Mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Bài cuối: Hóa giải thách thức

Trong nhiều thách thức khi thực hiện mô hình không tổ chức cấp huyện và việc đặt lại tên các đơn vị hành chính (ĐVHC) mới nổi lên vấn đề đáng quan tâm, đó là tiêu chuẩn hóa chức danh cán bộ, công chức cấp xã trong điều kiện mới và việc giữ gìn hồn cốt, bản sắc văn hóa và địa danh thuộc địa phương, đô thị từng là một phần của lịch sử hào hùng của dân tộc. Tin tưởng rằng, khi “Dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm được”.

Nắm bắt thời cơ, thời điểm vàng

Cử tri và Nhân dân kỳ vọng tổ chức chính quyền cấp tỉnh và cấp xã theo Kết luận số 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư gắn với xây dựng hoàn chỉnh chính quyền điện tử, chính quyền số, chuyển dần sang quản lý công mới sẽ năng động, nâng cao hiệu lực, hiệu quả và nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân; quy trình thủ tục hành chính và các quy tắc sẽ được rút gọn, bớt phiền nhiễu và thuận tiện cho dân hơn; tiết kiệm được nguồn nhân lực, tài chính của Nhà nước và của người dân. Chính quyền địa phương (CQĐP) 2 cấp cũng là điều kiện cần để phát huy tốt hơn các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện của Nhân dân, góp phần hoàn thiện cơ chế nhân dân trực tiếp kiểm soát quyền lực nhà nước, phòng chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.

h3.jpg
Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng Bảo Lộc, Lâm Đồng

Bất cứ cuộc cách mạng nào cũng đều có thử thách và sự hy sinh. Nhưng nếu nắm bắt đúng thời cơ, hội đủ yếu tố khoa học, hợp quy luật khách quan, dân ủng hộ thì xác suất thành công sẽ rất cao. Phát biểu tại thảo luận Tổ, Kỳ họp bất thường thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: Đây là thời điểm vàng, chín muồi để sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và được người dân đồng tình. Trong nhiều nhiệm vụ, có hai nhiệm vụ quan trọng là tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân - là những mục tiêu xuyên suốt Đảng ta đặt ra.

Sự quyết đoán của người đứng đầu Đảng ta, của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và BCH Trung ương đã tạo được niềm tin trong toàn Đảng, toàn dân, dù vẫn còn những thách thức phía trước. Nhưng tin tưởng rằng “Dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm được”.

Phát huy mạnh mẽ hơn các giá trị của đô thị, địa phương

"Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng, bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai", đó là câu ngạn ngữ được nhiều người vui vẻ nhắc tới khi bàn luận sôi nổi việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, cấp tỉnh và tinh gọn tổ chức bộ máy, thực hiện CQĐP 2 cấp. Điều đó chứng minh ý thức chính trị và dân trí ngày càng cao. Nhân dân quan tâm đến đời sống chính trị, tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tích cực đóng góp ý kiến để xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, cho thấy quá trình dân chủ hóa được phát huy cao; cũng là hàn thử biểu đánh giá hiệu quả chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực tiễn.

Trong nhiều thách thức khi thực hiện mô hình không tổ chức cấp huyện và việc đặt lại tên các ĐVHC mới nổi lên vấn đề đáng quan tâm nhất đó là tiêu chuẩn hóa chức danh cán bộ, công chức cấp xã trong điều kiện mới và việc giữ gìn hồn cốt, bản sắc văn hóa và địa danh thuộc địa phương, đô thị từng là một phần của lịch sử hào hùng của dân tộc. Xin nêu mấy ý kiến tham khảo.

Trước hết, xét về kinh tế học đô thị, không cần nhắc lại vai trò là cực tăng trưởng hay chức năng hạt nhân thúc đẩy phát triển vùng của các đô thị ... Nhưng cần xem xét rằng: sự phát triển đô thị ở các quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam là một quá trình lịch sử, thể hiện sự biến đổi, tích lũy về chất của tăng trưởng kinh tế đô thị và luôn luôn gắn chặt với công nghiệp hóa. Đó là các yếu tố tạo nên giá trị tổng hợp của đô thị, biến đô thị thành không gian mở về kinh tế, văn hóa, xã hội... và luôn hướng ra bên ngoài, hướng ra thế giới nhằm tăng nhanh nhịp độ phát triển kinh tế đô thị. Các giá trị kinh tế, văn hóa, tinh thần, khoa học, công nghệ, kết cấu hạ tầng, dịch vụ... do đô thị tạo ra là liên thông, không chỉ phục vụ cho dân cư tại chỗ mà còn phải đáp ứng gấp nhiều lần cho nhu cầu của người dân trong vùng, trong nước, quốc tế.

Sự phát triển của đô thị chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố, nhưng nhân tố quan trọng nhất đó là vai trò quản lý của Nhà nước. Vì vậy, khi bỏ cấp huyện và cấp tương đương, cử tri và Nhân dân mong muốn các nhà hoạch định chính sách nghiên cứu giải pháp bảo tồn và phát huy mạnh mẽ hơn các giá trị của đô thị, địa phương mà nhiều thế hệ đã cống hiến tạo nên.

Thứ hai, về tên gọi của ĐVHC mới sau khi sáp nhập, dư luận cử tri và Nhân dân cho rằng, việc đặt tên cần nghiên cứu sâu sắc về lịch sử, văn hóa, bản sắc đô thị, địa phương... Theo đó, cần bảo tồn các giá trị lịch sử, văn hóa để hạn chế tối đa đính chính hay giải thích; bảo vệ được thương hiệu quốc gia trong quan hệ quốc tế… Vừa qua, có ý kiến đề xuất, để dễ nhận diện thương hiệu quốc gia, dễ xác định vị trí (khi có tỉnh, thành phố lớn có đến hàng trăm xã, phường sau sáp nhập), có thể đặt tên ĐVHC cấp xã, phường mới theo số thứ tự 1, 2, 3... hay Đông, Tây, Nam, Bắc ở phía trước hoặc phía sau tên thành phố, thị xã, quận, huyện hiện tại. Ví dụ: Phường 1 Đà Lạt, phường Tây Hội An, xã Dầu Tiếng Nam... Đó là đề xuất nghiêm túc từ người dân cần tham khảo. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra”.

Thứ ba, có ý kiến băn khoăn khi bỏ cấp huyện sẽ chuyển xấp xỉ 500 thủ tục hành chính hiện hành về cho cấp xã và lên cấp tỉnh, làm thế nào giải quyết thủ tục hành chính nhanh hơn khi dân cần? Tiêu chí nào để thực hiện được nguyên tắc “Vì việc mà tìm người chứ không vì người mà đặt việc” khi sắp xếp lại đội ngũ cán bộ dôi dư sau sáp nhập? Đó là những tâm tư cần những giải pháp hữu hiệu để thực hiện. Vì vậy, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức cấp xã trong điều kiện mới để giữ chân người giỏi, người tài phục vụ Nhân dân.

Hội đồng nhân dân

Bài 1: Cần bộ tiêu chí chuẩn rà soát, lựa chọn
Diễn đàn

Bài 1: Cần bộ tiêu chí chuẩn rà soát, lựa chọn

Trong lộ trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy với tinh thần “không bàn lùi, chỉ bàn làm” theo các kết luận của Trung ương, việc sáp nhập để có các xã quy mô lớn hơn về diện tích, dân số sau khi không tổ chức cấp huyện là quyết tâm đúng. Quá trình thực hiện, cần hiểu, nắm rõ thực tiễn để có các giải pháp phù hợp; cần bộ tiêu chí chuẩn rà soát, đánh giá để lựa chọn ra được những cán bộ, công chức vừa hồng, vừa chuyên, sẵn sàng gánh vác nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Công khai kết quả xét nghiệm nước để người dân yên tâm sử dụng
Hội đồng nhân dân

Công khai kết quả xét nghiệm nước để người dân yên tâm sử dụng

Qua giám sát của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh Đồng Nai đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị khác có chuyên môn tổ chức kiểm tra việc lấy mẫu, xét nghiệm nước tại Công trình cấp nước tập trung nông thôn xã Lang Minh, huyện Xuân Lộc và công bố, công khai kết quả để người dân yên tâm sử dụng nước. Đồng thời, kiểm tra việc triển khai thực hiện dự án đấu nối sử dụng nguồn nước mặt của Công ty Cổ phần cấp nước Đồng Nai đối với xã Lang Minh, huyện Xuân Lộc nói riêng, trên địa bàn tỉnh nói chung.

Quản lý chặt phương án phục hồi môi trường sau khai thác
Hội đồng nhân dân

Quản lý chặt phương án phục hồi môi trường sau khai thác

Tìm giải pháp khắc phục bất cập việc chấp hành pháp luật trong công tác quản lý, khai thác khoáng sản trên địa bàn, Đoàn giám sát số 51 HĐND tỉnh Đắk Lắk kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường thanh tra, kiểm tra nhằm tránh thất thoát tài nguyên, thất thu thuế. Có biện pháp kiểm tra, bảo đảm môi trường theo cam kết; quản lý chặt phương án phục hồi môi trường sau khai thác theo đúng quy định…

Quy định chuyển tiếp liên quan đến một số vấn đề quan trọng, cấp bách
Diễn đàn

Quy định chuyển tiếp liên quan đến một số vấn đề quan trọng, cấp bách

Bảo đảm hoạt động của chính quyền địa phương (CQĐP) khi chuyển đổi mô hình chính quyền từ 3 cấp sang 2 cấp liên tục, thông suốt, không để chồng chéo, trùng lặp hoặc bỏ sót nhiệm vụ, lĩnh vực, địa bàn, không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động bình thường của xã hội, người dân, doanh nghiệp… Điều 49 dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) quy định những nội dung chuyển tiếp liên quan đến một số vấn đề quan trọng, cấp bách cần ưu tiên giải quyết.

Giải quyết thủ tục hành chính nhanh, đúng thời hạn tại UBND Phường 2, TP.Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng được Nhân dân đánh giá cao về tinh thần làm việc của cán bộ, công chức
Diễn đàn

Bài 3: Vì mục tiêu phát triển, sự hài lòng của người dân

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, để tổ chức “một chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của Nhân dân”, phải luôn coi trọng bảo đảm tính hợp Hiến, hợp pháp và hợp lòng dân. Người cũng đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của chính quyền địa phương (CQĐP), nhất là cấp xã. “Cấp xã là gần gũi Nhân dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi”. Và “Cán bộ là gốc của mọi công việc”, phải “vì việc mà tìm người chứ không vì người mà đặt việc”.

Bài 1: Đặt nền móng cho một nền hành chính hiện đại
Diễn đàn

Bài 1: Đặt nền móng cho một nền hành chính hiện đại

Để xây dựng nền hành chính nhà nước theo chính thể dân chủ, cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra các nguyên tắc khoa học về tổ chức bộ máy và cán bộ, trong đó có nguyên tắc “xây dựng một Nhà nước ít tốn kém” và nguyên tắc “vì việc mà tìm người chứ không vì người mà đặt việc”. Người cũng đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của chính quyền địa phương cấp cơ sở: “Cấp xã là gần gũi Nhân dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi”. Đó là những nguyên tắc và triết lý tiên tiến trong tư tưởng Hồ Chí Minh còn nguyên giá trị khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị hiện nay.

Bảo đảm môi trường an toàn, khuyến khích ý tưởng sáng tạo
Hội đồng nhân dân

Bảo đảm môi trường an toàn, khuyến khích ý tưởng sáng tạo

Tại Chương trình “Tiếp xúc đối thoại giữa đại biểu HĐND tỉnh với trẻ em” tỉnh Gia Lai năm 2025, với chủ đề tạo môi trường an toàn cho trẻ khi đến trường, bày tỏ bất ngờ trước những câu hỏi sâu sắc của các em, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương quan tâm giữ an toàn cho học sinh quanh các trường học; khuyến khích các em nghiên cứu, có ý tưởng trong các hoạt động khoa học kỹ thuật, lịch sử, nhân văn, xã hội…

Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Đặng Thanh Bình thừa ủy quyền của Thường trực HĐND tỉnh tặng hoa chúc mừng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Long An
Hội đồng nhân dân

Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Long An Đặng Thanh Bình thăm, chúc mừng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26.3.1931 - 26.3.2025), sáng nay, 26.3, Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Long An Đặng Thanh Bình thừa ủy quyền của Thường trực HĐND tỉnh đã đến thăm, tặng hoa chúc mừng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Long An.

Bảo đảm môi trường an toàn, khuyến khích ý tưởng sáng tạo
Hội đồng nhân dân

Bảo đảm môi trường an toàn, khuyến khích ý tưởng sáng tạo

Tại Chương trình “Tiếp xúc đối thoại giữa đại biểu HĐND tỉnh với trẻ em” tỉnh Gia Lai năm 2025, với chủ đề tạo môi trường an toàn cho trẻ khi đến trường, bày tỏ bất ngờ trước những câu hỏi sâu sắc của các em, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương quan tâm giữ an toàn cho học sinh quanh các trường học; khuyến khích các em nghiên cứu, có ý tưởng trong các hoạt động khoa học kỹ thuật, lịch sử, nhân văn, xã hội…

Lào Cai: Tổ chức Kỳ họp HĐND tỉnh để giải quyết công việc cấp bách
Chuyển động

Lào Cai: Tổ chức Kỳ họp HĐND tỉnh để giải quyết công việc cấp bách

Chiều 25.3, HĐND tỉnh Lào Cai Khóa XVI nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp thứ 27 để giải quyết một số công việc cấp bách, quan trọng trên địa bàn tỉnh. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Vũ Xuân Cường; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Vũ Văn Cài; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lý Bình Minh đồng chủ trì kỳ họp.

Kịp thời bảo vệ, xử lý các hành vi xâm hại trẻ em
Diễn đàn

Kịp thời bảo vệ, xử lý các hành vi xâm hại trẻ em

Nhờ sự phối hợp ngày càng được tăng cường nên công tác bảo đảm an ninh, an toàn trong trường học, phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh ngày càng hiệu quả hơn; số trẻ bị tử vong do tai nạn, thương tích giảm… Tỉnh đoàn đã chỉ đạo Hội đồng Đội các cấp tham mưu Ban Thường vụ Đoàn cùng cấp phân công cán bộ, thành lập các tổ, đội, nhóm nòng cốt nắm tình hình trẻ em và phối hợp xử lý thông tin được phản ánh từ Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111; kịp thời lên tiếng bảo vệ trẻ em, kiến nghị xử lý các hành vi xâm hại quyền trẻ em.