đô thị tại một số địa phương, đơn vị trên địa bàn, Ban Đô thị HĐND thành phố Hải Phòng đề nghị quận Đồ Sơn, huyện Cát Hải tiếp tục quan tâm duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng các điểm đen về ngập lụt; đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của Nhân dân trong bảo vệ các công trình tiêu, thoát nước...

Quang cảnh phiên giải trình do Thường trực HĐND thành phố Móng Cái tổ chức
Hội đồng nhân dân

Cam kết lộ trình, minh bạch thông tin giải quyết kiến nghị cử tri

Tại phiên giải trình về tiến độ, kết quả giải quyết kiến nghị cử tri gửi tới Kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 của HĐND thành phố Móng Cái (Quảng Ninh) mới đây, Thường trực HĐND thành phố đề nghị, UBND thành phố và các phòng, ban, đơn vị, địa phương tiếp tục quan tâm chỉ đạo, giải quyết các kiến nghị chưa được xử lý dứt điểm, còn tồn đọng. Đặc biệt, cần phân công cụ thể trách nhiệm và cam kết lộ trình, thời gian giải quyết, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của cử tri, tạo đà cho sự phát triển bền vững của địa phương.

Các đại biểu tham dự kỳ họp
Diễn đàn

Bứt phá phát triển, tạo đà cho nhiệm kỳ mới

Trong bối cảnh Quảng Ninh cùng cả nước quyết liệt xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra trong năm 2025 ở mức rất cao, những quyết nghị của HĐND tỉnh tại Kỳ họp thứ 26 vừa diễn ra đã nhận được sự ủng hộ, đồng tình của cử tri, Nhân dân; từ nền tảng là cơ sở pháp lý vững chắc cho việc kiến tạo không gian phát triển mới, cùng một số nhiệm vụ, giải pháp, biện pháp điều hành được điều chỉnh, bổ sung, toàn tỉnh đang tập trung tăng tốc, bứt phá, tạo đà cho nhiệm kỳ mới.

Bản sắc hội tụ, động lực tăng trưởng vùng Bắc Bộ
Diễn đàn

Bản sắc hội tụ, động lực tăng trưởng vùng Bắc Bộ

Một nội dung quan trọng, mang tính lịch sử được quyết định tại Kỳ họp thứ 25, HĐND thành phố Hải Phòng chiều qua, 28.4 là thông qua chủ trương hợp nhất tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng. Không chỉ kết nối địa lý, đây là sự hòa quyện giữa chiều sâu lịch sử - văn hóa với sức mạnh công nghiệp hiện đại, mở ra cực tăng trưởng mới năng động bậc nhất phía Bắc, khẳng định tầm nhìn dài hạn đưa Hải Phòng trở thành biểu tượng đô thị thông minh, hiện đại, bền vững, dẫn dắt phát triển vùng Bắc Bộ và vươn tầm châu lục.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Dương Văn Trang phát biểu bế mạc kỳ họp. Ảnh: Hải Hiển
Hội đồng nhân dân

Thông qua nghị quyết tán thành chủ trương hợp nhất tỉnh Kom Tum và Quảng Ngãi

Chiều nay, 28.4, tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ 2 trong tháng 4.2025, HĐND tỉnh Kon Tum Khóa XII đã biểu quyết thông qua 4 nghị quyết quan trọng. Trong đó, có nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tỉnh Kon Tum năm 2025; tán thành chủ trương hợp nhất tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi.

Tuyên Quang: Thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
Hội đồng nhân dân

Tuyên Quang: Thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Ngày 28.4, HĐND tỉnh Tuyên Quang Khóa XIX, Nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã tổ chức Kỳ họp chuyên đề lần thứ 13. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Kim Dung; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Phạm Thị Minh Xuân; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Thanh Trà điều hành kỳ họp.

Nghệ An: Giảm 282 đơn vị hành chính cấp xã, còn 130 đơn vị
Chuyển động

Nghệ An: Giảm 282 đơn vị hành chính cấp xã, còn 130 đơn vị

Chiều 28.4, tại Thành phố Vinh, HĐND tỉnh Nghệ An Khóa XVIII đã tổ chức Kỳ họp thứ 28 (kỳ họp chuyên đề) để xem xét, quyết định các nội dung thuộc thẩm quyền, trong đó có sáp nhập xã. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Nghĩa Hiếu; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Nam Đình; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Như Khôi Chủ tọa kỳ họp.

Thông qua Đề án hợp nhất tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum
Hội đồng nhân dân

Thông qua Đề án hợp nhất tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum

Tại Kỳ họp thứ 33 (kỳ họp chuyên đề) diễn ra hôm nay, 28.4, HĐND tỉnh Quảng Ngãi đã thông qua nghị quyết chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, làm cơ sở quan trọng để UBND tỉnh hoàn chỉnh hồ sơ Đề án trình Bộ Nội vụ, trình Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền quyết định trước ngày 1.5.2025.

a
Hội đồng nhân dân

Khơi dậy ý chí đoàn kết, khát vọng vươn lên

Tại Kỳ họp thứ 13, HĐND tỉnh Tuyên Quang khóa XIX, người đứng đầu HĐND tỉnh nhấn mạnh, việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, hợp nhất đơn vị hành chính cấp tỉnh không chỉ nhằm tinh gọn bộ máy, mở rộng không gian phát triển, mà còn khơi dậy ý chí đoàn kết, khát vọng vươn lên, trường tồn; lấy đất nước làm quê hương chung, để cùng vun đắp Việt Nam giàu mạnh, văn minh.

Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính các phường
Chuyển động

Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính các phường

Với sự đồng thuận cao từ Nhân dân và sự chuẩn bị kỹ lưỡng của các cấp chính quyền, HĐND quận Nam Từ Liêm đã chính thức thông qua phương án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp phường, hình thành 4 đơn vị hành chính mới có quy mô dân số và diện tích hợp lý. Đây là bước đi chiến lược nhằm tinh gọn bộ máy, tạo nền tảng cho phát triển bền vững trong giai đoạn mới.