Kỳ họp thứ 27, HĐND tỉnh Hưng Yên Khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026

Gần dân, sát dân hơn để phục vụ tốt hơn

Theo đánh giá của các đại biểu, việc toàn tỉnh tiếp tục thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã không chỉ là yêu cầu đòi hỏi tái cấu trúc tổ chức bộ máy, mà còn là nhiệm vụ chính trị quan trọng trong lộ trình xây dựng nền hành chính hiện đại, phục vụ Nhân dân và doanh nghiệp. Việc sắp xếp, tổ chức các xã, phường sẽ giúp tiết kiệm nguồn lực, khắc phục trùng lặp trong quản lý, tạo ra các đơn vị hành chính đủ lớn về quy mô, đủ mạnh về tiềm lực để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.

Chuyển đổi sâu rộng mô hình quản trị địa phương

Qua quá trình rà soát, đánh giá một cách tổng thể, toàn diện và vô cùng thận trọng, tỉnh Hưng Yên đã xác định rõ ràng lộ trình và phương án sắp xếp đối với 139 đơn vị hành chính cấp xã hiện có. Theo phương án này, sau khi tiến hành sáp nhập, tỉnh sẽ hình thành 33 xã và 6 phường mới. Đây là một khối lượng công việc đồ sộ, đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và chu đáo trên mọi phương diện, từ pháp lý, tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ, phát triển hạ tầng, bảo đảm tài chính và ngân sách. Đặc biệt, công tác vận động, tuyên truyền để tạo sự đồng thuận cao trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân được tỉnh hết sức chú trọng.

Trên cơ sở sự tán thành, thống nhất rất cao, HĐND tỉnh đã ghi nhận và đánh giá cao sự vào cuộc tích cực của UBND tỉnh, các sở, ban, ngành, các cấp ủy, chính quyền địa phương, cũng như sự tham gia đóng góp ý kiến đầy tâm huyết và trách nhiệm của đông đảo cử tri, Nhân dân trong tỉnh. Điều này đã góp phần quan trọng giúp phương án sắp xếp được xây dựng một cách bài bản, sát với thực tiễn, có tính khả thi cao và hoàn toàn phù hợp với nguyện vọng chính đáng của người dân Hưng Yên.

Dẫu mới chỉ là bước đi đầu tiên, song việc HĐND tỉnh thông qua Nghị quyết về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã lần này có ý nghĩa hết sức quan trọng. Sau quyết nghị này là cả một chuỗi nhiệm vụ phức tạp đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ và nhịp nhàng giữa các cấp, các ngành trong toàn tỉnh; đặc biệt là trong việc giải quyết những vấn đề phát sinh sau quá trình sáp nhập. Điều quan trọng hơn cả là cần xác định rõ việc sáp nhập đơn vị hành chính không chỉ đơn thuần là một hành động về mặt tổ chức, hành chính mà còn là quá trình chuyển đổi sâu rộng mô hình quản trị địa phương. Quá trình này đòi hỏi một tư duy hoàn toàn mới trong công tác lãnh đạo, quản lý và phục vụ Nhân dân cũng như cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn.

Toàn cảnh Kỳ họp thứ 27, HĐND tỉnh Hưng Yên Khóa XVII. Ảnh: B. Trâm

Toàn cảnh Kỳ họp thứ 27, HĐND tỉnh Hưng Yên Khóa XVII. Ảnh: B. Trâm

Trước đó điều hành kỳ họp, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Quốc Toản đã nhấn mạnh: việc HĐND tỉnh cho ý kiến và thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn là một nội dung có tính chất cải cách mạnh mẽ trong tổ chức bộ máy chính quyền, nhằm cụ thể hóa các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội và Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở, hướng tới mục tiêu xây dựng bộ máy chính quyền tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, gần dân, sát dân hơn khi không còn tổ chức chính quyền cấp huyện.

