Thảo luận tại Kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh Nghệ An Khóa XVIII

Tìm giải pháp tháo gỡ “điểm nghẽn” trong tuyển dụng giáo viên

Ghi nhận những kết quả đạt được trong thực hiện các chỉ tiêu phát triển KT-XH 6 tháng đầu năm, phiên thảo luận tại kỳ họp thứ 14, đại biểu HĐND tỉnh còn chỉ rõ một số "điểm nghẽn" trong vệc tuyển dụng giáo viên theo Quyết định số 72-QĐ/TW triển khai chậm; giải pháp xử lý rác thải; Công viên sinh thái vĩnh hằng bao giờ được đưa vào sử dụng; tồn tại, vướng mắc của Dự án Hồ chứa nước Bản Mồng...

Bao giờ Công viên sinh thái vĩnh hằng đưa vào sử dụng?

Phát biểu thảo luận, đại biểu Võ Thị Minh Sinh bày tỏ, trong nhiều năm gần đây, người dân đang thay đổi quan điểm từ mai táng sang hỏa táng, đây là xu hướng tiếp cận rất văn minh của nhân dân, là tiến bộ rất đáng ghi nhận… Chính vì vậy, từ năm 2008, UBND tỉnh đã có chủ trương kêu gọi đầu tư Dự án Công viên nghĩa trang sinh thái vĩnh hằng để đáp ứng nguyện vọng của đông đảo người dân.

 “Tuy nhiên, đến nay đã gần 15 năm, người dân vẫn phải vượt đường xa ra Thanh Hóa, vào Hà Tĩnh để hỏa táng, đây là bức xúc rất lớn của đông đảo người dân. Rất nhiều cử tri và Nhân dân phản ánh qua MTTQ Việt Nam tỉnh Nghệ An bao giờ Công viên sinh thái vĩnh hằng được đưa vào sử dụng”, đại biểu Võ Thị Minh Sinh trăn trở.

Tìm giải pháp tháo gỡ các nút thắt, “điểm nghẽn” -0
Đại biểu Võ Thị Minh Sinh phát biểu. Ảnh: Khắc Ngọc

Trước vấn đề đại biểu quan tâm, Giám đốc Sở Xây dựng Nguyễn Trường Giang cho biết: Dự án Công viên nghĩa trang sinh thái vĩnh hằng được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư năm 2017. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại dự án chưa giải phóng mặt bằng (GPMB) hoàn toàn theo ranh giới được phê duyệt quy hoạch và người dân xung quanh chưa đồng thuận cao về chủ trương thực hiện. “Tỉnh ủy, UBND tỉnh đang chỉ đạo các cơ quan liên quan thực hiện công tác dân vận; cùng với đó, giao các sở, ngành rà soát các thủ tục cần thiết để tiếp tục thực hiện dự án”, ông Nguyễn Trường Giang khẳng định.

Sẽ bố trí thêm 993 tỷ đồng GPMB dự án Hồ chứa nước Bản Mồng

Liên quan đến giải pháp xử lý tồn tại, vướng mắc của Dự án Hồ chứa nước Bản Mồng - nội dung đông đảo cử tri quan tâm được đại biểu HĐND tỉnh đưa ra tại phiên thảo luận, Giám đốc Sở NN và PTNT Phùng Thành Vinh cho biết: Dự án được Chính phủ cho chủ trương đầu tư từ năm 2006 và đến năm 2009, Bộ NN và PTNT phê duyệt dự án với tổng mức đầu tư 3.741 tỷ đồng… Tuy nhiên, đến năm 2011, thực hiện Nghị quyết số 11 của Chính phủ và Chỉ thị số 1792, do tình hình kinh tế khó khăn, thực hiện cắt giảm đầu tư công nên dự án bị giãn tiến độ.

Tìm giải pháp tháo gỡ các nút thắt, “điểm nghẽn” -0
Các đại biểu tham dự kỳ họp. ảnh: Khắc Ngọc

Đến năm 2017, dự án mới được bố trí vốn thực hiện 4 hợp phần (đập chính, thủy điện, giải phóng mặt bằng, kênh mương). Trong đó, hợp phần GPMB giao cho tỉnh Nghệ An. Từ 2009 đến nay, tỉnh đã thực hiện GPMB 672ha, với kinh phí 574 tỷ đồng.

