Chuyên nghiệp hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Sau giai đoạn khó khăn, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã từng bước phục hồi. Lũy kế 7 tháng qua đã có 183 đợt phát hành riêng lẻ thành công với khối lượng hơn 174 nghìn tỷ đồng, gấp 2,78 lần so với cùng kỳ năm 2023. Để tiếp tục phục hồi và phát triển thị trường một cách chuyên nghiệp, các chuyên gia rằng cần nâng cao chất lượng xếp hạng tín nhiệm và năng lực nhà đầu tư, xây dựng văn hóa minh bạch…

TS. CẤN VĂN LỰC, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV kiêm Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV: Tiếp tục củng cố, lấy lại niềm tin của nhà đầu tư

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) có nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều rủi ro, thách thức và chúng cần được nhận diện đầy đủ.

TS Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV
TS. Cấn Văn Lực

Để phát triển, lành mạnh hóa thị trường, trước tiên, đến hết năm 2024 và cả năm 2025 phải tiếp tục củng cố, lấy lại niềm tin của nhà đầu tư và phục hồi thị trường. Trong trung hạn, dài hạn, cần tổ chức thực hiện tốt Chiến lược tài chính đến năm 2030 cùng với ưu tiên hoàn thiện thể chế. Đồng thời, hoàn thiện hạ tầng thị trường chứng khoán nói chung và thị trường TPDN nói riêng, nhất là nâng cao chất lượng hệ thống các tổ chức xếp hạng tín nhiệm, thị trường thứ cấp tập trung, cơ sở thông tin - dữ liệu về thị trường trái phiếu, về nhà đầu tư, tài sản bảo đảm...  Ngoài ra, cần liên tục mở rộng và nâng cao chất lượng nhà đầu tư, bao gồm cả nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư tổ chức thông qua nhiều giải pháp khác nhau; hoàn thiện cơ chế và năng lực quản lý và giám sát thị trường. Việc quản lý, định hướng phát triển thị trường này cần được gắn chặt với việc quản lý, giám sát rủi ro hệ thống tài chính. 

Bản thân doanh nghiệp, tổ chức phát hành cũng cần đa dạng hóa nguồn vốn; quan tâm quản lý rủi ro; chủ động xếp hạng tín nhiệm, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, tăng cường công khai, minh bạch, quan tâm tăng trưởng xanh, tài chính xanh. Về phía nhà đầu tư, cần trau dồi kiến thức, kỹ năng quản lý tài chính cá nhân, nhất là về các sản phẩm đầu tư, quy định của pháp luật về thị trường chứng khoán và thị trường TPDN, tìm hiểu đầy đủ thông tin về tổ chức phát hành; có thể thông qua nhà đầu tư tổ chức là công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư, công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại… để đưa ra những quyết định đúng.

Theo tôi, Bộ Tài chính cần đánh giá toàn bộ các quy định về TPDN, từ đó xây dựng 1 luật để sửa nhiều luật, trong đó sửa Luật Chứng khoán càng sớm càng tốt. Quy mô thị trường chứng khoán rất lớn, song vị thế, vai trò, năng lực của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước rất khó bảo đảm với nguồn lực như hiện nay, Ủy ban cần nâng tầm để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Ông NGUYỄN QUANG THUÂN, Tổng Giám đốc FiinRatings: Sức ép từ nhà đầu tư sẽ tác động đến ngành xếp hạng tín nhiệm

Ngành xếp hạng tín nhiệm trên thế giới đã có hơn 100 năm song tại Việt Nam, trái phiếu là khái niệm mới, xếp hạng tín nhiệm càng mới. Trên thế giới có các đơn vị xếp hạng tín nhiệm lớn như S&P Global, Moody và nhiều đơn vị khác. Cùng với đó, mỗi quốc gia có tổ chức xếp hạng tín nhiệm nội địa, bởi quốc tế không giải quyết được vấn đề nội địa, giống như so sánh một doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp tương đồng ở Mỹ là không phù hợp. Theo đó, một doanh nghiệp ở Việt Nam có quy mô, hoạt động kinh doanh tốt nhưng khi ra nước ngoài bị xếp hạng tín nhiệm thấp và vay USD với lãi suất 8 – 10% là điều đáng tiếc.

