Tín dụng giảm nhẹ, doanh nghiệp ngừng hoạt động tăng cao

Hai tháng đầu năm nay có 16.200 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, tăng tới 19,5% so với cùng kỳ 2019, tín dụng toàn hệ thống giảm 0,18%. Ước tính dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng đến 11,3% dư nợ cho vay toàn hệ thống và Ngân hàng Nhà nước đang gấp rút ban hành Thông tư hướng dẫn các tổ chức tín dụng thực hiện các biện pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Tín dụng toàn hệ thống giảm 0,18%

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại phiên họp thường kỳ Chính phủ ngày 3.3 cho biết, thị trường tiền tệ, tín dụng cơ bản ổn định trong 2 tháng đầu năm nay. Đến ngày 20.2, so với cùng kỳ năm 2019, tổng phương tiện thanh toán tăng 13,06%, huy động vốn tăng 14,15%; tín dụng toàn hệ thống giảm nhẹ, khoảng 0,18% so với cuối năm 2019.

Nguồn: ITN
Nguồn: ITN

Cũng theo báo cáo, dịch Covid-19 cùng với tác động cộng hưởng từ những yếu tố khác đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình phát triển doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn trong 2 tháng đầu năm 2020 tăng cao so với cùng kỳ (19,5%, tương ứng với 16,2 nghìn doanh nghiệp). Điều này phần nào phản ánh tâm lý thận trọng của người dân và doanh nghiệp trước những diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh. Nhiều doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh để tái cơ cấu hoặc chờ đợi qua thời kỳ khó khăn rồi quyết định tiếp tục hoạt động hay giải thể. Một số doanh nghiệp đang cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng trong việc bỏ thêm vốn kinh doanh và mở rộng quy mô sản xuất.

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của ngân hàng gia tăng do khách hàng vì ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên không trả nợ đúng hạn. Theo số liệu của 23 tổ chức tín dụng, ước tính có khoảng 926 nghìn tỷ đồng dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh này, chiếm khoảng 14,27% trên tổng dư nợ của họ và chiếm khoảng 11,3% dư nợ cho vay toàn hệ thống. Trong đó, một số ngành có khả năng ảnh hưởng lớn như: Nông, lâm nghiệp, thủy sản, doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, dịch vụ lưu trú, ăn uống, thực phẩm, đồ uống, vận tải, dệt may, da giày, điện tử, điện lạnh, dầu khí, du lịch, giáo dục…

Dưới tác động của dịch bệnh, “sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn. Chính phủ thấu hiểu điều này, các ngành, các cấp phải thấu hiểu điều này để có biện pháp chỉ đạo sát hơn”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói trong phiên họp thường kỳ Chính phủ hôm qua. Ngay sau phiên họp, Thủ tướng sẽ ban hành Chỉ thị về các giải pháp cấp bách nhằm tháo gỡ khó khăn, duy trì sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19.

Dự thảo Thông tư của NHNN quy định tổ chức tín dụng được quyền quyết định, chịu trách nhiệm về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, nhưng phải quy định cụ thể về tiêu chí xác định khoản nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, giám sát các khoản nợ được hỗ trợ, ngăn chặn việc lợi dụng chính sách để trục lợi…

Gấp rút hướng dẫn ngân hàng hỗ trợ khách vay

Về phía ngành ngân hàng, NHNN đã chủ động chỉ đạo các tổ chức tín dụng thường xuyên rà soát, đánh giá mức độ ảnh hưởng, thiệt hại để kịp thời có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Theo thống kê của NHNN, trong 3 tuần qua, các tổ chức tín dụng đã hỗ trợ cho trên 44 nghìn khách hàng với dư nợ khoảng 222 nghìn tỷ đồng thông qua các biện pháp như: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay các khoản nợ hiện hữu, giảm lãi các vay các khoản cho vay mới, miễn giảm các loại phí, triển khai các chương trình, sản phẩm tín dụng... Cùng với đó, nhiều ngân hàng đã đưa ra các chính sách, chương trình ưu đãi, miễn giảm lãi suất cho vay cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 ước tính trị giá khoảng 70.000 tỷ đồng. Một số ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV… đã giảm 0,5 - 1% lãi suất vay cho cả khoản vay mới và vay hiện hữu. Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng, những chính sách miễn, giảm, giãn nợ, khoanh nợ như vậy rất quan trọng, đặc biệt với những doanh nghiệp trực tiếp phụ thuộc vào dòng tiền.

Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, NHNN đang tiến hành các thủ tục để ban hành gấp Thông tư hướng dẫn các tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Dự thảo Thông tư quy định tổ chức tín dụng (trừ ngân hàng chính sách)  được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay đối với các khoản nợ phát sinh từ hoạt động cấp tín dụng thuộc 2 trường hợp. Thứ nhất, trường hợp khoản nợ chưa chuyển nợ quá hạn mà khách hàng được đánh giá không có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng đã ký, do chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, bao gồm cả các khoản nợ thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Thứ hai là khoản nợ đã chuyển nợ quá hạn trong khoảng thời gian từ ngày 23.1.2020 đến ngày Thông tư được ký ban hành do chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Tổng thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ không vượt quá thời gian cấp tín dụng ban đầu theo hợp đồng đã ký.