Sau cuộc làm việc tại Nghệ An vào tháng 7.2022, trên cơ sở khảo sát thực tế tại dự án, Thủ tướng Chính phủ đã có thông báo kết luận, sau đó Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu bố trí thực hiện tiếp dự án trong giai đoạn 2021 - 2025, với tổng mức đầu tư bổ sung 1.850 tỷ đồng do trượt giá và một số chính sách…

Tìm giải pháp tháo gỡ các nút thắt, “điểm nghẽn” -0
Giám đốc Sở NN và PTNT Phùng Thành Vinh phát biểu. Anh: Khắc Ngọc

Tuy nhiên, tại thời điểm năm 2006 chỉ có thông báo chủ trương đầu tư, trong khi đó, theo quy định mới cần phải có quyết định chủ trương đầu tư nên Bộ NN và PTNT đã tham mưu và Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì để điều chỉnh tổng mức đầu tư…

“Đến nay, dự án được điều chỉnh tổng mức đầu tư, dự kiến thêm 1.850 tỷ đồng, trong đó, tỉnh Nghệ An được bố trí thêm 993 tỷ đồng để GPMB. Tỉnh Nghệ An sẽ triển khai tổ chức thực hiện các bước tiếp theo, dự kiến triển khai giai đoạn 2023 – 2026”, ông Phùng Thành Vinh cho biết.

Dự án Hồ chứa nước Bản Mồng là công trình đại thủy nông lớn nhất Nghệ An, cũng như vùng Bắc Trung Bộ. Tuy nhiên, thay vì hoàn thành theo tiến độ đề ra là năm 2015, thì đến nay, công trình trọng điểm quốc gia này vẫn còn dang dở. Hồ chứa nước Bản Mồng có dung tích chứa là 225 triệu m3, là dự án có tiêu chí quan trọng quốc gia, có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống dân sinh khu vực miền Tây Nghệ An và một phần của huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa, với mục tiêu góp phần giải quyết 1/3 nhu cầu thiếu nước của tỉnh Nghệ An và Nam Thanh Hóa, sẽ cấp nước tưới cho 18.871 ha cây trồng ven sông Hiếu; cấp nước cho sản xuất công nghiệp, dân sinh; bổ sung nước về mùa kiệt cho sông Lam, cắt giảm lũ cho hạ du sông Hiếu; đồng thời, kết hợp phát điện với công suất 45MW, phát triển du lịch.

Sẽ ban hành quy định mới về giá dịch vụ thu gom xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Ngoài ý kiến thảo luận tại tổ đề cập đến giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường tại Khu xử lý chất thải rắn Nghi Yên, phiên thảo luận tại hội trường đại biểu Hà Xuân Quang (huyện Diễn Châu) nêu thực trạng: Hiện nay, việc triển khai phân loại rác thải tại nguồn được địa phương triển khai, tuy nhiên, quá trình thu gom chưa có xe chuyên dụng vận chuyển theo 3 loại rác được người dân phân loại và việc xử lý chưa theo phân loại, nên chưa hiệu quả…

Vì vậy, đại biểu Hà Xuân Quang đề nghị tỉnh nghiên cứu thu hút nhà máy xử lý rác thải theo phân loại và đầu tư xe chuyên dụng vận chuyển.

Tìm giải pháp tháo gỡ các nút thắt, “điểm nghẽn” -0
Đại biểu Hà Xuân Quang (huyện Diễn Châu) phát biểu. Ảnh: Khắc Ngọc

Cũng quan tâm đến vấn đề xử lý rác thải, đại biểu Phan Thị Minh Lý phản ánh quy định giá phí tối đa dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý rác thác theo Quyết định số 19 của UBND tỉnh ban hành năm 2019 không còn phù hợp với thực tế, gây khó khăn cho các địa phương… Do đó, đại biểu đề nghị UBND tỉnh nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành quyết định mới thay thế phù hợp thực tế.

Giải trình làm rõ thêm một số vấn đề đại biểu thảo luận, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hoàng Quốc Việt thông tin: Khu xử lý chất thải rắn Nghi Yên có diện tích 46ha, với 8 ô chôn lấp. Sau hơn 10 năm đi vào hoạt động, đã có 3 ô lấp đầy; dự kiến đến năm 2027 (nghĩa là khoảng 4 năm nữa), khu chôn lấp chất thải rắn Nghi Yên sẽ hết chỗ để xử lý… Về vấn đề này, Sở đã tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị cấp huyện thực hiện vận chuyển, xử lý rác thải tại Khu xử lý chất thải rắn Nghi Yên chủ động xây dựng kế hoạch, phương án xử lý rác thải tại địa phương.

