Tỉnh Bắc Giang ban hành quy chế phối hợp quản lý nhà nước tại các khu công nghiệp

Quy chế được ban hành quy định nguyên tắc, nội dung, hình thức và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, địa phương trong công tác quản lý nhà nước tại các khu  công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ra quyết định ban hành quy chế phối hợp quản lý nhà nước tại các khu công nghiệp do ông Phan Thế Tuấn - Phó chủ tịch UBND tỉnh ký.

Quy chế này áp dụng đối với các Sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Bắc Giang thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước tại các khu công nghiệp (KCN) và các tổ  chức, cá nhân có liên quan.

Các nội dung phối hợp bao gồm: Phối hợp trong công tác quy hoạch, bồi thường - giải phóng mặt bằng, quản lý đất đai và xây dựng trong các KCN; Phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về đầu tư, doanh nghiệp; Phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

Phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về lao động, an toàn thực phẩm, dịch bệnh, bảo hiểm xã hội; Phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ; Phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, phòng cháy, chữa cháy và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

BQL các Khu công nghiệp Bắc Giang sẽ chịu trách nhiệm chính trong nhiều hoạt động trọng điểm tại các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
BQL các Khu công nghiệp Bắc Giang sẽ chịu trách nhiệm chính trong nhiều hoạt động trọng điểm tại các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Trong đó, nội dung được chú ý đặc biệt là quy chế phối hợp trong công tác quy hoạch, bồi thường - giải phóng mặt bằng, quản lý đất đai và xây dựng trong các KCN.

Phối hợp thanh kiểm tra, xử lý sai phạm theo đúng quy định pháp luật

Ở nội dung này, trách nhiệm của Ban Quản lý các Khu công nghiệp (BQL) được quy định: Chủ trì phối hợp với các ngành liên quan xây dựng đề án, kế hoạch phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh theo từng giai đoạn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Phối hợp với UBND các huyện, thành phố trong việc lập kế hoạch sử dụng đất hằng năm tại các KCN.

Phối hợp với Sở, ban, ngành của tỉnh có liên quan trong việc tham  mưu UBND tỉnh huy động, bố trí các nguồn vốn để đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội để kết nối, phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh.

Chỉ đạo, đôn đốc các chủ đầu tư hạ tầng các KCN lập quy hoạch chi tiết các KCN. Chỉ đạo, đôn đốc các chủ đầu tư hạ tầng các KCN bố trí kinh phí chi trả ngay sau khi phương án bồi thường - giải phóng mặt bằng KCN được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Chỉ đạo, hướng dẫn chủ đầu tư hạ tầng KCN phối hợp với UBND cấp huyện lập hồ sơ đất đai gửi Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định nhu cầu sử dụng đất, điều kiện giao đất, cho thuê đất trình UBND tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất; xác nhận tình trạng hợp pháp về tài sản gắn liền với đất để nhà đầu tư lập hồ sơ xác nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định khi có yêu cầu; tổ chức kiểm tra, xác định thời điểm và tình trạng vi phạm về đất đai tại KCN và phạm vi được giao quản lý; phản ánh kịp thời bằng văn bản gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để tổ chức kiểm tra, thanh tra và tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh xử lý theo quy định.

BQL có trách nhiệm phối hợp với Sở Xây dựng quản lý nhà nước về quy hoạch, cấp giấy phép xây dựng, chất lượng công trình, kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật KCN do Sở Xây dựng quản lý.

Chủ trì phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra trật tự xây dựng, kiểm tra việc thực hiện xây dựng theo giấy phép xây dựng; đình chỉ xây dựng, thu hồi giấy phép xây dựng theo thẩm quyền, kiến nghị xử lý vi phạm khi chủ đầu tư xây dựng công trình vi phạm theo quy định của pháp luật.

Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp tham mưu bố trí quỹ đất vào quy hoạch sử dụng đất cấp  tỉnh, cấp huyện theo từng giai đoạn và đánh giá nhu cầu sử dụng đất hàng năm của  các KCN để đưa vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của các huyện, thành phố.

Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện công tác bồi thường - giải phóng mặt bằng các KCN, kịp thời tham mưu giao đất cho các chủ đầu tư hạ tầng các KCN hoặc nhà đầu tư thứ cấp (nếu có) triển khai dự án, bảo đảm tiến độ theo cam  kết. Đồng thời, kịp thời trao đổi với Công an tỉnh những khó khăn vướng mắc là nguyên nhân có thể dẫn đến khiếu kiện đông người.

Trách nhiệm của Sở Xây dựng: Chủ trì thẩm định, báo cáo UBND tỉnh phê duyệt: Nhiệm vụ và Đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và điều chỉnh quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết các KCN theo thẩm quyền.

Cho ý kiến thống nhất bằng văn bản đối với các đồ án quy hoạch chi tiết dự án thứ cấp khi được đề nghị cho ý kiến thống nhất theo đề nghị của BQL.

