Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đại diện cho các Hiệp hội đã đóng góp các ý kiến của mình với mong muốn tháo gỡ những hạn chế, cản trở trong quá trình thực hiện Luật trên các nguyên tắc, tiếp tục tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bảo đảm minh bạch, cạnh tranh công bằng. Cụ thể, có ý kiến cho rằng, so sánh với các nước trong khu vực, mức thuế của Việt Nam trên thực tế vẫn chưa tạo đà cho các doanh nghiệp phát triển. Do vậy, để doanh nghiêp thực sự có động lực để tái cơ cấu đầu tư, xử lý hàng tồn kho thì mức thuế suất phổ thông nên xuống 20% hoặc ít nhất cũng giảm thêm 1% so với dự thảo để về ngưỡng 22%. Có ý kiến lại đề nghị nên đưa mức thuế suất phổ thông về 20% và với các doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ áp dụng mức thuế suất ưu tiên từ 15-17%...
Về quy định khống chế chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, so với luật hiện hành, dự luật lần này đã điều chỉnh mức khống chế chi phí trên từ 10% lên 15% và bỏ các khoản chi như chiết khấu thanh toán, chi báo biếu, báo tặng ra khỏi danh sách khống chế mức chi. Tuy nhiên, theo ý kiến của các Hiệp hội, một doanh nghiệp muốn có thương hiệu thì cần thời gian dài để đầu tư cho quảng cáo, tiếp thị, do đó không nên có sự khống chế với khoản chi phí này đối với các doanh nghiệp.

Cần tăng ưu đãi thuế cho xe hybrid và xe pick - up chở hàng cabin kép
Tại tọa đàm “Chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt với xe hybrid và xe pick-up: Giải pháp nào phù hợp” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 3.4, các diễn giả đề xuất ưu đãi thuế 50% cho cả xe hybrid sạc trong và sạc ngoài; lộ trình áp thuế với xe pick-up chở hàng cabin kép có thể bắt đầu từ năm 2028, mỗi năm tăng 5% để đến năm 2030 đạt 40% so với xe chở người, thay vì mức 60% như đề xuất của cơ quan soạn thảo.