Ông Nguyễn Quang Thuân, Tổng Giám đốc FiinRatings. Ảnh: Q.Khánh
Ông Nguyễn Quang Thuân

Hiện nay, doanh nghiệp Việt muốn ra nước ngoài huy động vốn thì buộc phải có xếp hạng tín nhiệm, không có quy định nhưng đó là thông lệ của thị trường thế giới hơn 100 năm nay. Việt Nam đang dần hình thành văn hoá xếp hạng tín nhiệm theo thông lệ này. Ngành xếp hạng tín nhiệm ảnh hưởng đến lợi ích, chi phí của doanh nghiệp, tác động vào thị trường thông qua giá cả (lãi suất bao nhiêu), mức độ rủi ro và có thanh khoản hay không? Cụ thể, kết quả xếp hạng có tương quan đến lãi suất huy động vốn của doanh nghiệp, những doanh nghiệp có xếp hạng cao thì lãi suất thấp. 

Tuy nhiên, hiện nay xếp hạng tín nhiệm chưa được đánh giá đúng mức tại thị trường Việt Nam. Có nhiều quỹ hưu trí, quỹ tương hỗ quan tâm đến thị trường trái phiếu Việt Nam nhưng không thể rót vốn do yêu cầu về xếp hạng tín nhiệm.  Do vậy, muốn phát triển, thu hút được nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư tổ chức thì hạ tầng “mềm” phải theo thông lệ quốc tế. Tôi kỳ vọng rằng, triển vọng của ngành xếp hạng tín nhiệm thời gian tới sẽ đến từ chính sách, nhu cầu tự thân của doanh nghiệp, mong muốn từ đơn vị tư vấn và sức ép của nhà đầu tư.      

Ông ĐỖ NGỌC QUỲNH, Tổng Thư ký Hiệp hội thị trường trái phiếu doanh nghiệp: Mấu chốt để phát triển thị trường là sự minh bạch

Vai trò và tầm quan trọng của thị trường TPDN và thị trường tài chính với nền kinh tế là không đổi. Để xây dựng, hoàn thiện năng lực của cơ quan quản lý, tổ chức phát hành, tổ chức trung gian... cần có thời gian và mấu chốt là sự minh bạch. Minh bạch là văn hóa gốc, là nền tảng quyết định tính chuyên nghiệp, bền vững của cả nền kinh tế và thị trường.  

Ông Đỗ Ngọc Quỳnh
Ông Đỗ Ngọc Quỳnh

Chúng ta có nhiều biện pháp, công cụ để duy trì tính minh bạch, đó là từ nội tại của doanh nghiệp, là kiểm toán, thanh tra/kiểm tra của cơ quan quản lý, hay chế độ báo cáo thông tin bắt buộc... Xếp hạng tín nhiệm là kinh nghiệm được minh chứng ở thị trường quốc tế. Nếu có hạ tầng về xếp hạng tín nhiệm sẽ góp phần giúp tính minh bạch cao hơn, thị trường phát triển lành mạnh, thực chất hơn. 

Việt Nam hiện nay có 4 đơn vị xếp hạng tín nhiệm được cấp phép là bình thường và phù hợp với thông lệ quốc tế. Malaysia quy định 100% tổ chức phát hành phải xếp hạng dù chỉ có 2 công ty xếp hạng tín nhiệm. Thực tế, các tổ chức tín dụng đã thực hiện xếp hạng tín nhiệm bởi các tổ chức quốc tế. Các tổ chức tín dụng đủ nguồn lực để xếp hạng tín nhiệm theo chuẩn quốc tế nhưng các tổ chức trong nước thì không. Do đó, các đơn vị xếp hạng tín nhiệm trong nước sẽ giúp thị trường có thêm công cụ để các doanh nghiệp hạng 2, hạng 3 có xếp hạng tín nhiệm độc lập, giúp doanh nghiệp tham gia thị trường thuận lợi hơn.

Tài chính

Ông Nguyễn Đức Thụy, Chủ tịch Hội đồng quản trị LPBank trao quyết định bổ nhiệm cho ông Lưu Danh Đức. Ảnh: PV
Tài chính

LPBank bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc là chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin

Ngày 26.12 tại Trụ sở chính Hà Nội, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) vừa chính thức công bố quyết định bổ nhiệm ông Lưu Danh Đức vào vị trí Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Khối Công nghệ Thông tin. Quyết định này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong chiến lược đầu tư cho chuyển đổi số của LPBank, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng.

Agribank vinh dự đạt Giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2024
Tài chính

Agribank vinh dự đạt Giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2024

Tối 24.12, tại Hà Nội, Agribank được vinh danh Giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2024. Đây là giải thưởng nhằm tôn vinh các doanh nghiệp mạnh, có quy mô, uy tín trên thị trường, hoạt động kinh doanh phát triển bền vững, đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

VietinBank vinh dự được Tạp chí uy tín tại Anh - Global Banking & Finance Review trao tặng 2 giải thưởng cho hoạt động bán lẻ.
Tài chính

Global Banking & Finance Review trao tặng 2 giải thưởng bán lẻ cho VietinBank

VietinBank vinh dự được Tạp chí uy tín tại Anh - Global Banking & Finance Review trao tặng 2 giải thưởng cho hoạt động bán lẻ: Giải thưởng Ngân hàng Bán lẻ xuất sắc trong Chuyển đổi số tại Việt Nam năm 2024 - Best Retail Digital Banking Transformation Vietnam 2024 và Giải thưởng Xuất sắc về Đổi mới sáng tạo dành cho sản phẩm Tài Khoản Khóa Đức năm 2024 - Excellence in Innovation - Germany Blocked Account Vietnam 2024.

BIDV tăng cường hợp tác để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu
Tài chính

BIDV tăng cường hợp tác để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu

Trong khuôn khổ Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 diễn ra mới đây, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và hơn 500 đại biểu, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển hoạt động xuất nhập khẩu với Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công thương.

Agribank được vinh danh "Top 10 nhà tạo lập thị trường trái phiếu Chính phủ Việt Nam"
Tài chính

Agribank được vinh danh "Top 10 nhà tạo lập thị trường trái phiếu Chính phủ Việt Nam"

Với những kết quả nổi bật trong hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 - 2024, Agribank vinh dự trở thành ngân hàng được Bộ Tài chính vinh danh "Top 10 nhà tạo lập thị trường trái phiếu Chính phủ Việt Nam". Đây là giải thưởng được đánh giá và bình chọn dựa trên những đóng góp tích cực trong xây dựng và phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ Việt Nam.

Bài 1: Vốn đã sẵn sàng
Kinh tế

Bài 1: Vốn đã sẵn sàng

Với tỷ trọng cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trong những năm qua luôn ở mức trên 60% - 70% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế, Agribank đã đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, đối với đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) Agribank đã dành nhiều chính sách ưu đãi về nguồn vốn, lãi suất, thủ tục... sẵn sàng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong khu vực phát triển nhanh, bền vững.

SeABank nâng cấp hệ thống ngân hàng lên phiên bản mới nhất được triển khai tại thị trường Việt Nam
Tài chính

SeABank nâng cấp hệ thống ngân hàng lên phiên bản mới nhất được triển khai tại thị trường Việt Nam

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) đã nâng cấp thành công hệ thống ngân hàng lõi (Core Banking) T24 Temenos lên phiên bản R22 - phiên bản mới nhất tại thị trường Việt Nam, nhằm tăng cường khả năng tuân thủ các quy định quốc tế, quản lý rủi ro, tính minh bạch và an toàn trong hoạt động ngân hàng. Bên cạnh đó, việc nâng cấp giúp nâng cao hiệu suất và năng lực hệ thống, đáp ứng nhu cầu mở rộng kinh doanh, qua đó mang đến cho khách hàng những trải nghiệm vượt trội nhất khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng.