Giảm nghèo ở Thái Nguyên

Bài 4: Vùng khó “ló” cách làm hay

Giải pháp nâng cao thu nhập để giảm nghèo bền vững luôn là bài toán nan giải tại các xóm đặc biệt khó khăn thuộc các xã vùng cao của tỉnh Thái Nguyên; những năm qua, cùng chính sách hỗ trợ của nhà nước, chính quyền cơ sở và người dân đã năng động sáng tạo, phát huy những lợi thế tại địa phương trong sản xuất, cùng nhau thoát nghèo vươn lên làm giàu.

Đầu tư nhỏ, hiệu quả lớn

Hộ có thu nhập khá cao là gia đình chị Hà Thị Thanh Trúc (26 tuổi, xóm Nà Giàm xã Nghinh Tường, huyện Võ Nhai). Trên khoảng sân rộng chừng 30m2 có mái che, chị Trúc đang gây nuôi gần 400 chậu; chị Trúc chia sẻ, qua mạng internet, vợ chồng chị biết nhiều nơi đã nuôi nhộng để bán nên đã tìm hiểu kỹ thuật và mua một số cặp giống bố mẹ về nuôi thử nghiệm. Sau chưa đầy một năm, từ vài chậu giống ban đầu, gia đình chị đã thường xuyên có sản phẩm bán ra thị trường, bình quân 30kg nhộng/tuần với giá 200.000 đồng/kg.

Nhộng báng còn có một số cách gọi khác như sâu cọ, đuông dừa, thực chất là ấu trùng của một loài côn trùng cánh cứng mà dân địa phương thường gọi là con vòi voi hoặc con kiến vương. Loại côn trùng này có nhiều trong tự nhiên, thường sinh sống và hút dưỡng chất từ các loài cây thuộc họ cọ như cây dừa, cây báng… chúng đục thân và đẻ trứng, nở ra nhộng.

Nếu đầu tư vào chăn nuôi truyền thống thường đòi hỏi chi phí ban đầu rất cao để xây dựng chuồng trại và mua con giống, nhưng nuôi nhộng báng thì không cần nhiều vốn lại nhanh có thu nhập. Mỗi chậu trung bình 10 cặp giống, thức ăn cho 01 vòng thu hoạch gồm 2kg cám gạo trộn cám ngô và 3kg gồm vỏ dừa, sắn tươi, chuối xanh… Cũng có thể thay thế vỏ dừa bằng một số loại khác như bã mía, các cây họ cọ. Với giá tiêu thụ như hiện nay, sau khoảng 25 ngày được bán lứa nhộng đầu tiên là đủ thu hồi vốn, chị giữ lại một số con để tiếp tục nhân giống, bã dùng để làm phân bón cho cây trồng. Hiện nhiều hộ trong và ngoài huyện đã học hỏi kinh nghiệm và mua giống để mở rộng mô hình.

3.jpg
Chị Hà Thị Thanh Trúc (26 tuổi, xóm Nà Giàm, xã Nghinh Tường, huyện Võ Nhai) tận dụng vỏ dừa nuôi nhộng báng

Ngoài nuôi nhộng báng, gia đình chị Trúc còn nuôi nhốt chuột tre (dúi) thương phẩm. Nhờ tận dụng nguồn thức ăn cho dúi sẵn có ở địa phương như tre, ngô, sắn nên chi phí cho đàn dúi của chị không đáng kể; đàn dúi phát triển mạnh, ít bệnh tật, cả dúi giống và dúi thịt đều dễ dàng tiêu thụ với giá cao, mang lại thu nhập cao cho người nuôi. Điều đáng nói là nuôi cả hai loài vật này đều rất ít cần đến nước, chất thải của chúng không có mùi hôi thối, dùng để bón cây trồng rất tốt.

Chỉ với 2 lao động thường xuyên, mỗi năm gia đình chị Hà Thị Thanh Trúc thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng từ nhộng báng và chuột tre. Từ hiệu quả thực tế, Hội Nông dân xã Nghinh Tường đã xây dựng dự án chăn nuôi dúi thương phẩm và cho vay vốn ưu đãi đối với 06 hộ tham gia phát triển mô hình này.