Tìm giải pháp tháo gỡ các nút thắt, “điểm nghẽn” -0
Đại biểu Phan Thị Minh Lý (huyện Yên Thành) phát biểu. Ảnh Khắc Ngọc
Tìm giải pháp tháo gỡ các nút thắt, “điểm nghẽn” -0
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hoàng Quốc Việt giải trình. Ảnh: Khắc Ngọc

Còn vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường xảy ra tại khu xử lý, hiện đã hoàn thành, đưa vào vận hành chính thức Trạm xử lý nước rỉ rác công suất 200m3/ngày đêm, bảo đảm xử lý nước thải đạt quy chuẩn trước khi xả thải; đồng thời, tiếp tục tăng cường phun hóa chất khử mùi, vệ sinh xe chở rác khi ra vào khu chôn lấp, dọn dẹp vệ sinh tuyến đường ra vào… “Hiện, UBND tỉnh đã giao Ban Quản lý Khu Kinh tế Đông Nam phối hợp với các sở, ngành liên quan thu hút đầu tư các dự án xử lý rác thải sinh hoạt theo công nghệ hiện đại, đáp ứng cao về công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh”, ông Việt cho biết.

Liên quan quy định mức giá dịch vụ, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết: Hiện, Sở đang xây dựng quy định quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Nghệ An (cuối năm 2023 sẽ hoàn thành). Sau khi có quy định về quản lý chất thải rắn thì Sở Tài chính sẽ tham mưu sửa đổi Quyết định số 19 của UBND tỉnh, dự kiến sẽ áp dụng vào năm 2024… “Về phân loại rác tại nguồn, theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì chậm nhất đến ngày 31.12.2024 phải triển khai việc phân loại chất thải tại nguồn. Hiện, đang chờ Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt để có cơ sở xây dựng phương án phân loại, thu gom, xử lý chất thải cho các địa phương trên địa bàn tỉnh”, ông Hoàng Quốc Việt nhấn mạnh.

Khẩn trương hoàn thành việc tuyển dụng giáo viên

Giải trình về ý kiến của đại biểu khi cho rằng việc tuyển dụng giáo viên theo Quyết định số 72-QĐ/TW triển khai chậm, Giám đốc Sở Nội vụ Nguyễn Viết Hưng cho biết: Ngày 18.7.2022, Bộ Chính trị ban hành Quyết định số 72-QĐ/TW về biên chế các cơ quan Đảng, MTTQ Việt Nam, tổ chức chính trị ở Trung ương, các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy khối trực thuộc Trung ương giai đoạn 2022-2026. Theo phân bổ, Nghệ An được giao 2.820 biên chế sự nghiệp giáo dục.

Tìm giải pháp tháo gỡ các nút thắt, “điểm nghẽn” -0
Các đại biểu dự phiên thảo luận tại Hội trường. Ảnh: Khắc Ngọc

UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3298/QĐ-UBND ngày 25.10.2022 về bổ sung biên chế giáo viên năm học 2022 - 2023 cho Sở Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT), UBND các huyện, thành phố, thị xã. Theo đó, 2.820 biên chế sự nghiệp giáo dục được phân bổ như sau: 2.164 biên chế giáo viên thuộc bậc học mầm non, 498 biên chế giáo viên tiểu học, 142 biên chế giáo viên THCS và 16 biên chế giáo viên THPT.

Sở Nội vụ đã phối hợp và Sở GD và ĐT ban hành công văn để hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện việc tuyển dụng giáo viên và yêu cầu các đơn vị hoàn thành trước ngày 30.1.2023. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có 5 huyện đã hoàn thành việc tuyển dụng giáo viên.

Tìm giải pháp tháo gỡ các nút thắt, “điểm nghẽn” -0
Đại biểu Lô Thị Kim Ngân (huyện Thanh Chương) phát biểu. Ảnh: Khắc Ngọc

Đặc biệt, trong tổng số 2.820 biên chế giáo viên được bổ sung đã phân bổ 1.330 biên chế để tuyển dụng giáo viên hợp đồng theo Nghị định số 06/2018/NĐ-CP ngày 5.1.2018 của Chính phủ và hợp đồng theo Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT-BGDĐT-BTC-BNV ngày 11.3.2013 của liên bộ Giáo dục và Đào tạo – Tài chính – Nội vụ (giáo viên hợp đồng theo Nghị định 06, 09). Đến nay đã có 9 huyện hoàn thành việc tuyển dụng giáo viên hợp đồng theo Nghị định 06, 09. Còn 3 huyện còn lại đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch, kế hoạch tuyển dụng; các huyện hiện đang thực hiện các quy trình còn lại, phấn đấu đến đầu năm học 2023 -2024 sẽ hoàn thành việc tuyển dụng giáo viên.

“Có nhiều địa phương triển khai rất chậm. Sau khi Sở GD và ĐT có Công văn hướng dẫn việc tuyển dụng giáo viên, có địa phương sau 3 tháng mới xây dựng kế hoạch xong, sau đó UBND huyện trình Ban Chỉ đạo biên chế của huyện thêm 1 tháng nữa, mới gửi lên Sở Nội vụ… Hy vọng các đơn vị còn lại khẩn trương triển khai để hoàn thành nhiệm vụ được giao”, Giám đốc Sở Nội vụ nhấn mạnh.