Tạo đồng thuận, thống nhất cao trong quá trình thực hiện

Chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã không chỉ là yêu cầu tổ chức bộ máy, mà còn là nhiệm vụ chính trị quan trọng trong lộ trình xây dựng nền hành chính hiện đại, phục vụ Nhân dân và doanh nghiệp. Việc sắp xếp, tổ chức các xã, phường không chỉ nhằm tiết kiệm nguồn lực, tránh trùng lặp trong quản lý mà còn giúp khai thác tối đa tiềm năng của từng địa phương, tạo ra các đơn vị hành chính đủ lớn về quy mô, đủ mạnh về tiềm lực để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững hơn.

Về nội dung này, kiến nghị tại báo cáo thẩm tra do Ban Pháp chế HĐND tỉnh trình kỳ họp cũng đã thẳng thắn lưu ý: sau khi thực hiện việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã sẽ có sự thay đổi về số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các xã mới; vì vậy, UBND tỉnh cần chủ động xây dựng, kịp thời triển khai phương án bố trí, sắp xếp cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện làm việc để các xã mới đi vào hoạt động ngay, hoạt động liên tục, thông suốt, kịp thời phục vụ người dân và doanh nghiệp; phương án cụ thể bố trí, xử lý tài sản công dôi dư, quản lý dự án đầu tư công và dự án đầu tư ngoài ngân sách, xử lý nợ công sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện.

Đồng thời, UBND tỉnh cần chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, định hướng tư tưởng, dư luận xã hội bảo đảm tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân trong quá trình thực hiện; thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bị tác động, ảnh hưởng do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã; xây dựng kế hoạch giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân.

Cùng với đó, chỉ đạo khẩn trương thực hiện việc rà soát, hệ thống hóa toàn bộ văn bản pháp luật sau sắp xếp đơn vị hành chính để kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ những quy định không còn phù hợp, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và hợp pháp trong hệ thống văn bản, qua đó góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tổ chức, điều hành và phục vụ Nhân dân…

Hội đồng nhân dân

Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính các phường
Chuyển động

Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính các phường

Với sự đồng thuận cao từ Nhân dân và sự chuẩn bị kỹ lưỡng của các cấp chính quyền, HĐND quận Nam Từ Liêm đã chính thức thông qua phương án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp phường, hình thành 4 đơn vị hành chính mới có quy mô dân số và diện tích hợp lý. Đây là bước đi chiến lược nhằm tinh gọn bộ máy, tạo nền tảng cho phát triển bền vững trong giai đoạn mới.

Quảng Ninh: HĐND tỉnh xem xét, tán thành chủ trương dự kiến thành lập 51 đơn vị hành chính cấp xã
Chuyển động

Quảng Ninh: HĐND tỉnh xem xét, tán thành chủ trương dự kiến thành lập 51 đơn vị hành chính cấp xã

Sáng nay, 28.4, tại TP. Hạ Long, HĐND tỉnh Quảng Ninh Khóa XIV đã khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 26 (kỳ họp chuyên đề) để xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Kỳ họp diễn ra trong bối cảnh toàn tỉnh đang ra sức thi đua, phát huy nội lực phấn đấu giữ vững vị trí trong top đầu cả nước về tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách Nhà nước.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hưng Yên Trần Quốc Toản phát biểu tại kỳ họp
Diễn đàn

Khẳng định trách nhiệm hiện tại và khát vọng tương lai

Sau nửa ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm, Kỳ họp thứ 27, HĐND tỉnh Hưng Yên Khóa XVII đã hoàn thành tốt đẹp toàn bộ chương trình nghị sự đề ra. Kỳ họp đã ghi một dấu mốc quan trọng trong công cuộc đổi mới, phát triển của tỉnh với các nghị quyết mang tính chiến lược về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn; sắp xếp tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, hứa hẹn mở ra một chương mới đầy tiềm năng, cơ hội.

