HĐND tỉnh Thanh Hóa thông qua nghị quyết về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã

Kiến tạo không gian mới để phát triển bền vững và toàn diện

Sáng 25.4, HĐND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Kỳ họp thứ 28, HĐND tỉnh Khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Tại kỳ họp, HĐND tỉnh đã thông qua Nghị quyết về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Thanh Hóa năm 2025. Như vậy, chỉ trong vòng 11 ngày kể từ khi Ban chỉ đạo Trung ương ban hành kế hoạch số 47-KH/BCĐ, tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành khối lượng công việc đồ sộ hướng tới mục tiêu kiến tạo không gian mới để phát triển bền vững, toàn diện.

Từ 547 xuống còn 166 đơn vị hành chính cấp xã

150d5101645t52133l0.jpg
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa Lại Thế Nguyên phát biểu khai mạc. Ảnh: Quốc Hương

Phát biểu tại kỳ họp, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa Lại Thế Nguyên khẳng định: thực hiện các Nghị quyết, kế hoạch, quyết định của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Ban chỉ đạo (BCĐ) Trung ương, UBTVQH và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, với quyết tâm chính trị rất cao của các cấp ủy đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở; sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân, chỉ trong một thời gian ngắn, tỉnh đã Thanh Hóa hoàn thành khối lượng công việc đồ sộ, bao gồm: Thành lập BCĐ các cấp; xây dựng và ban hành các văn bản tổ chức thực hiện; xây dựng Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã; báo cáo và xin ý kiến Ban thường vụ, BCH cấp ủy các cấp về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã; tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và nhiều công việc liên quan.

150d5101526t45472l0.jpg
Các đại biểu thực hiện nghi thức chào cờ. Ảnh: Quốc Hương

Qua quá trình tổ chức thực hiện cho thấy, việc lãnh đạo, chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh được cấp ủy, chính quyền các cấp chỉ đạo nghiêm túc, bài bản, công khai, dân chủ, theo đúng quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Việc phân chia địa giới để hình thành các xã mới cơ bản bảo đảm các tiêu chí theo quy định của Trung ương, phù hợp với tình hình thực tế, tạo không gian phát triển cho các xã sau này; vấn đề trung tâm hành chính của các xã mới, quản lý sử dụng trụ sở, tài sản công được tính toán hợp lý; phương án tên gọi các xã được Nhân dân đồng tình cao.

Tờ trình của UBND tỉnh Thanh Hóa về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tỉnh Thanh Hóa năm 2025 đã phân tích kỹ lưỡng sự cần thiết và các căn cứ thực tiễn để xây dựng đề án, trong đó khẳng định: “Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã là phù hợp với tình hình thực tiễn, khắc phục những bất hợp lý về tổ chức đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh; mở rộng hợp lý không gian, dư địa phát triển, có tầm nhìn hàng trăm năm; bảo đảm yêu cầu sát dân, gần dân và phục vụ Nhân dân; đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quản lý hành chính lãnh thổ, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội; bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, nhằm đáp ứng yêu cầu quản trị địa phương trong kỷ nguyên mới của đất nước, của dân tộc, phù hợp với xu thế chung của thế giới”.

150d5102006t94708l0.jpg
Các đại biểu HĐND tỉnh Thanh Hóa biểu quyết thông qua nghị quyết tại kỳ họp. Ảnh: Quốc Hương

Tại kỳ họp, các đại biểu cũng tập trung phân tích, làm rõ một số nội dung trọng tâm, như: tính hợp lý, tính khả thi của phương án sắp xếp đơn vị hành chính; phân tích đầy đủ những tác động có thể phát sinh đối với đời sống người dân và hoạt động của các thiết chế dân sinh tại địa phương; đồng thời, làm rõ phương án bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sau sắp xếp; kế hoạch sử dụng trụ sở làm việc, xử lý tài sản công, công nợ, cũng như các dự án đang triển khai dở dang sau sắp xếp... Đây là những vấn đề then chốt được các đại biểu HĐND tỉnh xem xét kỹ lưỡng để bảo đảm sự đồng thuận, thống nhất cao trong quá trình triển khai thực hiện.

Trên cơ sở tờ trình của UBND tỉnh, các báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND tỉnh và thảo luận dân chủ, trách nhiệm, các đại biểu HĐND tỉnh đã biểu quyết thông qua các nghị quyết với tỷ lệ 100%. Theo đó, tỉnh Thanh Hóa sẽ sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã từ 547 xã, phường, thị trấn, xuống còn 166 xã, phường; trong đó có 147 xã, 19 phường (giảm 381 đơn vị xã, phường, thị trấn; tương đương giảm 69,65%).