Liên kết để phát triển bền vững

Ít ai ngờ rằng trong thời gian rất ngắn cây dưa chuột đã giúp nhiều hộ dân xóm đặc biệt khó khăn Long Thành (xã Bình Long, huyện Võ Nhai) đổi đời; bà Nông Thị Huê nở nụ cười tươi tâm sự, dù cả đời làm ruộng quanh năm chân lấm tay bùn vất vả quen nhưng làm dưa vẫn khiến tôi sút mất 4kg. Bình quân lãi 5 triệu - 7 triệu đồng/sào, cao gấp 3 ngô lúa. Trồng dưa làm ngày làm đêm nhưng hiệu quả kinh tế cao nên ai cũng ham, làm ngày làm đêm không biết mệt mỏi là gì.

Trưởng xóm Nguyễn Thị Thắm cho hay, vụ đông năm 2023 mô hình trồng dưa chuột bao tử được xã triển khai tại 03 xóm với 21 hộ tham gia. Long Thành hiện còn trên 56% hộ nghèo và cận nghèo, trước đây bà con không làm vụ đông do mùa khô thiếu nước sản xuất. Sau khi tham gia chuyến tham quan, học hỏi mô hình trồng dưa chuột bao tử tại tỉnh bạn, 14 hộ trong xóm đã đăng ký chuyển đổi đất lúa sang trồng dưa. UBND xã đã ký kết với Xí nghiệp Chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Hùng Sơn (tỉnh Hải Dương) sản xuất và bao tiêu sản phẩm dưa chuột và hỗ trợ bà con về khoa học kỹ thuật từ khâu làm đất, trồng, chăm sóc cho đến thu hoạch, hỗ trợ cung ứng các loại vật tư đến cuối vụ mới thanh toán tiền. Dưa hái về cân tại nhà trưởng xóm, lấy tiền luôn, xấu đẹp công ty cũng đều thu mua hết từ 3.000 đồng đến 12.000 đồng/kg tùy theo phân loại.

Một số hộ nghèo đã có thu nhập ổn định như anh Lương Văn Hòa trồng 5 sào, Lương Văn Thiết 3 sào, chị Lương Thị Vui 6 sào,… Một số hộ đã chuyển đổi hẳn sang chuyên canh dưa chuột 3 vụ/ năm như nhà anh Lương Văn Thịnh vừa thu hơn 100 triệu từ 4 sào, năm ngoái còn là hộ cận nghèo, năm nay thoát nghèo xây nhà cửa khang trang rộng rãi.

Từ hiệu quả bước đầu mà cây dưa chuột mang lại, UBND xã Bình Long đang xây dựng phương án mở rộng diện tích trồng; qua đó góp phần xây dựng chuỗi hàng hóa, giúp bà con nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất, có nguồn thu nhập ổn định, mở ra hướng thoát nghèo cho bà con.

Có thể khẳng định, trong những năm gần đây đồng bào vùng cao đã có chuyển biến mạnh mẽ trong tư duy, thay đổi hoàn toàn từ nếp sống tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa, sẵn sàng tham gia vào các chuỗi liên kết để nâng cao giá trị sản phẩm.

Đi đầu trong hoạt động đưa các sản vật truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số trở thành những sản phẩm hàng hóa có giá trị, giúp bản vùng cao vươn lên thoát nghèo, xã Vũ Chấn đã có 2 sản phẩm của HTX chế biến nông sản Võ Nhai đạt OCOP 4 sao là nõn măng nứa Võ Nhai sấy khô và mộc nhĩ khô Võ Nhai. HTX hiện có 9 thành viên, liên kết sản xuất với 5 tổ hợp tác ở 3 xã vùng cao của huyện, tạo việc làm cho trên 50 lao động và bao tiêu nguyên liệu cho trên 200 hộ dân địa phương. Từ năm 2022, sau khi được chứng nhận OCOP 4 sao, các sản phẩm đã được gửi đi tham gia các hội chợ, ngày hội quảng bá nông sản và một số hội nghị, hội thảo quốc tế, đồng thời được quảng bá, chào bán trên nhiều sàn giao dịch thương mại điện tử, được tiêu thụ mạnh trong nước và xuất khẩu đi một số nước như Nhật Bản, Singapore. HTX đã đầu tư xưởng biến nông sản tại xã với công suất trên 20.000 sản phẩm/tháng, bảo đảm theo tiêu chuẩn quốc tế, mở ra nhiều cơ hội cho người dân cũng như nông sản đặc thù của địa phương.