Các đại biểu biểu quyết thông qua nghị quyết tại kỳ họp
Hội đồng nhân dân

Tái cấu trúc không gian phát triển

Tham gia thảo luận, biểu quyết thông qua Nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình tại kỳ họp, các vị đại biểu HĐND tỉnh đều chung kỳ vọng, quyết nghị mang tính chiến lược này sẽ tái cấu trúc không gian phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra địa bàn kinh tế động lực mới với sức cạnh tranh cao tại trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, đóng góp vào sự phát triển chung của toàn vùng và cả nước.

HĐND tỉnh Quảng Nam (khóa X) nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức Kỳ họp thứ 31 để xem xét nhiều nội dung quan trọng.
Hội đồng nhân dân

Đề xuất bố trí hai địa điểm làm việc trong giai đoạn đầu sáp nhập

Tại Kỳ họp thứ 31 vừa được tổ chức thành công, HĐND tỉnh Quảng Nam đã thông qua nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh. Trong đó, cho ý kiến về Đề án sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, một số ý kiến đề xuất phương án bố trí một số bộ phận làm việc tại hai địa điểm trong giai đoạn đầu sáp nhập để giảm bớt khó khăn cho cán bộ, người dân và doanh nghiệp.

Đại biểu HĐND tỉnh thông qua nghị quyết tại kỳ họp
Diễn đàn

Chương mới cho sự phát triển

Kỳ họp chuyên đề lần thứ 7, HĐND tỉnh Vĩnh Long Khóa X vừa hoàn tất toàn bộ nội dung, chương trình nghị sự và thông qua 13 nghị quyết quan trọng. HĐND tỉnh đã tán thành rất cao đối với chủ trương nhập đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn năm 2025 và nhập 3 tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long. Kỳ vọng mở ra một chương mới cho sự phát triển nhanh, bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Kiến tạo không gian mới bền vững, toàn diện
Diễn đàn

Kiến tạo không gian mới bền vững, toàn diện

Tại Kỳ họp thứ 28 vừa được tổ chức, HĐND tỉnh Thanh Hóa Khóa XVIII đã thông qua Nghị quyết về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh năm 2025. Chỉ trong vòng 11 ngày kể từ khi Ban Chỉ đạo Trung ương ban hành kế số 47-KH/BCĐ, với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền cùng sự đồng thuận của nhân dân, tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành khối lượng công việc rất lớn, hướng tới mục tiêu kiến tạo không gian mới để phát triển bền vững và toàn diện.

HĐND TP. Đà Nẵng Khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 khai mạc Kỳ họp thứ 23 (kỳ họp chuyên đề).
Chuyển động

Thống nhất chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính

Tại Kỳ họp thứ 23 (kỳ họp chuyên đề) được tổ chức ngày 26.4, HĐND thành phố Đà Nẵng Khóa X đã thông qua một số nghị quyết quan trọng liên quan đến sáp nhập, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã, cũng như tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới. Việc hợp nhất Đà Nẵng - Quảng Nam hướng đến hình thành và xây dựng một thành phố Đà Nẵng (mới) đáng sống, không chỉ đối với người dân mà còn đáng sống với nhà đầu tư, người tài và giới tinh hoa.

Quang Châu - Khu công nghiệp lớn và quan trọng hàng đầu của tỉnh Bắc Giang với quy mô 516ha
Diễn đàn

Động lực, tầm nhìn trong kỷ nguyên mới

Việc sáp nhập tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang là bước đi chiến lược nhằm tái thiết không gian phát triển, tăng liên kết vùng và tạo nên một cực tăng trưởng mới ở phía Đông Bắc Thủ đô. Tỉnh Bắc Ninh (mới) - với vị trí đắc địa, quy mô kinh tế top 5 cả nước và tiềm lực công nghiệp mạnh mẽ đang đứng trước thời cơ “vàng” để trở thành trung tâm sản xuất, dịch vụ và trung chuyển của Việt Nam và khu vực. Đây là sự cộng hưởng của động lực, tầm nhìn và khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới.