Tham gia ý kiến về đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết KCN theo đề nghị của BQL.

Chủ trì, phối hợp với BQL thực hiện giám định sự cố và giải quyết sự cố công trình trong KCN…

Đặc biệt chú ý quản lý các vấn đề liên quan môi trường trong KCN

Về nội dung quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, trách nhiệm của BQL: Chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tổ chức tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các chủ đầu tư trong KCN, các cơ sở sản xuất kinh doanh trong KCN thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tham gia thẩm định Phương án đánh giá sơ bộ tác động môi trường làm cơ sở chấp thuận chủ trương đầu tư/cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 17/11/2020.

Tiếp nhận kiến nghị và phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh, UBND cấp huyện giải quyết khiếu nại, tố cáo về môi trường trong KCN.

Tiếp nhận và giải quyết tranh chấp, kiến nghị về môi trường giữa các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trong KCN. Khi sự việc vượt quá thẩm quyền đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện phối hợp giải quyết.

Công khai thông tin về bảo vệ môi trường đối với các dự án của nhà đầu tư trong KCN. Định kỳ báo cáo tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn KCN theo quy định.

Là cơ quan phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí về công tác bảo vệ môi trường của KCN và doanh nghiệp trong KCN. Chế độ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thực hiện theo quy định của pháp luật.

BQL có trách nhiệm chủ trì, theo dõi, đôn đốc thực hiện quy chế này. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan liên quan phản ánh kịp thời về BQL để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh Bắc Giang xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Trên đường phát triển

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Công ty cổ phần xây dựng An Dương thường xuyên "trúng thầu sát giá" có tiềm lực ra sao?
Địa phương

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Công ty cổ phần xây dựng An Dương thường xuyên "trúng thầu sát giá" có tiềm lực ra sao?

Nhiều năm qua, Công ty cổ phần xây dựng An Dương là nhà thầu “quen mặt” thường xuyên trúng các gói thầu trên địa bàn TP. Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh). Trong đó, nhiều gói thầu của doanh nghiệp này có kết quả tiết kiệm cho ngân sách nhà nước ở mức thấp.

TP. Hồ Chí Minh lên kế hoạch huy động 714.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển hạ tầng
Địa phương

TP. Hồ Chí Minh lên kế hoạch huy động 714.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển hạ tầng

UBND TP. Hồ Chí Minh đã phê duyệt Đề án huy động nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển hạ tầng giai đoạn 2024 - 2030. Đề án đặt mục tiêu huy động tối đa các nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư và triển khai các dự án trọng điểm. Trong đó, phấn đấu năm 2025 huy động được 420.000 tỷ đồng, đến năm 2030 huy động được 714.000 tỷ đồng.

Bài 4: Vùng khó “ló” cách làm hay
Địa phương

Bài 4: Vùng khó “ló” cách làm hay

Giải pháp nâng cao thu nhập để giảm nghèo bền vững luôn là bài toán nan giải tại các xóm đặc biệt khó khăn thuộc các xã vùng cao của tỉnh Thái Nguyên; những năm qua, cùng chính sách hỗ trợ của nhà nước, chính quyền cơ sở và người dân đã năng động sáng tạo, phát huy những lợi thế tại địa phương trong sản xuất, cùng nhau thoát nghèo vươn lên làm giàu.

Một góc nông thôn mới huyện Mê Linh
Địa phương

Nhiều mô hình hay, cách làm tốt ở Mê Linh

Huyện Mê Linh, TP. Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn NTM năm 2022. Đến nay, huyện đã có 5 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 1 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu lĩnh vực y tế và giáo dục đào tạo. Phong trào xây dựng NTM trên địa bàn huyện được triển khai sôi nổi với nhiều mô hình hay, cách làm tốt, góp phần làm diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc.

Phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn quận Cầu Giấy đạt nhiều kết quả nổi bật
Trên đường phát triển

Phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn quận Cầu Giấy đạt nhiều kết quả nổi bật

Qua hơn 15 năm thực hiện, phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn quận Cầu Giấy được đẩy mạnh, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Đã có 4.597 mô hình “Dân vận khéo” được đăng ký, thực hiện ở cả 3 cấp (cấp Thành phố, cấp quận, cấp phường).

Ưu tiên nguồn lực phát triển đồng bộ hạ tầng vùng dân tộc thiểu số
Địa phương

Ưu tiên nguồn lực phát triển đồng bộ hạ tầng vùng dân tộc thiểu số

Tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Ninh Thuận lần thứ IV - năm 2024 do UBND tỉnh vừa tổ chức, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu nhấn mạnh việc tiếp tục quán triệt, nhận thức đầy đủ công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng, có tính chiến lược, lâu dài trong quá trình phát triển của tỉnh; ưu tiên bố trí nguồn lực đầu tư phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng, nhất là về giao thông, năng lượng, y tế, giáo dục, nước sạch, văn hóa, thể thao...