Bên cạnh đó, các ngân hàng được giữ nguyên nhóm nợ như đã phân loại theo quy định của NHNN tại thời điểm gần nhất trước thời điểm ngày 23.1.2020 đối với phần dư nợ của các khoản nợ quy định trên mà thời hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng từ ngày 23.1.2020 đến thời điểm liền sau 90 ngày kể từ ngày công bố hết dịch Covid-19.

Theo lý giải của NHNN, chọn ngày 23.1 do đây là thời điểm mà khả năng trả nợ của doanh nghiệp, người dân bắt đầu chịu ảnh hưởng của dịch Covid -19, cũng phù hợp với thời điểm phát hiện trường hợp đầu tiên dương tính với dịch Covid-19. Thời điểm chốt hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi đến thời điểm liền sau 90 ngày sau khi công bố hết dịch, nhằm bảo đảm phù hợp với khả năng phục hồi dòng tiền của khách hàng.

Nhằm ngăn chặn việc lợi dụng dịch bệnh để trục lợi, bảo đảm chất lượng tín dụng, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú đặc biệt lưu ý các tổ chức tín dụng thực hiện giải pháp hỗ trợ trên cơ sở đánh giá chính xác mức độ ảnh hưởng, thiệt hại của khách hàng. Ông cũng cho biết ngành ngân hàng sẽ tiếp tục bám sát diễn biến dịch Covid-19 để có giải pháp phù hợp.

Thị trường

Toàn cảnh Hội thảo
Kinh tế

21 ngành bị ảnh hưởng nếu ngành bia suy giảm

Chiều 25.11, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công thương phối hợp với Hiệp hội Bia, Rượu, Nước giải khát tổ chức hội thảo công bố "Báo cáo đánh giá tác động của việc điều chỉnh tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành bia Việt Nam".

ABBANK khuyến nghị khách hàng sớm hoàn tất cập nhật thông tin sinh trắc học
Thị trường

ABBANK khuyến nghị khách hàng sớm hoàn tất cập nhật thông tin sinh trắc học

Tuân thủ Thông tư 17/2024/TT-NHNN và Thông tư 18/2024/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) thông báo đến khách hàng về yêu cầu bắt buộc thực hiện cập nhật thông tin sinh trắc học cho tất cả các giao dịch tài khoản trực tuyến và giao dịch thẻ tại Ngân hàng từ ngày 1.1.2025.

Ảnh minh họa
Thị trường

Xuất khẩu dừa và sản phẩm chế biến có thể đạt 1,2 tỷ USD

Ông Cao Bá Đăng Khoa, Tổng Thư ký Hiệp hội Dừa Việt Nam cho biết, kim ngạch xuất khẩu dừa và sản phẩm chế biến năm nay có thể đạt 1,2 tỷ USD, tăng 15 - 20% so với năm 2023. Tuy tăng trưởng mạnh nhưng muốn bền vững, cần bảo đảm nguồn cung ổn định, chất lượng tốt và quan tâm xây dựng thương hiệu cho ngành dừa.

 'Hot tiktoker' Quang Linh Vlog phải xin lỗi khách hàng vì bán hàng "không giống như quảng cáo", chuyên gia khuyến cáo việc livestream
Thị trường

'Hot tiktoker' Quang Linh Vlog phải xin lỗi khách hàng vì bán hàng "không giống như quảng cáo", chuyên gia khuyến cáo việc livestream

Theo ông Phạm Huy Phong, chuyên gia kinh tế, xu thế người nổi tiếng bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội đang nở rộ. Tuy nhiên, mỗi người bán hàng cần có trách nhiệm kiểm tra, kiểm nghiệm kỹ trước khi quyết định livestream để đưa ra sản phẩm giới thiệu tới khách hàng.

Khơi thông "điểm nghẽn" tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Thị trường

Khơi thông "điểm nghẽn" tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Cuối năm là thời điểm các doanh nghiệp bước vào giai đoạn "nước rút" cho các kế hoạch sản xuất kinh doanh mùa cao điểm, nhu cầu về vốn vì thế cũng tăng đột biến. Gói ưu đãi lãi suất đặc biệt với tổng hạn mức 6.000 tỷ đồng đã được Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) triển khai từ nay cho đến 31.1.2025 nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. 

SHB lần thứ 4 được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất ngành Tài chính
Thị trường

SHB lần thứ 4 được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất ngành Tài chính

SHB nhiều năm liền được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành Tài chính, minh chứng cho những nỗ lực vượt trội của Ngân hàng trong việc minh bạch thông tin và quản trị doanh nghiệp theo thông lệ tốt nhất về phát triển bền vững.