Ông Nguyễn Xuân Chờ, Chủ tịch UBND xã Vũ Chấn chia sẻ, theo kế hoạch, xã sẽ về đích NTM năm 2025, tuy nhiên hiện nay thu nhập bình quân còn quá thấp, xã cũng cần hoàn thành giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 11,6%. Vừa tiếp sức, vừa khơi dậy khát vọng để người dân phát huy nội lực, chủ động vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống mới là giải pháp chính trong nỗ lực thực hiện chương trình giảm nghèo của địa phương.

Địa phương

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Công ty cổ phần xây dựng An Dương thường xuyên "trúng thầu sát giá" có tiềm lực ra sao?
Địa phương

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Công ty cổ phần xây dựng An Dương thường xuyên "trúng thầu sát giá" có tiềm lực ra sao?

Nhiều năm qua, Công ty cổ phần xây dựng An Dương là nhà thầu “quen mặt” thường xuyên trúng các gói thầu trên địa bàn TP. Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh). Trong đó, nhiều gói thầu của doanh nghiệp này có kết quả tiết kiệm cho ngân sách nhà nước ở mức thấp.

TP. Hồ Chí Minh lên kế hoạch huy động 714.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển hạ tầng
Địa phương

TP. Hồ Chí Minh lên kế hoạch huy động 714.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển hạ tầng

UBND TP. Hồ Chí Minh đã phê duyệt Đề án huy động nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển hạ tầng giai đoạn 2024 - 2030. Đề án đặt mục tiêu huy động tối đa các nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư và triển khai các dự án trọng điểm. Trong đó, phấn đấu năm 2025 huy động được 420.000 tỷ đồng, đến năm 2030 huy động được 714.000 tỷ đồng.

Làm sao xử lý tình trạng vứt rác, đỗ xe trước nhà chờ, điểm dừng xe buýt?
Địa phương

Làm sao xử lý tình trạng vứt rác, đỗ xe trước nhà chờ, điểm dừng xe buýt?

Thành phố Cần Thơ đầu tư mới các trạm dừng, nhà chờ, trạm trung chuyển, vạch dừng đỗ xe buýt. Tuy nhiên, một số người dân sử dụng làm nơi buôn bán hàng rong, vứt rác không đúng quy định… và xe mô tô, ô tô dừng, đỗ trong phạm vi kẻ vạch. Tình trạng này đang ảnh hưởng đến việc xe buýt ra vào đón, trả khách, gây khó khăn cho hành khách tiếp cận phương tiện công cộng.

Một góc nông thôn mới huyện Mê Linh
Địa phương

Nhiều mô hình hay, cách làm tốt ở Mê Linh

Huyện Mê Linh, TP. Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn NTM năm 2022. Đến nay, huyện đã có 5 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 1 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu lĩnh vực y tế và giáo dục đào tạo. Phong trào xây dựng NTM trên địa bàn huyện được triển khai sôi nổi với nhiều mô hình hay, cách làm tốt, góp phần làm diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc.

Bộ đội Biên phòng Kiên Giang và người dân đoàn kết bảo vệ vững chắc biên giới Tây Nam
Địa phương

Bộ đội Biên phòng Kiên Giang và người dân đoàn kết bảo vệ vững chắc biên giới Tây Nam

Kiên Giang có đường biên giới dài hơn 49km, giáp với hai tỉnh Kampot và tỉnh Tà Keo, Vương quốc Campuchia. Những năm qua, Bộ đội Biên phòng Kiên Giang không chỉ thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mình mà còn tuyên truyền, vận động người dân cùng tham gia bảo vệ vững chắc đường biên giới Tây Nam của Tổ quốc.

