Tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa 4 tháng đạt 206,76 tỷ USD

Theo số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 4.2023 (từ ngày 16.4 - 30.4.2023) đạt 26,78 tỷ USD, tăng 2,7% (tăng 702 triệu USD) so với kết quả thực hiện trong nửa đầu tháng 4.2023. Kết quả đạt được trong nửa cuối tháng 4 đã đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước trong 4 tháng năm 2023 đạt 206,76 tỷ USD, giảm 15,3% (tương ứng giảm 37,47 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2022.

Trong đó, tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 144,02 tỷ USD, giảm 15,1% (tương ứng giảm 25,68 tỷ USD); trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước là 62,74 tỷ USD, giảm 15,8% (tương ứng giảm 11,79 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.  

Trong kỳ 2 tháng 4 năm 2023, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 2,33 tỷ USD. Tính trong 4 tháng, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 7,56 tỷ USD. Theo đó, về xuất khẩu, tổng trị giá hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 4 năm 2023 đạt 14,55 tỷ USD, tăng 9,9% (tương ứng tăng 1,3 tỷ USD về số tuyệt đối) so với kỳ 1 tháng 4.2023.

Tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa 4 tháng đạt 206,76 tỷ USD -0
Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Lào Cai. Nguồn: ITN

Trị giá xuất khẩu kỳ 2 tháng 4.2023 biến động tăng so với kỳ 1 tháng 4 ở một số nhóm hàng như sắt, thép các loại tăng 310 triệu USD, tương ứng tăng 123,2%; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác tăng 190 triệu USD, tương ứng tăng 12,1%; hàng dệt may tăng 184 triệu USD, tương ứng tăng 15,6%. Như vậy, tính trong 4 tháng năm 2023, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 107,16 tỷ USD, giảm 13%, tương ứng giảm 16,08 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2022.

Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy, trị giá xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong kỳ 2 tháng 4.2023 đạt 10,45 tỷ USD, tăng 9,4% tương ứng tăng 898 triệu USD so với kỳ 1 của tháng, qua đó nâng tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa trong 4 tháng của nhóm các doanh nghiệp này lên 79,1 tỷ USD, giảm 12,4% (tương ứng giảm 11,19 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước, chiếm 73,8% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.

Về nhập khẩu, tổng trị giá hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 4 đạt 12,23 tỷ USD, giảm 4,8% (tương ứng giảm 613 triệu USD về số tuyệt đối) so với kết quả thực hiện trong nửa đầu tháng 4. Trị giá nhập khẩu hàng hóa trong kỳ 2 tháng 4.2023 giảm so với kỳ 1 trước đó chủ yếu ở một số nhóm hàng như điện thoại các loại và linh kiện giảm 140 triệu USD, tương ứng giảm 36,9%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 137 triệu USD, tương ứng giảm 4,4%; phế liệu sắt thép giảm 81 triệu USD, giảm 47,7%...

Như vậy, tính trong 4 tháng năm 2023, tổng trị giá nhập khẩu của cả nước đạt 99,6 tỷ USD, giảm 17,7% (tương ứng giảm 21,38 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2022. Trị giá nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp FDI trong kỳ này đạt 7,86 tỷ USD, giảm 5% (tương ứng giảm 415 triệu USD) so với kỳ 1 tháng 4.2023. Tính trong 4 tháng năm 2023, tổng trị giá nhập khẩu của nhóm các doanh nghiệp này đạt 64,92 tỷ USD, giảm 18,3% (tương ứng giảm 14,49 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước, chiếm 65,2% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.

Tài chính

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh
Tài chính

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh

Thông tư 68/2024/TT-BTC đã bổ sung quy định về giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh của nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đây là bước tiến rất quan trọng để gỡ “nút thắt” để đáp ứng các tiêu chuẩn nâng hạng thị trường thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi thứ cấp theo tiêu chí của FTSE Russell.

Chuyên nghiệp hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Tài chính

Chuyên nghiệp hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Sau giai đoạn khó khăn, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã từng bước phục hồi. Lũy kế 7 tháng qua đã có 183 đợt phát hành riêng lẻ thành công với khối lượng hơn 174 nghìn tỷ đồng, gấp 2,78 lần so với cùng kỳ năm 2023. Để tiếp tục phục hồi và phát triển thị trường một cách chuyên nghiệp, các chuyên gia rằng cần nâng cao chất lượng xếp hạng tín nhiệm và năng lực nhà đầu tư, xây dựng văn hóa minh bạch…

Hateco Group của Đại gia Trần Văn Kỳ kinh doanh ra sao?
Tài chính

Hateco Group của Đại gia Trần Văn Kỳ kinh doanh ra sao?

Hệ sinh thái Hateco của “đại gia” Trần Văn Kỳ đang sở hữu 8 thành viên gồm: Hateco Hà Nội, Hateco Thăng Long, Hateco Long Biên, Hateco Kinh Bắc, Hateco ICIC, Hateco Logistics, Hateco Đông Anh và Hafintech, với hoạt động chính trong 3 lĩnh vực là bất động sản, logistics và đầu tư phát triển cảng biển.