Băn khoăn đánh thuế với nước giải khát có đường
Thị trường

Đánh giá tác động toàn diện thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường

Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) bổ sung mặt hàng nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào diện đánh thuế. Nhấn mạnh nguyên tắc đánh thuế là bảo đảm cân bằng, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước và người nộp thuế, các chuyên gia khuyến nghị cần đánh giá tác động toàn diện để xây dựng chính sách và quyết định thời điểm áp dụng cho phù hợp.

Kho lạnh NECS chính thức mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan
Thị trường

Kho lạnh NECS chính thức mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế, việc tối ưu hóa quy trình xuất nhập khẩu trở thành yếu tố then chốt để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Kho lạnh NECS tự hào công bố việc đưa dịch vụ Kho lạnh ngoại quan chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động logistics cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Việt Nam.

Xác thực thông tin khách hàng vay trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư: Bước tiến lớn cho các cơ sở cầm đồ
Thị trường

Xác thực thông tin khách hàng vay trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư: Bước tiến lớn cho các cơ sở cầm đồ

Việc xác thực thông tin khách hàng vay cầm cố tài sản dựa trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được xem là một bước tiến lớn đối với các cơ sở cầm đồ, đặc biệt là tại TP. Hồ Chí Minh. Mô hình này đem lại lợi ích cho cả cơ quan quản lý lẫn đơn vị cho vay. 

Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển
Thị trường

"Vốn ngân hàng dành cho ĐBSCL không thiếu"

Đây là khẳng định Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú khẳng định tại hội thảo “Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa ĐBSCL phát triển nhanh, bền vững” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.11 tại Cần Thơ.

Hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu thành phố Cần Thơ
Thị trường

Hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu thành phố Cần Thơ

Dù đóng góp 95% sản lượng gạo xuất khẩu và chiếm 60% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước, nhưng đồng bằng sông Cửu Long gặp khó khăn về khả năng tiếp cận và hấp thu nguồn vốn tín dụng. Theo Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Cần Thơ Huỳnh Thanh Sử, để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của doanh nghiệp xuất khẩu, cần linh hoạt áp dụng các hình thức bảo đảm tiền vay, thời hạn và lãi suất ưu đãi, cải tiến quy trình, thủ tục cho vay.

Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam Trương Đình Hoè.
Thị trường

Cần đa dạng hóa các nguồn tín dụng nông nghiệp hướng đến phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tại Hội thảo "Thúc đẩy tín dụng cho ngành nông sản chủ lực, đưa đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững", Chuyên gia Kinh tế, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia, Tiến sĩ Cấn Văn Lực đã trình bày tổng quan về nguồn vốn dành cho nông nghiệp, nông thôn và đề xuất các giải pháp quan trọng nhằm phát triển bền vững ngành nông nghiệp Việt Nam.

Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam Trương Đình Hoè. Ảnh: Lâm Hiển
Kinh tế

Tín dụng - đòn bẩy cho chuỗi giá trị nông sản bền vững ở ĐBSCL

Tại hội nghị "Thúc đẩy tín dụng cho ngành nông sản chủ lực, đưa đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững," Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) Trương Đình Hòe đã trình bày những nhận định quan trọng về thị trường thủy sản toàn cầu, triển vọng xuất khẩu của Việt Nam và các giải pháp tín dụng cho ngành thủy sản.

Quảng Bình chủ động hỗ trợ doanh nghiệp bắt nhịp chuyển đổi số
Thị trường

Quảng Bình chủ động hỗ trợ doanh nghiệp bắt nhịp chuyển đổi số

Thời gian qua, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Quảng Bình (Trung tâm) đã chủ động tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn bắt nhịp với xu hướng sản xuất, kinh doanh trên nền tảng số. Để tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn, Trung tâm sẽ triển khai mạnh mẽ hơn nữa các giải pháp để đẩy mạnh chuyển đổi số.

Ảnh minh họa
Thị trường

Cơ hội để xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ

Thương mại thủy sản Việt Nam với Hoa Kỳ ít bị tác động bởi những biến động chính trị. Tuy nhiên, chính sách thương mại đặc thù dưới thời Tổng thống Donald Trump có thể tạo ra cả cơ hội lẫn thách thức cho xuất khẩu thủy sản nước ta, đòi hỏi doanh nghiệp phải tuân thủ các tiêu chuẩn về vệ sinh, an toàn thực phẩm và linh hoạt ứng phó với những thay đổi thuế quan.

Hải Phòng: Ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ
Thị trường

Hải Phòng: Ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ

Theo đại diện Sở Công Thương TP. Hải Phòng, Thành phố đã ban hành nhiều Nghị quyết, quyết định phát triển công nghiệp, trong đó có nhiều Nghị quyết, Quyết định, chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, sản xuất công nghiệp tập trung phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn như: Công nghiệp điện tử - tin học; công nghiệp ứng dụng công nghệ cao; công nghiệp cơ khí chế tạo máy móc, thiết bị; công nghiệp hỗ trợ phục vụ các ngành công nghiệp mũi nhọn.