Khẩn trương triển khai nghị quyết để bộ máy mới hoạt động ổn định, hiệu quả

Có thể khẳng định, việc HĐND tỉnh Thanh Hóa gấp rút tổ chức kỳ họp chuyên đề để thông qua chủ trương về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh là bước đi mang tính chiến lược, thể hiện vai trò, trách nhiệm chính trị cao của HĐND tỉnh - cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của địa phương trước vận mệnh, tương lai phát triển của tỉnh. Bởi, như Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định: “Đây không chỉ là việc tinh gọn bộ máy, điều chỉnh địa giới, mà là thiết kế lại không gian kinh tế, nguồn lực và quản trị xã hội theo hướng đổi mới và hiện đại hóa”. Do đó, việc tổ chức kỳ họp chuyên đề để xem xét, thảo luận và quyết nghị nội dung này không chỉ thể hiện tinh thần trách nhiệm cao của HĐND tỉnh, mà còn khẳng định quyết tâm chính trị của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Thanh Hóa trong việc thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, có tác động sâu rộng đến tổ chức bộ máy và đời sống Nhân dân.

150d5101730t68341l0.jpg
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Nguyễn Doãn Anh phát biểu chỉ đạo tại kỳ họp. Ảnh: Quốc Hương

Phát biểu chỉ đạo tại kỳ họp, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Nguyễn Doãn Anh ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh; sự nỗ lực, quyết tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, sự tham gia tích cực của cán bộ, đảng viên, Nhân dân trong tỉnh đã góp phần tạo nên sự đồng thuận, thống nhất cao trong toàn xã hội đối với chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, quá trình hoàn thiện Đề án được thực hiện công khai, dân chủ, có sự tham gia rộng rãi của Nhân dân, bảo đảm tính hợp lý, khả thi, phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng địa phương, đơn vị. Việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân được triển khai tại 547 xã, phường, thị trấn và 26 huyện, thị xã, thành phố, với tỷ lệ đồng thuận rất cao, đạt 95,55% số cử tri đại diện hộ gia đình đồng ý.

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa cũng nêu rõ: Sau khi Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã được HĐND tỉnh thông qua, nhiệm vụ đặt ra đối với cả hệ thống chính trị là phải khẩn trương, nghiêm túc tổ chức thực hiện đồng bộ, quyết liệt và hiệu quả, đúng theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ. Ngay từ bây giờ, phải xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết với yêu cầu cụ thể, rõ người, rõ việc, rõ tiến độ và rõ trách nhiệm. Thường trực HĐND tỉnh, các Ban, các Tổ đại biểu và từng đại biểu HĐND tỉnh cần tăng cường giám sát việc tổ chức thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; kịp thời phát hiện, kiến nghị xử lý các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, nhất là những vấn đề liên quan đến chính sách, pháp luật và tổ chức bộ máy. Đồng thời, tích cực bám sát cơ sở, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân; phát huy vai trò đại diện dân cử trong việc truyền tải tiếng nói của Nhân dân đến các cơ quan có thẩm quyền, định hướng dư luận, tạo sự đồng thuận xã hội, góp phần bảo đảm ổn định tình hình và củng cố niềm tin của Nhân dân.

150d5101830t16191l0.jpg
Các đại biểu tham dự kỳ họp. Ảnh: Quốc Hương

Để bộ máy chính quyền các xã, phường mới sớm đi vào hoạt động ổn định, hiệu quả, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đề nghị UBND tỉnh ngay sau kỳ họp sớm hoàn chỉnh hồ sơ, Đề án, trình Bộ Nội vụ thẩm định báo cáo Chính phủ, gửi Ủy ban Pháp luật thẩm tra, trình UBTVQH quyết nghị.

“Sau khi có Nghị quyết của UBTVQH về việc thành lập các đơn vị hành chính cấp xã tỉnh Thanh Hóa, nhiều việc tiếp theo cần thực hiện như: Xây dựng phương án tổ chức bộ máy của chính quyền cấp xã; phương án bố trí đội ngũ cán bộ, công chức; chuyển giao công việc từ cấp huyện cho các xã; vấn đề tài chính, tài sản, các dự án đầu tư, các thủ tục hành chính đang giải quyết cho tổ chức, cá nhân... Do vậy, đề nghị UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan chuyên môn phối hợp chặt chẽ với các Ban của Tỉnh ủy, MTTQ và các đoàn thể để triển khai công việc được thông suốt. Bắt đầu từ ngày 1.7.2025, kết thúc hoạt động của chính quyền cấp huyện, chính quyền cấp xã mới đi vào hoạt động, theo đúng quy định của pháp luật và kế hoạch của Trung ương” - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa Lại Thế Nguyên khẳng định.

“Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã là một nhiệm vụ rất lớn, có tác động sâu rộng đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội; đây không phải là đích đến, mà chỉ là điểm khởi đầu cho một chặng đường đổi mới căn bản tổ chức bộ máy chính quyền địa phương theo hướng “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả”. Sau khi hoàn tất việc sắp xếp, các cấp ủy đảng, chính quyền và toàn hệ thống chính trị cần tiếp tục triển khai các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nước, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân, tăng cường kỷ cương, hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật, hướng tới xây dựng nền hành chính hiện đại, dân chủ, chuyên nghiệp, phục vụ phát triển nhanh và bền vững”

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Nguyễn Doãn Anh

Hội đồng nhân dân

Chủ tọa kỳ họp
Hội đồng nhân dân

HĐND TP. Cần Thơ quyết nghị nhiều nội dung về sắp xếp đơn vị hành chính tại Kỳ họp thứ 20

Ngày 25.4, tại Hội trường Thành ủy Cần Thơ, HĐND thành phố Khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 đã tổ chức Kỳ họp thứ 20 (kỳ họp chuyên đề) nhằm xem xét, thảo luận và quyết nghị nhiều nội dung quan trọng, cấp bách trong công tác điều hành phát triển kinh tế - xã hội, sắp xếp đơn vị hành chính và quản lý ngân sách trên địa bàn thành phố.