Hà Nội và Bắc Kinh thắt chặt hợp tác công đoàn
Địa phương

Hà Nội và Bắc Kinh thắt chặt hợp tác công đoàn

Chiều 25.11, Trưởng Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Đỗ Anh Tuấn thay mặt Thành ủy Hà Nội chủ trì tiếp Đoàn đại biểu Tổng Công hội Bắc Kinh (Trung Quốc) do thành viên Đảng đoàn, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra kinh phí Tôn Lập Đông làm Trưởng đoàn.

Thái Nguyên: Vững bước trên hành trình xây dựng nông thôn mới
Trên đường phát triển

Thái Nguyên: Vững bước trên hành trình xây dựng nông thôn mới

Với tư duy đổi mới, cách làm sáng tạo, sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và chung sức, đồng lòng của người dân, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã thay đổi cơ bản diện mạo khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ sở những kết quả đạt được, địa phương đang hướng tới mục tiêu có 95% số xã, ít nhất 6 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ và đạt chuẩn NTM.

Một góc nông thôn mới huyện Đông Anh
Địa phương

Đông Anh vươn mình hướng tới đô thị

Huyện Đông Anh được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) từ năm 2016, là một trong những địa phương tốp đầu trong xây dựng NTM của Hà Nội; phát huy kết quả đạt được, những năm qua huyện tập trung xây dựng huyện NTM nâng cao, kiểu mẫu gắn với đầu tư xây dựng huyện thành quận. Đông Anh phấn đấu đến năm 2025, 100% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 50% số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; hiện, Đông Anh đang được xem xét để công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao.

Bài 3: Giúp người nghèo đổi đời
Địa phương

Bài 3: Giúp người nghèo đổi đời

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX xác định: “Đặc biệt quan tâm chương trình xây dựng NTM, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào các dân tộc thiểu số gắn với Đề án phát triển tổng thể theo Nghị quyết số 88/2019/QH14”. Trong những năm qua, xuất khẩu lao động (XKLĐ) không chỉ là kênh hiệu quả giúp giảm nghèo mà còn góp phần thiết thực vào xây dựng NTM ở nhiều xã vùng cao của tỉnh.

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Long An
Trên đường phát triển

Long An giảm nghèo nhờ phát triển thị trường lao động

Nhờ huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, các chính sách, dự án giảm nghèo của Đảng và Nhà nước đến với người nghèo tỉnh Long An một cách nhanh chóng, hiệu quả. Tính đến nay, Long An đứng thứ hai trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long về mức độ giảm nghèo, đặc biệt tỷ lệ lao động qua đào tạo của địa phương ngày một tăng, cho thấy tính bền vững của những chương trình mà địa phương quyết tâm thực hiện.

Quốc Oai phát huy giá trị làng nghề
Trên đường phát triển

Quốc Oai phát huy giá trị làng nghề

Sau gần 5 năm triển khai Chương trình OCOP, đến nay, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội đã có 176 sản phẩm OCOP đạt chất lượng từ 3 - 4 sao. Các sản phẩm đặc sắc, tiêu biểu làng nghề của huyện góp phần nâng cao giá trị sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP, làng nghề...

Tinh thần chiến thắng Bình Giã - Động lực phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu giàu mạnh, văn minh
Địa phương

Tinh thần chiến thắng Bình Giã - Động lực phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu giàu mạnh, văn minh

Tinh thần của chiến thắng Bình Giã đã và đang trở thành động lực mạnh mẽ cho Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong mọi lĩnh vực của đời sống. Từ phát triển kinh tế, văn hóa đến bảo đảm quốc phòng, an ninh, các thế hệ lãnh đạo và người dân tỉnh đã không ngừng nỗ lực để xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Trên đường phát triển

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, việc triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia tại tỉnh Bắc Kạn chính là “chìa khóa” giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vươn lên thoát nghèo. Để tiếp tục phát huy nguồn lực này, tại Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV vừa qua, từ kinh nghiệm thực tiễn, nhiều địa phương tiếp tục đề xuất các giải pháp hữu hiệu với quyết tâm xây dựng vùng đồng bào DTTS đổi mới, phát triển toàn diện.

Một trong những lĩnh vực tỉnh Cà Mau ưu tiên kêu gọi đầu tư là chế biến thủy sản
Trên đường phát triển

Cà Mau: Điểm sáng trong thu hút đầu tư

Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Cà Mau đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, cấp mới 336 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký hơn 2.405 tỷ đồng, tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước

Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số
Trên đường phát triển

Thanh Hóa: Chuyển đổi số - động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm nhìn nhận, chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích quan trọng, là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tỉnh đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.