Khát vọng kỳ tích sông Cầu
Diễn đàn

Khát vọng kỳ tích sông Cầu

Tại Kỳ họp thứ 27, HĐND tỉnh Bắc Giang đã thông qua nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang. Tên gọi Bắc Ninh của tỉnh mới không chỉ thể hiện chiều sâu văn hóa - lịch sử, mang ý nghĩa thiêng liêng, cội nguồn mà còn là thương hiệu mạnh, có tính nhận diện cao. Đặc biệt, việc đặt trung tâm hành chính mới tại thành phố Bắc Giang sẽ tạo dư địa phát triển bứt phá, tầm nhìn dài hạn tạo động lực mạnh mẽ để tỉnh Bắc Ninh (mới) trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2030, với khát vọng tạo dấu ấn kỳ tích sông Cầu.

Mở rộng không gian, dư địa phát triển bứt phá
Diễn đàn

Mở rộng không gian, dư địa phát triển bứt phá

Tại Kỳ họp thứ 27 (kỳ họp chuyên đề) vừa được tổ chức sáng 25.4, HĐND tỉnh Bắc Giang đã thông qua nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Bắc Giang năm 2025; Nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang. Đây là 2 nội dung mang tính lịch sử, mở rộng không gian, tạo lợi thế so sánh và dư địa phát triển mới, xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, tạo bứt phá trong phát triển thời gian tới.

Chủ tọa kỳ họp
Hội đồng nhân dân

HĐND TP. Cần Thơ quyết nghị nhiều nội dung về sắp xếp đơn vị hành chính tại Kỳ họp thứ 20

Ngày 25.4, tại Hội trường Thành ủy Cần Thơ, HĐND thành phố Khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 đã tổ chức Kỳ họp thứ 20 (kỳ họp chuyên đề) nhằm xem xét, thảo luận và quyết nghị nhiều nội dung quan trọng, cấp bách trong công tác điều hành phát triển kinh tế - xã hội, sắp xếp đơn vị hành chính và quản lý ngân sách trên địa bàn thành phố.

 Tán thành chủ trương sáp nhập 3 tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long
Chuyển động

Tán thành chủ trương sáp nhập 3 tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long

Sau ½ ngày làm việc với tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm cao, Kỳ họp chuyên đề lần thứ Bảy, HĐND tỉnh Vĩnh Long Khóa X đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình nghị sự đề ra và thông qua 13 nghị quyết quan trọng. Tại kỳ họp này, HĐND tỉnh đã bày tỏ sự tán thành rất cao đối với chủ trương nhập đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn năm 2025 và nhập 3 tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long. Qua đó, mở ra một chương mới cho sự phát triển của địa phương cũng như khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thời gian tới.

Chủ tọa điều hành Kỳ họp thứ 28 HĐND tỉnh Thanh Hóa Khóa XVIII
Hội đồng nhân dân

Kiến tạo không gian mới để phát triển bền vững và toàn diện

Sáng 25.4, HĐND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Kỳ họp thứ 28, HĐND tỉnh Khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Tại kỳ họp, HĐND tỉnh đã thông qua Nghị quyết về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Thanh Hóa năm 2025. Như vậy, chỉ trong vòng 11 ngày kể từ khi Ban chỉ đạo Trung ương ban hành kế hoạch số 47-KH/BCĐ, tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành khối lượng công việc đồ sộ hướng tới mục tiêu kiến tạo không gian mới để phát triển bền vững, toàn diện.

Cao Bằng khắc phục những khó khăn công tác quy hoạch đô thị
Chuyển động

Cao Bằng khắc phục những khó khăn công tác quy hoạch đô thị

Thường trực HĐND tỉnh do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nông Thanh Tùng làm trưởng đoàn giám sát vừa có cuộc làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện các quy định của pháp luật trong lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025.