Khuyến khích vận chuyển container vào cảng, đột phá phát triển hạ tầng logistics

TS. Mai Văn Nhiều - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch phụ trách HĐND tỉnh Long An
Với tư duy đột phá trong chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, từ đó giải phóng được các nguồn lực đầu tư hạ tầng logistics và tạo động lực hiện thực hóa quy hoạch khu kinh tế ven biển, hình thành thành phố cảng của tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh Long An xem Nghị quyết về chính sách khuyến khích container vận chuyển qua cảng là một đột phá phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế vững vàng cùng cả nước bước vào giai đoạn phát triển phồn vinh, thịnh vượng.

Hiện nay, tỉnh Long An có 18 cảng do các doanh nghiệp ngoài nhà nước đầu tư, khai thác. Trong đó, Cảng Quốc tế Long An có vai trò chiến lược quan trọng không chỉ của Long An mà còn đối với toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ; được xem là điểm nhấn phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Hiện, Cảng Quốc tế Long An đã đưa vào khai thác 7 cầu cảng với tổng chiều dài 1.670m và 1 triệu m² kho bãi, tiếp nhận tàu có tải trọng lên đến 70.000 DWT. Thực hiện hoàn chỉnh theo quy hoạch, Cảng sẽ đạt quy mô 9 cầu cảng, tiếp nhận tàu có tải trọng lên đến 100.000 - 200.000 DWT, đáp ứng nhu cầu đa dạng, quy mô lớn của hoạt động xuất nhập khẩu cũng như hoạt động logistics và du lịch quốc tế.

145.jpg
TS. Mai Văn Nhiều, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch phụ trách HĐND tỉnh Long An

Tuy nhiên, các doanh nghiệp đầu tư, khai thác cảng, nhất là cảng biển đang gặp khó khăn rất lớn. Do ở giai đoạn đầu thiếu các nguồn hàng container đi và về nên hầu như không có tàu container vào cảng. Khối lượng hàng hóa container ít, chi phí tàu ra - vào cao, lưu thông qua các cảng khác nên khó được các hãng tàu lựa chọn làm điểm đến trong hành trình... Vì vậy, sự hỗ trợ ban đầu từ chính quyền bằng cơ chế, chính sách để khuyến khích vận chuyển container qua cảng là cần thiết, là trách nhiệm của chính quyền tỉnh như đã cam kết luôn đồng hành, hỗ trợ nhà đầu tư, vì sự phát triển chung và nâng cao hình ảnh điểm đến đầu tư của Long An.

Cơ sở khoa học, thực tiễn đủ rõ, phù hợp

Kinh nghiệm của một số địa phương đã thực hiện chính sách thu hút hàng hóa container vào các cảng như Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế cho thấy hiệu quả thu được rất lớn không chỉ đối với các chủ đầu tư cảng, nguồn thu từ dịch vụ cảng mà còn là động lực quan trọng thu hút đầu tư của địa phương. Phân tích cơ sở khoa học và đánh giá hiệu quả của chính sách khuyến khích vận chuyển container qua cảng đã được các chuyên gia, nhà khoa học thảo luận sâu, kỹ tại Chương trình “Bàn tròn chính sách” do Thường trực HĐND tỉnh Long An tổ chức và Hội thảo khoa học về cơ chế, chính sách do UBND tỉnh tổ chức.

Thực tế cho thấy, trên thế giới việc chính quyền chi tiền để khuyến khích hãng tàu và chủ hàng sử dụng cảng biển không phải là một biện pháp phổ biến, nhưng một số cảng biển đã chủ động áp dụng các chính sách khuyến khích tài chính để thu hút tàu và hàng hóa, mang lại hiệu quả nhiều mặt. Cụ thể: Cảng Antwerp đã giảm phí cảng cho các tàu lớn và các tuyến hàng hải mới; Cảng Jebel Ali (Dubai) và Cảng Rotterdam (Hà Lan) đã giảm phí cảng và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; Cảng Los Angeles và Long Beach (Hoa Kỳ) cũng giảm phí cảng và hỗ trợ chi phí nhiên liệu cho các tàu sử dụng nhiên liệu sạch hơn khi cập cảng; Cảng Incheon đã giảm phí cảng và hỗ trợ chi phí cho các hãng tàu mở các tuyến mới đến cảng.