 Tán thành chủ trương sáp nhập 3 tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long
Chuyển động

Tán thành chủ trương sáp nhập 3 tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long

Sau ½ ngày làm việc với tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm cao, Kỳ họp chuyên đề lần thứ Bảy, HĐND tỉnh Vĩnh Long Khóa X đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình nghị sự đề ra và thông qua 13 nghị quyết quan trọng. Tại kỳ họp này, HĐND tỉnh đã bày tỏ sự tán thành rất cao đối với chủ trương nhập đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn năm 2025 và nhập 3 tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long. Qua đó, mở ra một chương mới cho sự phát triển của địa phương cũng như khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thời gian tới.

Cao Bằng khắc phục những khó khăn công tác quy hoạch đô thị
Chuyển động

Cao Bằng khắc phục những khó khăn công tác quy hoạch đô thị

Thường trực HĐND tỉnh do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nông Thanh Tùng làm trưởng đoàn giám sát vừa có cuộc làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện các quy định của pháp luật trong lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025.

Khai mạc Kỳ họp chuyên đề lần thứ Bảy, HĐND tỉnh Vĩnh Long Khóa X
Chuyển động

Khai mạc Kỳ họp chuyên đề lần thứ Bảy, HĐND tỉnh Vĩnh Long Khóa X

Sáng 25.4, HĐND tỉnh Vĩnh Long Khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 khai mạc trọng thể Kỳ họp chuyên đề lần thứ Bảy xem xét, quyết nghị một số nội dung cấp bách, quan trọng thuộc thẩm quyền, nhiều vấn đề cấp bách phục vụ nhiệm vụ sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã. Bí thư Tỉnh ủy Trần Tiến Dũng dự và phát biểu chỉ đạo tại kỳ họp.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Vân Anh
Hội đồng nhân dân

Thống nhất phương án sáp nhập HĐND hai tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh

Thường trực HĐND 2 tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh vừa tổ chức hội nghị họp bàn và thống nhất Đề án sáp nhập Đoàn ĐBQH, HĐND, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh. Việc hợp nhất nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới.

Quang cảnh Phiên họp thứ 53 của Thường trực HĐND tỉnh Thái Nguyên. Ảnh: Phòng TT - DN
Hội đồng nhân dân

Thường trực HĐND tỉnh Thái Nguyên sẽ tổ chức kỳ họp chuyên đề thông qua chủ trương sáp nhập tỉnh

Sáng nay, 22.4, dưới sự chủ trì của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Hoàng Sơn, Thường trực HĐND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Phiên họp thứ 53 xem xét nội dung Kỳ họp thứ 28 (kỳ họp chuyên đề), HĐND tỉnh Khóa XIV và một số nội dung khác thuộc thẩm quyền.

Bài 1: Giữ “mạch sống” của cải cách
Diễn đàn

Bài 1: Giữ “mạch sống” của cải cách

“Giữ người tài” không còn là một lựa chọn nhân sự, mà là trụ cột sống còn của cải cách bộ máy. Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: cải cách lần này là một cuộc cách mạng về tổ chức - thay đổi từ gốc, không chỉ sắp xếp đơn vị hành chính, mà cả cách đánh giá và sử dụng con người. Giữ đúng người - không thể đến sau, mà phải bắt đầu từ đầu: từ tư duy, thể chế đến hành lang minh bạch. Khi bộ máy mới được tinh gọn, thì mỗi người được giữ lại là một quyết định chiến lược; giữ đúng người, đúng lúc, đúng cách - là giữ lấy "mạch sống" của cải cách.

Làm “nóng” những vấn đề người dân cần nhất
Diễn đàn

Làm “nóng” những vấn đề người dân cần nhất

Nguyễn Công Huấn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Quảng Bình

Để đáp ứng ngày càng tốt hơn kỳ vọng của cử tri và Nhân dân, kỳ họp HĐND tỉnh không chỉ là một cuộc gặp gỡ định kỳ. Đó phải là nơi cái “nóng” của đời sống xã hội được đặt lên bàn nghị sự, nơi từng câu hỏi truy đến cùng trách nhiệm, từng nghị quyết không chỉ hợp lý mà phải hợp lòng dân. Muốn vậy, cần một cuộc làm mới từ gốc: cách tổ chức kỳ họp, vai trò đại biểu, chất lượng thảo luận, cho đến cách thông tin được truyền tải đến cử tri.