Ban QLDA tỉnh Bến Tre thông tin về gói thầu thiết bị y tế của Công ty TNHH Y tế Việt Tiến
Địa phương

Ban QLDA tỉnh Bến Tre thông tin về gói thầu thiết bị y tế của Công ty TNHH Y tế Việt Tiến

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Bến Tre vừa phản hồi thông tin phản ánh của Báo Đại biểu Nhân dân liên quan đến gói thầu mua sắm, lắp đặt thiết bị siêu âm, chuẩn đoán do Công ty TNHH Y tế Việt Tiến trúng thầu, có một số yêu cầu cấu hình, kỹ thuật của các thiết bị đều có 1 hãng sản xuất nhất định mới đáp ứng được.

Phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn quận Cầu Giấy đạt nhiều kết quả nổi bật
Trên đường phát triển

Phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn quận Cầu Giấy đạt nhiều kết quả nổi bật

Qua hơn 15 năm thực hiện, phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn quận Cầu Giấy được đẩy mạnh, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Đã có 4.597 mô hình “Dân vận khéo” được đăng ký, thực hiện ở cả 3 cấp (cấp Thành phố, cấp quận, cấp phường).

Ưu tiên nguồn lực phát triển đồng bộ hạ tầng vùng dân tộc thiểu số
Địa phương

Ưu tiên nguồn lực phát triển đồng bộ hạ tầng vùng dân tộc thiểu số

Tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Ninh Thuận lần thứ IV - năm 2024 do UBND tỉnh vừa tổ chức, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu nhấn mạnh việc tiếp tục quán triệt, nhận thức đầy đủ công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng, có tính chiến lược, lâu dài trong quá trình phát triển của tỉnh; ưu tiên bố trí nguồn lực đầu tư phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng, nhất là về giao thông, năng lượng, y tế, giáo dục, nước sạch, văn hóa, thể thao...

Đơn vị nào thường xuyên trúng thầu sát giá, tiết kiệm ngân sách "không đáng kể" tại Sở GTVT tỉnh Bình Phước?
Địa phương

Đơn vị nào thường xuyên trúng thầu sát giá, tiết kiệm ngân sách "không đáng kể" tại Sở GTVT tỉnh Bình Phước?

Khi tham gia đấu thầu tại các địa phương khác, Công ty TNHH Xây dựng Phát triển Bình Phước đạt tỷ lệ tiết kiệm cho ngân sách nhà nước khá cao. Tuy nhiên, hầu hết gói thầu do Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bình Phước làm chủ đầu tư, công ty này lại  thường xuyên trúng thầu sát giá, tiết kiệm ngân sách "không đáng kể".

Hà Nội và Bắc Kinh thắt chặt hợp tác công đoàn
Địa phương

Hà Nội và Bắc Kinh thắt chặt hợp tác công đoàn

Chiều 25.11, Trưởng Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Đỗ Anh Tuấn thay mặt Thành ủy Hà Nội chủ trì tiếp Đoàn đại biểu Tổng Công hội Bắc Kinh (Trung Quốc) do thành viên Đảng đoàn, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra kinh phí Tôn Lập Đông làm Trưởng đoàn.

Thái Nguyên: Vững bước trên hành trình xây dựng nông thôn mới
Trên đường phát triển

Thái Nguyên: Vững bước trên hành trình xây dựng nông thôn mới

Với tư duy đổi mới, cách làm sáng tạo, sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và chung sức, đồng lòng của người dân, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã thay đổi cơ bản diện mạo khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ sở những kết quả đạt được, địa phương đang hướng tới mục tiêu có 95% số xã, ít nhất 6 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ và đạt chuẩn NTM.

Quảng Ninh: Công ty TNHH Hải Dương Xanh thường xuyên “trúng thầu sát giá”, đa số các gói thầu nằm trên địa bàn huyện Vân Đồn
Hoạt động chính quyền

Quảng Ninh: Công ty TNHH Hải Dương Xanh thường xuyên “trúng thầu sát giá”, đa số các gói thầu nằm trên địa bàn huyện Vân Đồn

Từ năm 2018 đến nay, Công ty TNHH Hải Dương Xanh là nhà thầu “quen mặt” thường xuyên trúng rất nhiều các gói thầu do Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh) làm chủ đầu tư. Đặc biệt, nhiều gói thầu của doanh nghiệp này có kết quả tiết kiệm cho ngân sách nhà nước ở mức thấp.