Thảo luận tại Hội trường, đại biểu Nguyễn Công Văn (huyện Nghi Lộc) cho biết: HĐND tỉnh có Nghị quyết số 23 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 22/2019/NQ-HĐND ngày 12.12.2019 về số lượng, chức danh, mức phụ cấp, chế độ chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách và các đối tượng khác ở xã, phường, thị trấn và xóm, khối, bản trên địa bàn tỉnh Nghệ An… Tuy nhiên, hiện nay có những bất cập về chế độ, chính sách cho các chi đoàn, chi hội.

Trên cơ sở đó, đại biểu Nguyễn Công Văn đề nghị các cơ quan chức năng tham mưu cho HĐND tỉnh sớm ban hành Nghị quyết mới để sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 23 của HĐND tỉnh về chế độ phụ cấp, trong đó, nên bỏ từ “bồi dưỡng” cho các chi đoàn, chi hội. Đồng thời nêu câu hỏi bao giờ Nghị định số 33, ngày 10.6.2023, quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố được thực hiện trên địa bàn tỉnh.

Tìm giải pháp tháo gỡ các nút thắt, “điểm nghẽn” -0
Giám đốc Sở Nội vụ Nguyễn Viết Hưng giải trình vấn đề đại biểu đặt ra. Ảnh: Khắc Ngọc

Liên quan đến ý kiến này, Giám đốc Sở Nội vụ Nguyễn Viết Hưng cho biết: Ngày 10.6.2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 33/2023/NĐ-CP quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố thay thế Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24.4.2019 về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố. Ngay sau đó, ngày 13.6.2023, Sở Nội vụ đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Công văn số 4638 về triển khai thực hiện Nghị định số 33.

Nghị định số 33 là văn bản quan trọng liên quan đến việc quy định số lượng và chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, cho nên việc triển khai xây dựng các văn bản, lộ trình thực hiện cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng. Người đứng đầu ngành Nội vụ cho biết ngành sẽ cố gắng hoàn thành sớm lộ trình, tham mưu các văn bản hướng dẫn để đưa Nghị định số 33 vào thực tiễn.

Sửa chữa, nâng cấp đường 532 là hết sức cấp thiết

 Liên quan đến giao thông, đại biểu Vi Văn Quý (huyện Quỳ Hợp) nêu rõ: Trên địa bàn tỉnh đang thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có nội dung phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thực tế, giao thông đóng vai trò rất quan trọng, là động lực cho sự phát triển. Song với thực trạng xuống cấp của tuyến đường tỉnh lộ 532 đi qua địa bàn 5 xã Châu Lộc, Liên Hợp, Châu Tiến, Châu Hồng và Châu Thành trở thành một trong những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của các địa phương.

Mặt khác, tuyến đường này đi qua 5/21 xã, thị trấn, tức là chiếm gần ¼ đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quỳ Hợp. Vì tuyến đường xuống cấp nghiêm trọng nên đã gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông, ảnh hưởng đến tâm lý và an toàn của người dân khi đi lại trên tuyến đường này.

Tìm giải pháp tháo gỡ các nút thắt, “điểm nghẽn” -0
Đại biểu Vi Văn Quý (huyện Quỳ Hợp) phát biểu. Ảnh: Khắc Ngọc

Đại biểu Vi Văn Quý cho rằng: Các xã có tuyến đường 532 đi qua là “rốn” của thủ phủ khoáng sản. Hàng năm, các xã này đóng góp hàng trăm tỷ đồng cho ngân sách tỉnh từ việc thu thuế khai thác khoáng sản. Chưa kể đến một số quy định, địa phương có hoạt động khai thác khoáng sản thì phải điều tiết nguồn lực để phục vụ an sinh xã hội ở địa phương đó theo quy định.

Hàng năm, mặc dù đã điều tiết sử dụng nguồn duy tu bảo dưỡng được 2-3km. Tuy nhiên, với chiều dài của tuyến đường là 28,5km thì nếu chỉ trích kinh phí từ nguồn duy tu bảo dưỡng phải mất hơn 9 năm hoàn hoàn thành, chưa kể bảo dưỡng đến điểm cuối thì điểm đầu đã hư hỏng... “Nhân dân đã mòn mỏi, trông chờ hàng chục năm nay và tại các cuộc tiếp xúc cử tri vấn đề này được nhắc đến rất nhiều lần”, đại biểu Quý bày tỏ.

Từ những nhận định trên, đại biểu Vi Văn Quý đề nghị UBND tỉnh đồng ý chuyển từ duy tu bảo dưỡng sang nâng cấp tuyến đường này để góp phần phát triển kinh tế - xã hội huyện Quỳ Hợp nói chung và 5 xã trên nói riêng, đáp ứng nguyện vọng và sự chờ đời của người dân trên địa bàn hàng chục năm nay.

Tìm giải pháp tháo gỡ các nút thắt, “điểm nghẽn” -0
Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hoàng Phú Hiền phát biểu. Ảnh: Khắc Ngọc

Giải trình về vấn đề này, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hoàng Phú Hiền đồng ý về thực trạng xuống cấp của tuyến đường 532 như đại biểu Quý phản ánh, trong số 28,5km của tuyến đường có gần 20km xuống cấp nghiêm trọng. Song, ông Hoàng Phú Hiền chia sẻ: Hiện, Sở đang quan lý 49 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài 942km, trong đó có 197km hư hỏng nên việc duy tu, bảo dưỡng gặp rất nhiều khó khăn trong điều kiện ngân sách hạn hẹp như hiện nay. Do vậy cần phải rà soát, lựa chọn những điểm có tính cấp bách để ưu tiên sửa chữa trước, do đó đề nghị đại biểu cũng như cử tri huyện Quỳ Hợp hết sức chia sẻ; đồng thời đề nghị các sở, ngành liên quan tham mưu bố trí kinh phí để hoàn thành việc sửa chữa tuyến đường 532 trong thời gian sớm nhất.

Tìm giải pháp tháo gỡ các nút thắt, “điểm nghẽn” -0
Giám đốc Sở Tài chính Trịnh Thanh Hải phát biểu. Ảnh: Khắc Ngọc

Liên quan về nội dung này, Giám đốc Sở Tài chính Trịnh Thanh Hải cho biết: Nguồn vốn để bố trí sửa chữa, nâng cấp tuyến đường 532 hết sức khó khăn, nếu có thể cân đối được, Sở Tài chính sẽ ưu tiên…

Đối với kiến nghị điều tiết nguồn ngân sách thu từ thuế khai thác khoáng sản cho địa phương, Sở Tài chính đã rất nhiều lần có văn bản trả lời cho các huyện. Sở cũng đã tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh điều chỉnh Nghị quyết phân cấp nguồn thu từ khoáng sản cho các huyện. Hiện, phí bảo vệ môi trường phân cấp 50% cho cấp huyện và 50% cho cấp xã. Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản thì theo tỷ lệ tỉnh 30%, huyện 50% và xã 20%. Nếu bây giờ đề xuất tăng thêm % (phần trăm) trích cho địa phương theo Giám đốc Sở Tài chính là không phù hợp.

Diễn đàn

Ban hành các chính sách an sinh xã hội đặc thù
Diễn đàn

Ban hành các chính sách an sinh xã hội đặc thù

Để phấn đấu đến năm 2030, tỉnh Bình Dương hoàn thành các chỉ tiêu về an sinh xã hội, tỉnh sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội theo hướng bảo đảm triển khai các chính sách của Trung ương, đồng thời ban hành các chính sách đặc thù phù hợp của tỉnh; tiếp tục hoàn thiện hệ thống trợ giúp xã hội; triển khai đồng bộ các chính sách an sinh xã hội…

Giao Thường trực HĐND giải quyết vấn đề phát sinh
Diễn đàn

Giao Thường trực HĐND giải quyết vấn đề phát sinh

Tăng tỷ lệ đại biểu HĐND chuyên trách cấp tỉnh, thành lập Ban Đô thị HĐND cấp huyện, có cơ chế giao thẩm quyền Thường trực HĐND giải quyết vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp nhằm khắc phục hạn chế, bất cập đã phát sinh trong thực tiễn… là các giải pháp cụ thể ở 6 nhóm chính sách trong hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) gửi lấy ý kiến 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Phát huy danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO non nước Cao Bằng
Diễn đàn

Phát huy danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO non nước Cao Bằng

Để ngành du lịch Cao Bằng phát triển bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Thường trực HĐND tỉnh về nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch, các đại biểu đề nghị: cần chú trọng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng, du lịch gắn với làng nghề truyền thống, du lịch sinh thái; tăng cường liên kết, hợp tác với các tỉnh, thành trong quảng bá, xúc tiến du lịch... Đặc biệt, cần phát huy tốt vai trò danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO non nước Cao Bằng trong thúc đẩy phát triển du lịch bền vững.