456.jpg
Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch phụ trách HĐND tỉnh Long An, TS. Mai Văn Nhiều và các diễn giả, chuyên gia trao đổi, khuyến nghị tại Chương trình “Bàn tròn chính sách”

Tại Việt Nam, một số tỉnh miền Trung như Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Huế đã chủ động đưa ra chính sách thu hút vận chuyển hàng container bằng tàu biển cho cả hãng tàu lẫn chủ hàng. Đầu tiên là tỉnh Thanh Hóa năm 2019, đã có chính sách hỗ trợ 200 triệu đồng/chuyến tàu cập cảng Nghi Sơn với tần suất tối thiểu 2 chuyến/tháng. Giai đoạn 2019-2023, đã hỗ trợ 17,8 tỷ đồng cho 89/91 chuyến tàu và đem lại cho ngân sách 1.180 tỷ đồng (gấp 66 lần kinh phí hỗ trợ đã bỏ ra).

Tiếp theo là tỉnh Hà Tĩnh năm 2021 có chính sách hỗ trợ 200 triệu đồng/chuyến tàu cập cảng Vũng Áng với tần suất tối thiểu 2 chuyến/tháng. Đến năm 2022, do khó thu hút nên đã tăng lên 500 triệu đồng/chuyến quốc tế, 300 triệu đồng/chuyến nội địa và 1-2 triệu đồng/container tương ứng 20 feet - 40 feet cho doanh nghiệp có hàng hóa qua cảng.

Đến năm 2022 và kéo dài đến hết 12.2024, Huế cũng có chính sách thí điểm hỗ trợ 210 triệu đồng/chuyến tàu với tần suất tối thiểu 2 chuyến/tháng qua cảng Chân Mây; 800.000 -1,1 triệu đồng/container 20 feet - 40 feet cho doanh nghiệp có hàng hóa qua cảng bằng container (trừ hàng tạm nhập tái xuất và quá cảnh). Giai đoạn 2022-2023, đã thu hút được 65 chuyến tàu (44 chuyến nội địa và 21 quốc tế) tương đương 7370 TEU~110640 tấn.

Cùng chia sẻ rủi ro, cùng hưởng lợi

Thực tế đã chứng minh chính sách hỗ trợ các phương tiện vận tải biển, doanh nghiệp vận chuyển, chủ hàng hóa vận chuyển bằng container qua cảng trên địa bàn các tỉnh như Thanh Hóa, Hà Tĩnh, TP. Huế bước đầu đã mang lại hiệu quả rõ rệt, không chỉ ở việc các khoản thu ngân sách nhà nước cao hơn chi phí hỗ trợ đã bỏ ra, mà còn có ý nghĩa rất thực tế của phương châm “hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro” giữa Nhà nước và nhà đầu tư.

Việc Long An chuẩn bị có chính sách khuyến khích container vận chuyển qua cảng trên địa bàn tỉnh là rất cần thiết, có đủ cơ sở khoa học, thực tiễn. Các nhà đầu tư đã đầu tư hạ tầng logistics theo quy hoạch của tỉnh và đang gặp rủi ro cho khoản đầu tư rất lớn này, chính quyền Long An sẽ chia sẻ bằng sự hỗ trợ cần thiết, trong thẩm quyền là phù hợp với chủ trương về khuyến khích triển khai thực hiện các dự án đối tác công tư.

789.jpg
Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch phụ trách HĐND tỉnh, TS. Mai Văn Nhiều và Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh TS. Nguyễn Minh Lâm chủ trì Hội thảo khoa học

Dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh Long An về chính sách khuyến khích vận chuyển container vào các cảng trên địa bàn tỉnh xác định rõ 6 yếu tố: (i) Cơ sở pháp lý và thực tiễn ban hành chính sách; (ii) Đối tượng được hỗ trợ (các hãng tàu; doanh nghiệp vận chuyển nội địa); (iii) Mức hỗ trợ vừa phù hợp với khả năng ngân sách của tỉnh, vừa có tác dụng khuyến khích thu hút được vận chuyển container qua cảng, vừa hài hòa lợi ích với các tỉnh, thành trong vùng (chẳng hạn 200 - 300 triệu đồng/chuyến tàu cập cảng với tần suất tối thiểu 2 chuyến/tháng; 1 triệu - 2 triệu đồng/cont tùy loại container 20 feet, 40 feet); (iv) Thời gian thực hiện chính sách hỗ trợ hợp lý (chẳng hạn giai đoạn 2 năm hoặc 3 năm, hay tại thời điểm chi phí tăng thêm của chủ tàu đến cảng bằng không); (v) Trình tự, thủ tục thanh toán, quyết toán chi phí hỗ trợ (cấp phát ngân sách nhà nước, phương thức thanh toán, quyết toán…); (vi) Nguồn kinh phí thực hiện (khoản chi trong ngân sách Nhà nước, phương thức phân bổ).

Chính sách này được xây dựng trên nguyên tắc hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro giữa nhà nước và các doanh nghiệp, gồm: quản lý cảng - chủ hàng (doanh nghiệp xuất nhập khẩu nội vùng) - hãng tàu vận chuyển quốc tế.

Về lợi ích: Thứ nhất, việc hình thành tuyến hàng hải quốc tế tại các cảng trong tỉnh sẽ giúp các hãng tàu dễ dàng xem xét đặt container rỗng khu vực gần cảng, hoặc nhà máy. Từ đó, tiết kiệm chi phí vận chuyển, tăng lợi nhuận đáng kể cho các chủ hàng, các doanh nghiệp logistics.

Thứ hai, tác động từ việc hình thành các tuyến vận tải biển hàng hóa bằng container làm tăng quy mô và giá trị hoạt động của cảng, tăng cơ hội lựa chọn cảng đến đi của hãng tàu và doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu qua cảng, từ đó tăng doanh thu lợi nhuận cho các doanh nghiệp dịch vụ cảng, doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu, các hãng tàu.

Thứ ba, hiệu quả từ hoạt động dịch vụ cảng, logistics, xuất nhập khẩu có ý nghĩa quan trọng đối với tăng trưởng GRDP, thu ngân sách Nhà nước và tạo thêm việc làm, tác động tăng thu nhập cho người lao động của tỉnh. Và tác động gián tiếp, có ý nghĩa rất quan trọng, mang tính chiến lược, đó là nâng cao tính sẵn sàng, chất lượng phục vụ phát triển công nghiệp, dịch vụ của hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh. Từ đó, tăng tính hấp dẫn của điểm đến đầu tư, tạo lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ thu hút nhiều nhà đầu tư đến tìm hiểu cơ hội đầu tư.

Về rủi ro, trước hết chính là hiệu quả sử dụng ngân sách Nhà nước để hỗ trợ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thứ hai, là rủi ro liên quan đến các quy định trong nước và các hiệp định Việt Nam đã ký kết về cạnh tranh. Thứ ba, là rủi ro trong thực hiện cơ chế, chính sách liên kết vùng.

Vì vậy, để bảo đảm hài hòa lợi ích và chia sẻ rủi ro, chính sách nhằm tác động trực tiếp đến chủ hàng và chủ tàu - người ra quyết định về phương thức vận chuyển bằng container và cảng đến; về phạm vi hỗ trợ chủ yếu là bù khoản chi phí tăng thêm so với các cảng trong khu vực, không ảnh hưởng đến chi phí, giá thành hàng hóa xuất nhập khẩu; về phương thức hỗ trợ, ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ theo tỷ lệ nhất định, phần còn lại là quản lý cảng, chủ tàu, chủ hàng hóa cùng chia sẻ. Đối với doanh nghiệp thụ hưởng chính sách, cần có những cam kết thực hiện chỉ tiêu cụ thể về quy mô, chất lượng, chi phí dịch vụ do UBND tỉnh quy định, đặc biệt là các chủ đầu tư hạ tầng, khai thác cảng cần bảo đảm các điều kiện về cơ sở hạ tầng cảng, chất lượng dịch vụ, chi phí dịch vụ cảng theo định hướng chung của tỉnh.

Tóm lại, chính sách này lấy doanh nghiệp làm trung tâm, doanh nghiệp là đối tượng hỗ trợ, tham gia và thụ hưởng. Ý nghĩa của chính sách ở chỗ Nhà nước và doanh nghiệp cùng thực hiện để cùng hưởng và cùng xây dựng hình ảnh điểm đến đầu tư tỉnh Long An thân thiện, hiệu quả, an toàn.

Đột phá phát triển hạ tầng logistics, khu kinh tế ven biển

Long An có vị trí rất thuận lợi, “đắc địa”, có một không hai đối với Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ với các trục động lực kinh tế quan trọng có tính kết nối và lan tỏa. Đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Long An đồng thời là đầu mối của 3/4 hành lang phát triển kinh tế của Vùng gồm: Hành lang kinh tế đô thị - công nghiệp từ Cần Thơ đến Long An; Hành lang kinh tế ven biển từ Long An, Cà Mau đến Kiên Giang; Hành lang biên giới từ Long An đến Kiên Giang. Điểm nhấn, đầu mối của các hành lang đó là Cảng Quốc tế Long An - trung tâm đầu mối tuyến giao thông huyết mạch nội tỉnh kết nối với cửa khẩu Quốc tế Việt Nam - Camphuchia và các hành lang phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Thành phố Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ.

Theo Quyết định số 686/QĐ-TTg ngày 13.6.2023 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tỉnh Long An thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, có định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực quan trọng, phấn đấu đến năm 2030: phát triển dịch vụ logistics thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, đưa Long An trở thành cửa ngõ, trung tâm trung chuyển hàng hóa, kho bãi kết nối các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long với thành phố Hồ Chí Minh, Đông Nam Bộ.

Mặt khác rất quan trọng, cũng tại Quyết định số 686/QĐ-TTg, đã định hướng xây dựng Khu kinh tế Long An tại huyện Cần Giuộc và huyện Cần Đước trở thành động lực tăng trưởng mới theo hướng hệ sinh thái công nghệ cao, đổi mới sáng tạo và trung tâm logistics của tỉnh. Khu kinh tế Long An (mang tính chất khu kinh tế ven biển) hình thành, sẽ trở thành động lực, đột phá cho tỉnh cất cánh vươn lên mạnh mẽ; đồng thời tạo cú hích cho sự phát triển của đồng bằng sông Cửu Long.

Là tỉnh đi sau về chính sách này nên sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong việc vận dụng thực hiện phù hợp, hiệu quả. Hiệu quả trước hết, chính là tư duy đột phá trong chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Từ đó, giải phóng được các nguồn lực đầu tư hạ tầng logistics và tạo động lực để hiện thực hóa quy hoạch khu kinh tế ven biển, hình thành thành phố cảng của tỉnh. Vì vậy, Thường trực HĐND tỉnh xem Nghị quyết này chính là một đột phá để tỉnh Long An có thể phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế địa kinh tế, tạo sự khác biệt, nâng cao lợi thế cạnh tranh, tăng tốc phát triển kinh tế, thúc đẩy phát triển xã hội, vững vàng cùng cả nước bước vào giai đoạn phát triển phồn vinh, thịnh vượng.

Hội đồng nhân dân

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Vân Anh
Hội đồng nhân dân

Thống nhất phương án sáp nhập HĐND hai tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh

Thường trực HĐND 2 tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh vừa tổ chức hội nghị họp bàn và thống nhất Đề án sáp nhập Đoàn ĐBQH, HĐND, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh. Việc hợp nhất nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới.

Quang cảnh Phiên họp thứ 53 của Thường trực HĐND tỉnh Thái Nguyên. Ảnh: Phòng TT - DN
Hội đồng nhân dân

Thường trực HĐND tỉnh Thái Nguyên sẽ tổ chức kỳ họp chuyên đề thông qua chủ trương sáp nhập tỉnh

Sáng nay, 22.4, dưới sự chủ trì của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Hoàng Sơn, Thường trực HĐND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Phiên họp thứ 53 xem xét nội dung Kỳ họp thứ 28 (kỳ họp chuyên đề), HĐND tỉnh Khóa XIV và một số nội dung khác thuộc thẩm quyền.

Bài 1: Giữ “mạch sống” của cải cách
Diễn đàn

Bài 1: Giữ “mạch sống” của cải cách

“Giữ người tài” không còn là một lựa chọn nhân sự, mà là trụ cột sống còn của cải cách bộ máy. Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: cải cách lần này là một cuộc cách mạng về tổ chức - thay đổi từ gốc, không chỉ sắp xếp đơn vị hành chính, mà cả cách đánh giá và sử dụng con người. Giữ đúng người - không thể đến sau, mà phải bắt đầu từ đầu: từ tư duy, thể chế đến hành lang minh bạch. Khi bộ máy mới được tinh gọn, thì mỗi người được giữ lại là một quyết định chiến lược; giữ đúng người, đúng lúc, đúng cách - là giữ lấy "mạch sống" của cải cách.

Làm “nóng” những vấn đề người dân cần nhất
Diễn đàn

Làm “nóng” những vấn đề người dân cần nhất

Nguyễn Công Huấn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Quảng Bình

Để đáp ứng ngày càng tốt hơn kỳ vọng của cử tri và Nhân dân, kỳ họp HĐND tỉnh không chỉ là một cuộc gặp gỡ định kỳ. Đó phải là nơi cái “nóng” của đời sống xã hội được đặt lên bàn nghị sự, nơi từng câu hỏi truy đến cùng trách nhiệm, từng nghị quyết không chỉ hợp lý mà phải hợp lòng dân. Muốn vậy, cần một cuộc làm mới từ gốc: cách tổ chức kỳ họp, vai trò đại biểu, chất lượng thảo luận, cho đến cách thông tin được truyền tải đến cử tri.

Xây dựng chính quyền cơ sở xứng tầm thời đại
Diễn đàn

Xây dựng chính quyền cơ sở xứng tầm thời đại

Tổ chức chính quyền hai cấp, sát nhập chính quyền cơ sở là nhiệm vụ đã chín muồi và cấp thiết. Nhưng quy mô, mức độ chính quyền cơ sở cần phù hợp với tình hình thực tế và khả năng quản trị, điều hành của đội ngũ cán bộ khi bước vào guồng máy mới. Điều quan trọng, đừng bỏ phí dân tài, lựa chọn được đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng động, sáng tạo, có khả năng tiếp cận công nghệ thông tin để tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mới và thực sự được cử tri và Nhân dân tin tưởng trao gửi quyền hạn.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà phát biểu kết luận
Diễn đàn

Xử lý dứt điểm các kết luận thanh tra, kiểm toán trong lĩnh vực tài chính

Làm việc với Sở Tài chính về công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm toán, Đoàn giám sát HĐND thành phố Hà Nội đã ghi nhận những nỗ lực đáng kể của Sở Tài chính trong việc triển khai các nhiệm vụ được giao. Từ những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế được chỉ rõ, Đoàn giám sát đề nghị, Sở tiếp tục đẩy mạnh công tác giải quyết dứt điểm các kết luận thanh tra, kiểm toán đã được đưa ra. Qua đó, bảo đảm tối đa quyền lợi chính đáng của người dân; nâng cao hiệu quả quản lý tài chính, góp phần vào sự phát triển bền vững của Thủ đô.

Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tràng An Trần Thị Bích Liên giới thiệu với đoàn giám sát về mô hình giáo dục chất lượng cao của nhà trường
Chuyển động

Tạo cạnh tranh tích cực đối với các mô hình trường, lớp ngoài công lập

Giám sát việc thực hiện mô hình giáo dục chất lượng cao tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố Hà Nội đánh giá, chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục chất lượng cao trên địa bàn ngày càng đáp ứng được các yêu cầu thực tiễn đặt ra. Bước đầu đã tạo được sự cạnh tranh tích cực đối với các mô hình trường, lớp ngoài công lập.

Ban Kinh tế - Xã hội, HĐND thị xã Quảng Yên khảo sát khu vực nuôi trồng thủy sản của các hộ dân và đánh giá tình hình triển khai mô hình nuôi lồng bè.
Địa phương

Nghiên cứu các mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu

Trong cuộc khảo sát được tổ chức mới đây, Ban Kinh tế - Xã hội HĐND thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) đã trực tiếp kiểm tra các khu vực nuôi trồng thủy sản tại xã Hoàng Tân và Liên Hòa; ghi nhận nhiều ý kiến đề xuất về việc tăng cường hỗ trợ tài chính cho các hộ dân bị thiệt hại do thiên tai, giúp họ nhanh chóng khôi phục sản xuất. Đồng thời, xây dựng các mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu rủi ro do thiên tai gây ra…

Thông suốt thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp
Diễn đàn

Thông suốt thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp

Kỳ họp thứ 22 (chuyên đề), HĐND tỉnh Bình Dương Khóa X diễn ra hôm qua, ngày 11.4, không chỉ xem xét, thông qua những nghị quyết quan trọng về đầu tư công, quy hoạch và đất đai, mà còn khẳng định quyết tâm chính trị trong việc tái thiết bộ máy hành chính theo hướng tinh gọn, hiệu lực, phục vụ tốt hơn. Không dừng ở cam kết, chính quyền Bình Dương đang chuyển cải cách thành hành động cụ thể, với nguyên tắc xuyên suốt: không để ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình chuyển đổi.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Quốc Toản phát biểu tại kỳ họp
Hội đồng nhân dân

Thông qua Đề án đề nghị công nhận thị xã Mỹ Hào là Đô thị loại III

Ngày 11.4, tại Trụ sở HĐND-UBND tỉnh, HĐND tỉnh Khóa XVII đã tổ chức Kỳ họp thứ 26 (kỳ họp không thường lệ), để xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Quốc Toản; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Xuân Tiến; Phó Chủ tịch HĐND Trần Thị Tuyết Hương chủ trì kỳ họp.