Tập trung phát hành trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm trở lên

Từ nay tới cuối năm, Kho bạc Nhà nước (KBNN) tiếp tục phát hành linh hoạt các kỳ hạn trái phiếu Chính phủ, đặc biệt sẽ tập trung phát hành kỳ hạn dài từ 5 năm trở lên, kết hợp phát hành linh hoạt kỳ hạn ngắn dưới 5 năm để hài hòa nghĩa vụ trả nợ giữa các năm.

Tranh thủ thời điểm thuận lợi để phát hành

Theo báo cáo của Cục Quản lý ngân quỹ, KBNN, công tác huy động vốn qua phát hành trái phiếu Chính phủ từ đầu năm đến nay có thuận lợi và khó khăn đan xen.

Trong đó, tổng nhu cầu vốn vay của ngân sách trung ương năm 2024 là 659.934 tỷ đồng theo dự toán được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết 104/2023/QH15 ngày 10.11.2023. Trên cơ sở sử dụng linh hoạt các nguồn huy động vốn trong và ngoài nước, Bộ Tài chính đã giao nhiệm vụ phát hành trái phiếu Chính phủ năm 2024 cho KBNN là 400.000 tỷ đồng, tăng 1,3 lần so với năm 2023 (kế hoạch huy động vốn năm 2023 là 305.000 tỷ đồng). “Nhiệm vụ được giao ở mức khá cao khi khối lượng trái phiếu Chính phủ huy động nhiều nhất từ trước đến nay mới đạt 319.000 tỷ đồng trong năm 2021.

Tập trung phát hành trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm trở lên -0
Nguồn: ITN

Bên cạnh đó, tình hình thị trường tài chính - tiền tệ trong và ngoài nước có nhiều biến động, ảnh hưởng đến công tác phát hành. Trên thế giới, mặc dù một số ngân hàng trung ương đã cắt giảm lãi suất, nhưng nhìn chung vẫn duy trì lãi suất điều hành ở mức cao. Trong nước, để ổn định tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng lãi suất đối với các nghiệp vụ trên thị trường mở lên mức 4,5%/năm (đối với kỳ hạn 7 và 14 ngày) tại thời điểm cuối tháng 6.2024. Đáng chú ý, lãi suất liên ngân hàng biến động mạnh kể từ tháng 3.2024 và duy trì ở mức cao cho đến nay. Do đó, nhu cầu đầu tư trái phiếu Chính phủ trên thị trường giảm mạnh kể từ tháng 3.2024 đến hết tháng 5.2024 khi khối lượng dự thầu ít hơn khối lượng gọi thầu trong một số thời điểm.

Trong bối cảnh đó, KBNN đã tranh thủ những thời điểm thị trường thuận lợi để huy động vốn với chi phí hợp lý; phát hành khối lượng hợp lý, điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến thị trường; và linh hoạt các kỳ hạn phát hành. Tính đến hết ngày 26.7, tổng khối lượng huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ là 187.994 tỷ đồng, đạt 47% kế hoạch giao. Kỳ hạn phát hành bình quân năm 2024 là 10,9 năm; lãi suất phát hành bình quân là 2,4%/năm; kỳ hạn còn lại của danh mục là 9,05 năm.

Bám sát tiến độ thu ngân sách và giải ngân đầu tư công

Dự kiến từ nay đến cuối năm sẽ còn nhiều thách thức đặt ra đối với việc huy động vốn qua phát hành trái phiếu Chính phủ khi trên thế giới, các nước tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt; điều kiện tài chính hạn chế, thương mại và đầu tư toàn cầu thấp, biến đổi khí hậu diễn biến thất thường… Trong nước, sức ép lạm phát còn lớn; sản xuất, kinh doanh dự báo còn khó khăn; thị trường tài chính, tiền tệ còn tiềm ẩn rủi ro.

Để hoàn thành nhiệm vụ phát hành, qua đó huy động vốn hiệu quả cho ngân sách, KBNN cho biết sẽ bám sát tiến độ thu, tình hình giải ngân vốn đầu tư công, kế hoạch trả nợ gốc của ngân sách trung ương và diễn biến thị trường để điều hành khối lượng phát hành phù hợp với nhu cầu vốn, bảo đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, tránh làm tăng nóng mặt bằng lãi suất phát hành, góp phần ổn định thị trường.

Cùng với đó, tiếp tục phát hành linh hoạt các kỳ hạn, đặc biệt sẽ tập trung phát hành trái phiếu Chính phủ kỳ hạn dài từ 5 năm trở lên, kết hợp phát hành linh hoạt kỳ hạn ngắn dưới 5 năm để hài hòa nghĩa vụ trả nợ giữa các năm và bảo đảm mục tiêu tái cơ cấu danh mục, giảm rủi ro đảo nợ của ngân sách trung ương.

Ngoài ra, KBNN sẽ tiếp tục điều hành lãi suất phát hành trái phiếu Chính phủ phù hợp với tình hình thị trường và điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Tiếp tục gắn kết chặt chẽ giữa huy động vốn trái phiếu Chính phủ và quản lý ngân quỹ nhà nước để đảm bảo hiệu quả quản lý các nguồn lực tài chính của Nhà nước.

Tài chính

BIDV tăng cường hợp tác để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu
Tài chính

BIDV tăng cường hợp tác để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu

Trong khuôn khổ Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 diễn ra mới đây, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và hơn 500 đại biểu, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển hoạt động xuất nhập khẩu với Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công thương.

Agribank được vinh danh "Top 10 nhà tạo lập thị trường trái phiếu Chính phủ Việt Nam"
Tài chính

Agribank được vinh danh "Top 10 nhà tạo lập thị trường trái phiếu Chính phủ Việt Nam"

Với những kết quả nổi bật trong hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 - 2024, Agribank vinh dự trở thành ngân hàng được Bộ Tài chính vinh danh "Top 10 nhà tạo lập thị trường trái phiếu Chính phủ Việt Nam". Đây là giải thưởng được đánh giá và bình chọn dựa trên những đóng góp tích cực trong xây dựng và phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ Việt Nam.

Bài 1: Vốn đã sẵn sàng
Kinh tế

Bài 1: Vốn đã sẵn sàng

Với tỷ trọng cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trong những năm qua luôn ở mức trên 60% - 70% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế, Agribank đã đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, đối với đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) Agribank đã dành nhiều chính sách ưu đãi về nguồn vốn, lãi suất, thủ tục... sẵn sàng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong khu vực phát triển nhanh, bền vững.

SeABank nâng cấp hệ thống ngân hàng lên phiên bản mới nhất được triển khai tại thị trường Việt Nam
Tài chính

SeABank nâng cấp hệ thống ngân hàng lên phiên bản mới nhất được triển khai tại thị trường Việt Nam

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) đã nâng cấp thành công hệ thống ngân hàng lõi (Core Banking) T24 Temenos lên phiên bản R22 - phiên bản mới nhất tại thị trường Việt Nam, nhằm tăng cường khả năng tuân thủ các quy định quốc tế, quản lý rủi ro, tính minh bạch và an toàn trong hoạt động ngân hàng. Bên cạnh đó, việc nâng cấp giúp nâng cao hiệu suất và năng lực hệ thống, đáp ứng nhu cầu mở rộng kinh doanh, qua đó mang đến cho khách hàng những trải nghiệm vượt trội nhất khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng.

Phó Tổng giám đốc Thường trực MoMo Đỗ Quang Thuận phát biểu.
Kinh tế

Fintech giữ vai trò đắc lực trong thúc đẩy tài chính toàn diện

Với các ưu điểm nổi bật về hạ tầng công nghệ, sản phẩm đa dạng, khả năng tận dụng dữ liệu, hệ thống thanh toán tinh gọn, công cụ quản lý kinh doanh hiệu quả…, các công ty công nghệ tài chính (Fintech) đang “bình dân hóa” dịch vụ tài chính - ngân hàng, giúp nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ cho người dân, đặc biệt là các nhóm yếu thế, qua đó thúc đẩy tài chính toàn diện.

Vay tiền online: Lợi ích và rủi ro cần biết
Tài chính

Vay tiền online: Lợi ích và rủi ro cần biết

Không thể phủ nhận những lợi ích mà xu hướng vay tiền online đem lại như nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm thời gian, công sức cho cả người đi vay lẫn người cho vay. Nhưng song hành với sự tiện lợi đó là không ít rủi ro mà người thiệt hại nhiều nhất, suy cho cùng, vẫn là người đi vay.

Không "đồng" khi chuyển kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank
Tài chính

Không "đồng" khi chuyển kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank

Nhằm tri ân khách hàng nhân dịp mùa kiều hối, Agribank triển khai chương trình khuyến mại chuyển tiền năm châu, không lo về phí. Theo đó, Agribank miễn phí chuyển tiền cho khách hàng tại đầu gửi từ nước ngoài về Việt Nam với các giao dịch chi trả vào tài khoản qua Agribank (bao gồm cả tài khoản tại Agribank và chuyển tiếp qua ngân hàng khác).