Bài cuối: Tiếp nối mạch nguồn vì dân phục vụ
Chính trị

Bài cuối: Tiếp nối mạch nguồn vì dân phục vụ

Đất nước đang đứng trước thời điểm lịch sử mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc như Tổng Bí thư Tô Lâm nhiều lần khẳng định. Cử tri và nhân dân tin tưởng, kỳ vọng, với truyền thống kế thừa, khát khao đổi mới và cống hiến, tiếp nối mạch nguồn của dân tộc: “Như nước Đại Việt ta từ trước/ Vốn xưng nền văn hiến đã lâu/... Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau/ Song hào kiệt thời nào cũng có.” (Nguyễn Trãi - Bình Ngô đại cáo) - những người đại biểu của nhân dân, đặc biệt là người đứng đầu luôn lắng nghe tiếng nói từ TRÁI TIM mình, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, kiên định con đường mà Đảng, Bác Hồ và các thế hệ đi trước đã lựa chọn.

Bảo đảm sự lãnh đạo trực tiếp, thường xuyên và bố trí cán bộ ưu tú đảm nhận các vị trí chủ chốt của HĐND cấp xã là giải pháp hết sức quan trọng
Diễn đàn

Bài cuối: Hoàn thiện tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn - yêu cầu cấp thiết

Qua từng lá phiếu bầu, cử tri đã lựa chọn, giao trách nhiệm cho những đại biểu HĐND đại diện cho ý chí, nguyện vọng trong hệ thống chính quyền ở cơ sở. Để mỗi quyết định của HĐND đều phản ánh được yêu cầu thực tiễn ở cơ sở, thể hiện mối quan hệ chặt chẽ, sinh động giữa cuộc sống và chính sách pháp luật phục vụ phát triển, yêu cầu hoàn thiện quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn HĐND cấp xã nói chung, của các Ban HĐND cấp xã nói riêng là cấp thiết.

Lãnh đạo các Ban và đại biểu HĐND phường Hồng Phong, thành phố Đông Triều khảo sát thực tế tiến độ giải quyết kiến nghị của cử tri
Diễn đàn

Bài 2: Chưa thể thực thi đầy đủ quyền hạn, nhiệm vụ

Mặc dù đảm nhiệm rất nhiều công việc quan trọng, song trên thực tế hoạt động của Ban HĐND cấp xã thời gian qua còn không ít những vướng mắc, hạn chế. Có một thực tế đã được chỉ rõ qua giám sát của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ninh là không ở góc độ này thì lại góc độ khác, các Ban HĐND cấp xã gần như đều chưa thể triển khai đầy đủ quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ của mình.

Bài 4: Lấy hạnh phúc của Nhân dân là niềm vui, lẽ sống
Diễn đàn

Bài 4: Lấy hạnh phúc của Nhân dân là niềm vui, lẽ sống

Trong đời sống chính trị - xã hội ở bất kỳ nền cộng hòa nào trên thế giới, việc xây dựng những giá trị cốt lõi cho cơ quan đại diện của Nhân dân, cùng với việc có được người lãnh đạo làm “Thủ lĩnh chính trị”, hội tụ đủ đức và tài để hun đúc niềm tin, sức mạnh, làm điểm tựa tinh thần cho người dân luôn là điều kiện tiên quyết dẫn dắt dân tộc đó tiến lên. Di sản của Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã truyền đi lòng TRẮC ẨN và ngọn lửa nhiệt huyết cho người đại biểu nhân dân, tận tâm, tận lực, tận hiến; tiếp nối lịch sử hào hùng ngàn năm văn hiến của dân tộc, LẤY HẠNH PHÚC CỦA NHÂN DÂN LÀ NIỀM VUI, LẼ SỐNG.

Đoàn giám sát của MTTQ tỉnh Quảng Ninh họp thống nhất về kết quả giám sát chuyên đề hoạt động của các Ban HĐND cấp xã tại một số địa phương
Diễn đàn

Bài 1: Góp phần tạo nên sức mạnh của chính quyền cơ sở

Cơ sở là nơi phản ánh rõ nét, sinh động nhất về sự gắn bó mật thiết giữa chính quyền với người dân và cũng là nơi đánh giá thực chất nhất về sức sống của các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước khi được triển khai vào cuộc sống. Trong suốt quá trình phát triển, HĐND xã luôn được quan tâm xây dựng, giữ vai trò quan trọng trong tổ chức bộ máy nhà nước. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, cơ quan dân cử cơ sở hiện nay vẫn chưa thể phát huy hết vị trí, vai trò. Trong đó, các Ban chuyên môn của HĐND cấp xã ở Quảng Ninh là một ví dụ điển hình...

Bài 3: Lời hiệu triệu từ trái tim
Chính trị

Bài 3: Lời hiệu triệu từ trái tim

Trong vai trò người đại biểu dân cử, những phát biểu của Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đều rất khúc chiết với những tư tưởng mang tầm định hướng ngắn gọn, giản dị và sâu sắc, thể hiện chiều sâu trí tuệ và sự chân thành. Một trong những thông điệp rõ nét và xuyên suốt, đó là các đại biểu dân cử - trung tâm mọi hoạt động, đổi mới của cơ quan dân cử phải thực sự dốc lòng vì nước, vì dân, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, “Phải làm cho xứng đáng với đồng bào, cho xứng đáng với Tổ quốc” như Bác Hồ đã dạy. Đó chính là LỜI HIỆU TRIỆU TỪ TRÁI TIM.

Ổn định dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn
Diễn đàn

Ổn định dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn

Từ Chương trình bố trí sắp xếp ổn định dân cư ra khỏi vùng thiên tai nguy hiểm theo hình thức tập trung, xen ghép và ổn định tại chỗ, tỉnh Tuyên Quang đã kịp thời di chuyển các hộ ra khỏi vùng thiên tai nguy hiểm, giúp ổn định dân cư từ các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, di cư tự do, khu rừng phòng hộ, khu rừng đặc dụng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh trên địa bàn.

Đoàn Giám sát làm việc với Trường THPT Nguyễn Huệ (TP. Huế)
Diễn đàn

Xây dựng lộ trình, giải pháp với chỉ tiêu trường đạt chuẩn

Giám sát việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và xây dựng cơ sở vật chất trường học bậc THPT trên địa bàn từ năm 2021 đến nay, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị, ngành giáo dục và đào tạo tiếp tục rà soát, đề xuất với HĐND, UBND tỉnh bố trí kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cho các trường còn thiếu; xây dựng lộ trình, giải pháp đạt chỉ tiêu đề ra về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ở bậc THPT. Đồng thời, có định hướng đầu tư xây dựng, sửa chữa hợp lý, bảo đảm các tiêu chí về cơ sở vật chất theo quy định...

Bài 2: Đập nhịp đập của cuộc sống, của Nhân dân
Chính trị

Bài 2: Đập nhịp đập của cuộc sống, của Nhân dân

Phát biểu tại Hội nghị Tổng kết hoạt động của Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) thành phố Hà Nội Khóa XII, nhiệm kỳ 2007 - 2011, ngày 15.3.2011, Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trên cương vị Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: “Chúng ta đập nhịp đập của cuộc sống, của trái tim, của Nhân dân thì nhất định hoạt động của Quốc hội sẽ sinh động và hiệu quả”. Đó cũng chính là “sợi chỉ đỏ” gắn kết mối liên hệ “máu thịt” giữa đại biểu với cử tri - mạch nguồn hoạt động dân cử, góp phần thiết thực xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam - một nhà nước mà ở đó “bao nhiêu lợi ích đều vì dân; bao nhiêu quyền hạn đều của dân” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định.

Bài 1: Từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà phục vụ
Hội đồng nhân dân

Bài 1: Từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà phục vụ

Có một câu chuyện sâu sắc về người con hàng ngày mọi việc đều tin tưởng vào tư vấn của cha, một hôm lại gần cha và hỏi: Khi cha qua đời, làm sao để con biết điều gì làm hay không nên làm? Câu trả lời của người cha thật thấm thía: Con hãy hỏi trái tim mình. Chợt nhớ đến câu nói xúc động cùng hành động (đặt tay lên ngực trái) chạm đến trái tim hàng triệu, triệu người dân đất Việt của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi nhắc lại một câu của nhà văn Nguyễn Đình Thi viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bộ phim “Hồ Chí Minh - Chân dung một con người”: “Trên ngực áo này không một tấm huân chương, nhưng dưới làn áo mỏng này có một trái tim”(1). Đó là trái tim của một bậc đại trí, nhân kiệt, cả cuộc đời thanh cao, giản dị, một lòng, một dạ vì nước, vì non, vì cơ đồ giang san - Người đại biểu trọn vẹn lời hứa với dân, lời thề trước cờ Đảng, cờ Tổ quốc, một tấm gương mẫu mực, sáng ngời cho các đại biểu dân cử.

Lựa chọn các ngành, nghề thị trường có nhu cầu
Diễn đàn

Lựa chọn các ngành, nghề thị trường có nhu cầu

Khảo sát Việc hỗ trợ lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, Ban Dân tộc HĐND tỉnh Gia Lai đề nghị UBND tỉnh chú trọng đến các ngành, nghề thị trường lao động nước ngoài có nhu cầu tuyển dụng; xem xét mở rộng đối tượng thụ hưởng nội dung “Hỗ trợ tham gia khóa đào tạo bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ và các thủ tục đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” đối với người lao động là người dân tộc Kinh sinh sống trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.

Thí điểm đô thị văn minh, bảo đảm thụ hưởng của người dân
Hội đồng nhân dân

Thí điểm đô thị văn minh, bảo đảm thụ hưởng của người dân

Tại buổi làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh, Trưởng đoàn giám sát HĐND tỉnh Đồng Nai - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Thị Bích Hằng đề nghị UBND tỉnh tổ chức tổng kết, đánh giá, tập trung tháo gỡ những tiêu chí còn vướng; thí điểm chương trình đô thị văn minh hiện đại tại một số phường, bảo đảm sự thụ hưởng của người dân…

 HĐND tỉnh Ninh Bình giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động xả thải trên địa bàn.
Hội đồng nhân dân

Quy định cụ thể quy trình, thẩm quyền, phạm vi và chủ thể giám sát ở từng cấp

Phạm Hồng Thái - Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Ninh Bình

Giám sát là một trong 2 chức năng cơ bản của HĐND, là cơ sở để HĐND thực hiện tốt chức năng quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương. Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động này, việc sửa đổi Luật Hoạt động Giám sát của Quốc hội và HĐND cần phân định các cấp độ giám sát của HĐND, Thường trực, các Ban của HĐND; đồng thời, quy định cụ thể quy trình, thẩm quyền, phạm vi và chủ thể giám sát ở từng cấp tỉnh, huyện, xã để tạo sự thống nhất, là cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý cho hoạt động giám sát chuyên đề của HĐND các cấp.

Toàn cảnh thành phố Yên Bái nhìn từ trên cao
Diễn đàn

Kỳ cuối: Cán bộ có tâm, người dân hạnh phúc

Xin được khép lại câu chuyện thể hiện quyết tâm đổi mới phương thức hoạt động của HĐND tỉnh Yên Bái với điểm nhấn là các nghị quyết, chính sách được ban hành “do dân, vì dân”. Đây hẳn cũng là mối quan tâm của HĐND nhiều địa phương, bởi, đưa Nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước nói chung và các chính sách của HĐND tỉnh nói riêng vào cuộc sống là nhiệm vụ quan trọng, yếu tố then chốt để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, tất cả hướng tới mục tiêu: Tỉnh phát triển, người dân ấm no hạnh phúc.

Bài cuối: Nghiên cứu chính sách đặc thù cho lực lượng bảo vệ rừng
Diễn đàn

Bài cuối: Nghiên cứu chính sách đặc thù cho lực lượng bảo vệ rừng

Phát biểu tại Hội nghị tiếp xúc, đối thoại giữa Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai với lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên yêu cầu các cơ quan thẩm quyền nghiên cứu đề xuất giải quyết các nhóm kiến nghị thuộc thẩm quyền: tuyển dụng đủ số biên chế đã được giao cho lực lượng kiểm lâm; cân nhắc việc tinh giản biên chế theo kiến nghị của lực lượng bảo vệ rừng; nghiên cứu xây dựng chính sách đặc thù của tỉnh cho lực lượng bảo vệ rừng để giải quyết bất cập trong các quy định hiện hành.

Bài 2: Nghỉ việc nhiều, tuyển dụng khó khăn
Diễn đàn

Bài 2: Nghỉ việc nhiều, tuyển dụng khó khăn

Lực lượng bảo vệ rừng liên tục nghỉ việc; việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý lao động gặp nhiều khó khăn. Địa hình rừng núi Gia Lai phức tạp, diện tích đất lâm nghiệp quản lý lớn trong khi lực lượng bảo vệ còn mỏng, thiếu so với quy định dẫn đến rất khó khăn trong bảo vệ rừng. Trong khi đó, điều kiện làm việc của lực lượng Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng còn hạn chế, thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, truy quét lâm tặc tiềm ẩn nhiều nguy hiểm; chế độ, chính sách cũng còn không ít bất cập.

Kỳ 4: Dù “đi sau” nhưng “đuổi kịp, tiến cùng”
Diễn đàn

Kỳ 4: Dù “đi sau” nhưng “đuổi kịp, tiến cùng”

Yên Bái là tỉnh đầu tiên của vùng Tây Bắc, tỉnh thứ tư trong toàn quốc thực hiện “phòng họp không giấy” từ năm 2019. Nỗ lực không ngừng đổi mới nhằm nâng cao chất lượng kỳ họp, nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh và chất lượng đại biểu HĐND tỉnh với những việc tưởng như khó thực hiện, song với quyết tâm làm, dù “đi sau” nhưng “đuổi kịp, tiến cùng”, HĐND tỉnh ngày càng khẳng định vai trò của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân.