Bài 1: Đặt nền móng cho một nền hành chính hiện đại

MÔ HÌNH CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG 2 CẤP

Để xây dựng nền hành chính nhà nước theo chính thể dân chủ, cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra các nguyên tắc khoa học về tổ chức bộ máy và cán bộ, trong đó có nguyên tắc “xây dựng một Nhà nước ít tốn kém” và nguyên tắc “vì việc mà tìm người chứ không vì người mà đặt việc”. Người cũng đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của chính quyền địa phương cấp cơ sở: “Cấp xã là gần gũi Nhân dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi”. Đó là những nguyên tắc và triết lý tiên tiến trong tư tưởng Hồ Chí Minh còn nguyên giá trị khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị hiện nay.

Bài 1: Đặt nền móng cho một nền hành chính hiện đại


Tiếp thu tinh hoa cách thức tổ chức nhà nước của các quốc gia trên thế giới để áp dụng vào thực tiễn nhà nước cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh là linh hồn và là “kiến trúc sư” lỗi lạc thiết kế nên mô hình chính quyền địa phương (CQĐP) nước ta, đặt nền móng xây dựng một chính quyền mạnh mẽ, sáng suốt và một nền hành chính hiện đại ngay từ những ngày đầu thành lập nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Trung tâm hành chính công tỉnh Lâm Đồng luôn nêu cao tinh thần phục vụ Nhân dân

Trung tâm hành chính công tỉnh Lâm Đồng luôn nêu cao tinh thần phục vụ Nhân dân

Chính quyền do dân cử ra

Trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền và sau khi giành được chính quyền, lập nên nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2.9.1945; đường lối nhất quán của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh là phải xây dựng một Nhà nước theo tinh thần dân chủ, tiến bộ, khoa học, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp. Đó là Nhà nước mà mọi quyền lực đều bắt nguồn từ Nhân dân, bộ máy chính quyền nhà nước từ Trung ương đến địa phương đều do Nhân dân cử ra, thể hiện ý chí của Nhân dân, phù hợp với nguyên tắc nhà nước pháp quyền của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.

Xuất phát từ cơ sở chính trị đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh - là linh hồn và là “kiến trúc sư” lỗi lạc thiết kế mô hình CQĐP nước ta - với tầm tư duy chiến lược, nhìn xa trông rộng, đã tiếp thu tinh hoa cách thức tổ chức nhà nước của các quốc gia trên thế giới áp dụng vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Người ký ban hành Sắc lệnh đầu tiên về tổ chức CQĐP số 63-SL ngày 22.11.1945 quy định rõ ngay tại Điều 1: Ở hai cấp xã và tỉnh có đầy đủ hai cơ quan Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban hành chính (UBHC), ở các cấp huyện và kỳ chỉ có UBHC mà không tổ chức HĐND. Nghĩa là ở cấp huyện chỉ có cơ quan hành chính phục vụ dân, là “một hình thức Chính phủ ở địa phương”, chăm lo đời sống cho Nhân dân, nhằm một mục đích duy nhất là mưu cầu tự do, hạnh phúc cho mọi người. Đó là mô hình tổ chức CQĐP thể hiện sự kế thừa một cách sáng tạo, đặt nền móng cho một nền hành chính hiện đại ngay cả trong điều kiện đất nước đang gặp muôn vàn khó khăn khi mới giành được độc lập.

Không những thế, Người cũng đã có sự phân biệt rất rõ mô hình tổ chức chính quyền ở nông thôn với chính quyền ở đô thị trong Sắc lệnh số 77-SL ngày 21.12.1945 về tổ chức chính quyền nhân dân ở các thị xã, thành phố. Sắc lệnh số 77-SL quy định: “ở mỗi thành phố sẽ đặt ba thứ cơ quan: HĐND và UBHC thành phố và UBHC khu phố. Như vậy, ở thành phố trực thuộc Trung ương khi đó chỉ có hai cấp hành chính là thành phố và khu phố (còn được gọi là nguyên tắc “một cấp chính quyền, hai cấp hành chính”).

Trải qua 30 năm chiến tranh và trường kỳ kháng chiến từ năm 1945 - 1975, mô hình tổ chức 2 cấp CQĐP (từ năm 1962 thực hiện 3 cấp CQĐP), 3 cấp hành chính ở nước ta đã làm tròn sứ mệnh quản lý hành chính nhà nước trong thời chiến, phục vụ Nhân dân, tập hợp, huy động tối đa nguồn lực để vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, góp phần quan trọng quyết định thắng lợi của 2 cuộc kháng chiến, cùng toàn dân và cả hệ thống chính trị đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, cùng cả nước bước vào kỷ nguyên độc lập, tự do, đi lên chủ nghĩa xã hội.

Phù hợp yêu cầu thực tiễn cách mạng trong thời kỳ đổi mới

Từ sau ngày thống nhất đất nước năm 1975, CQĐP nước ta vẫn duy trì 3 cấp CQĐP: tỉnh, huyện, xã; kế thừa thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo mô hình hành chính công truyền thống. Đó là mô hình quản lý hành chính theo cách thức tổ chức và hoạt động của các kiểu nhà nước cộng hòa tồn tại trong lịch sử nhân loại, đã qua các thời kỳ tiến hóa, được các nước phát triển áp dụng hiệu quả. Cơ sở lý luận của mô hình hành chính công truyền thống là tổng hợp lý thuyết về mối quan hệ giữa chính trị, kinh tế và hành chính của nhà khoa học chính trị người Mỹ Thomas Woodrow Wilson (1856 - 1924) và lý luận về tổ chức hành chính lý tưởng của nhà xã hội học, luật học người Đức Max Weber (1864 - 1920). Sau này có nhiều nhà khoa học chính trị, hành chính thế giới kế thừa, phát triển.

Khái quát đặc điểm của mô hình hành chính công truyền thống là tối ưu hóa, bảo đảm tuân thủ luật lệ, quy trình, quy tắc, thủ tục chặt chẽ, có tính ổn định vận hành, tính pháp lý bằng văn bản, tính chuyên môn hóa cao chức năng công việc, phân chia cấp bậc theo chiều dọc... với mục tiêu duy nhất và cao nhất là hiệu quả kinh tế của quản lý, tức chi phí đầu tư nhỏ nhất để có kết quả lớn nhất.

Tuy nhiên, một nền hành chính phục vụ, công bộc của dân, không chỉ coi trọng giá trị hiệu quả kinh tế, mà còn phải quan tâm đến các giá trị của nền dân chủ, giá trị công bằng xã hội, tính công khai, minh bạch, trách nhiệm chính trị và trách nhiệm giải trình trước Nhân dân... Đó là vấn đề mà mô hình hành chính truyền thống chưa đáp ứng thỏa mãn do mâu thuẫn nội tại vì chủ yếu thiên về tính “cai trị”, mệnh lệnh đơn phương, “cứng nhắc”, chậm thích ứng với các biến đổi; độ trễ chính sách khá lớn, dễ “biến tướng” thành hành chính quan liêu.

Thực tiễn những năm từ 1975 - 1985, nền hành chính công nước ta duy trì quá lâu mô hình hành chính truyền thống theo cơ chế tập trung, bao cấp chỉ phù hợp trong thời chiến, cấm vận nên dần dần trở nên quan liêu, xa dân; vai trò hành chính phục vụ, nhất là bộ máy hành chính địa phương rất mờ nhạt, chậm đổi mới, chồng chéo, phức tạp, gây khó cho người dân và doanh nghiệp, không còn phù hợp với xu thế phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo chủ trương của Đảng và Nhà nước lúc bấy giờ; đòi hỏi một cuộc cải cách tổ chức bộ máy và cơ chế vận hành phù hợp yêu cầu thực tiễn cách mạng trong thời kỳ đổi mới.

Diễn đàn

Công khai kết quả xét nghiệm nước để người dân yên tâm sử dụng
Hội đồng nhân dân

Công khai kết quả xét nghiệm nước để người dân yên tâm sử dụng

Qua giám sát của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh Đồng Nai đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị khác có chuyên môn tổ chức kiểm tra việc lấy mẫu, xét nghiệm nước tại Công trình cấp nước tập trung nông thôn xã Lang Minh, huyện Xuân Lộc và công bố, công khai kết quả để người dân yên tâm sử dụng nước. Đồng thời, kiểm tra việc triển khai thực hiện dự án đấu nối sử dụng nguồn nước mặt của Công ty Cổ phần cấp nước Đồng Nai đối với xã Lang Minh, huyện Xuân Lộc nói riêng, trên địa bàn tỉnh nói chung.

Bài cuối: Hóa giải thách thức
Hội đồng nhân dân

Bài cuối: Hóa giải thách thức

Trong nhiều thách thức khi thực hiện mô hình không tổ chức cấp huyện và việc đặt lại tên các đơn vị hành chính (ĐVHC) mới nổi lên vấn đề đáng quan tâm, đó là tiêu chuẩn hóa chức danh cán bộ, công chức cấp xã trong điều kiện mới và việc giữ gìn hồn cốt, bản sắc văn hóa và địa danh thuộc địa phương, đô thị từng là một phần của lịch sử hào hùng của dân tộc. Tin tưởng rằng, khi “Dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm được”.

Quản lý chặt phương án phục hồi môi trường sau khai thác
Hội đồng nhân dân

Quản lý chặt phương án phục hồi môi trường sau khai thác

Tìm giải pháp khắc phục bất cập việc chấp hành pháp luật trong công tác quản lý, khai thác khoáng sản trên địa bàn, Đoàn giám sát số 51 HĐND tỉnh Đắk Lắk kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường thanh tra, kiểm tra nhằm tránh thất thoát tài nguyên, thất thu thuế. Có biện pháp kiểm tra, bảo đảm môi trường theo cam kết; quản lý chặt phương án phục hồi môi trường sau khai thác theo đúng quy định…

Quy định chuyển tiếp liên quan đến một số vấn đề quan trọng, cấp bách
Diễn đàn

Quy định chuyển tiếp liên quan đến một số vấn đề quan trọng, cấp bách

Bảo đảm hoạt động của chính quyền địa phương (CQĐP) khi chuyển đổi mô hình chính quyền từ 3 cấp sang 2 cấp liên tục, thông suốt, không để chồng chéo, trùng lặp hoặc bỏ sót nhiệm vụ, lĩnh vực, địa bàn, không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động bình thường của xã hội, người dân, doanh nghiệp… Điều 49 dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) quy định những nội dung chuyển tiếp liên quan đến một số vấn đề quan trọng, cấp bách cần ưu tiên giải quyết.

Giải quyết thủ tục hành chính nhanh, đúng thời hạn tại UBND Phường 2, TP.Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng được Nhân dân đánh giá cao về tinh thần làm việc của cán bộ, công chức
Diễn đàn

Bài 3: Vì mục tiêu phát triển, sự hài lòng của người dân

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, để tổ chức “một chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của Nhân dân”, phải luôn coi trọng bảo đảm tính hợp Hiến, hợp pháp và hợp lòng dân. Người cũng đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của chính quyền địa phương (CQĐP), nhất là cấp xã. “Cấp xã là gần gũi Nhân dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi”. Và “Cán bộ là gốc của mọi công việc”, phải “vì việc mà tìm người chứ không vì người mà đặt việc”.

Có chế tài tăng cường trách nhiệm phối hợp của nhà sử dụng lao động
Diễn đàn

Có chế tài tăng cường trách nhiệm phối hợp của nhà sử dụng lao động

Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục và đào tạo tại một số địa phương, đơn vị trên địa bàn, Đoàn giám sát HĐND thành phố ghi nhận một số kiến nghị về việc: giải pháp nâng cao quy mô, chất lượng đào tạo các trường phổ thông, trường dạy nghề; có chế tài tăng cường trách nhiệm phối hợp của các nhà sử dụng lao động với trường dạy nghề trong thành phố để tháo gỡ khó khăn cho lĩnh vực đào tạo nghề; cho tuyển dụng giáo viên ở những môn khó có giáo viên đạt trình độ chuẩn theo Luật Giáo dục: Tin học, Âm nhạc, Công nghệ…

Bảo đảm môi trường an toàn, khuyến khích ý tưởng sáng tạo
Hội đồng nhân dân

Bảo đảm môi trường an toàn, khuyến khích ý tưởng sáng tạo

Tại Chương trình “Tiếp xúc đối thoại giữa đại biểu HĐND tỉnh với trẻ em” tỉnh Gia Lai năm 2025, với chủ đề tạo môi trường an toàn cho trẻ khi đến trường, bày tỏ bất ngờ trước những câu hỏi sâu sắc của các em, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương quan tâm giữ an toàn cho học sinh quanh các trường học; khuyến khích các em nghiên cứu, có ý tưởng trong các hoạt động khoa học kỹ thuật, lịch sử, nhân văn, xã hội…

Bảo đảm môi trường an toàn, khuyến khích ý tưởng sáng tạo
Hội đồng nhân dân

Bảo đảm môi trường an toàn, khuyến khích ý tưởng sáng tạo

Tại Chương trình “Tiếp xúc đối thoại giữa đại biểu HĐND tỉnh với trẻ em” tỉnh Gia Lai năm 2025, với chủ đề tạo môi trường an toàn cho trẻ khi đến trường, bày tỏ bất ngờ trước những câu hỏi sâu sắc của các em, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương quan tâm giữ an toàn cho học sinh quanh các trường học; khuyến khích các em nghiên cứu, có ý tưởng trong các hoạt động khoa học kỹ thuật, lịch sử, nhân văn, xã hội…

Kịp thời bảo vệ, xử lý các hành vi xâm hại trẻ em
Diễn đàn

Kịp thời bảo vệ, xử lý các hành vi xâm hại trẻ em

Nhờ sự phối hợp ngày càng được tăng cường nên công tác bảo đảm an ninh, an toàn trong trường học, phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh ngày càng hiệu quả hơn; số trẻ bị tử vong do tai nạn, thương tích giảm… Tỉnh đoàn đã chỉ đạo Hội đồng Đội các cấp tham mưu Ban Thường vụ Đoàn cùng cấp phân công cán bộ, thành lập các tổ, đội, nhóm nòng cốt nắm tình hình trẻ em và phối hợp xử lý thông tin được phản ánh từ Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111; kịp thời lên tiếng bảo vệ trẻ em, kiến nghị xử lý các hành vi xâm hại quyền trẻ em.

Tinh gọn bộ máy là cơ hội lớn để tái thiết hệ thống hành chính.
Diễn đàn

Sáp nhập đơn vị hành chính - quyết tâm lớn, hành động quyết liệt

TS. Châu Vũ - Phó Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Sáp nhập các đơn vị hành chính là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động và phát huy nguồn lực. Tuy nhiên, việc triển khai chủ trương này cũng đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi quyết tâm cao, hành động quyết liệt và bảo đảm hiệu quả.

Bảo đảm chính xác, hấp dẫn của phóng sự giám sát
Hội đồng nhân dân

Bảo đảm chính xác, hấp dẫn của phóng sự giám sát

Để nâng cao hiệu quả, việc thực hiện báo cáo giám sát bằng hình ảnh luôn được Thường trực HĐND tỉnh Tuyên Quang quan tâm, tạo mọi điều kiện và khuyến khích các Ban HĐND tỉnh. Theo Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh, việc ghi hình bám sát theo kịch bản đã xây dựng; đồng thời qua giám sát trực tiếp phát hiện nội dung phát sinh cần điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp. Đoàn giám sát phối hợp chặt với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh xây dựng kịch bản và làm phóng sự, vừa bảo đảm phản ánh đúng kết quả giám sát, vừa mang tính hấp dẫn của phóng sự.

Đẩy nhanh tiến độ công trình, dự án tái định cư
Diễn đàn

Đẩy nhanh tiến độ công trình, dự án tái định cư

Khảo sát việc thực hiện công tác quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS và MN) trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Ban Dân tộc HĐND tỉnh kiến nghị UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí di dời dân ở các khu vực có nguy cơ sạt lở; đồng thời, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án tái định cư, xây dựng cơ sở hạ tầng, sắp xếp bố trí dân cư (nhất là các dự án dang dở) để sớm ổn định cuộc sống cho người dân.

Hòa Bình nâng cao chất lượng giám sát theo hướng hiệu lực, hiệu quả
Hội đồng nhân dân

Hòa Bình nâng cao chất lượng giám sát theo hướng hiệu lực, hiệu quả

Xác định công tác giám sát là khâu then chốt nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, Thường trực HĐND tỉnh Hòa Bình đã không ngừng nỗ lực đổi mới, đẩy mạnh hoạt động giám sát theo hướng trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những vấn đề nổi cộm được Nhân dân quan tâm. Đồng thời, tăng cường theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận giám sát, tái giám sát đối với những nội dung không thực hiện hoặc thực hiện chưa đạt yêu cầu đặt ra để đôn đốc thực hiện.

Xây dựng một nền hành chính hiện đại, phục vụ tốt hơn cho Nhân dân, tạo động lực mới để đất nước phát triển
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Xây dựng nền hành chính hiện đại, phục vụ tốt hơn cho Nhân dân

Châu Vũ - Phó Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước theo hướng tinh gọn, hiệu quả là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Theo đó, việc sắp xếp, sáp nhập các tỉnh, bỏ cấp huyện là một bước đột phá mạnh mẽ, tiết kiệm ngân sách, xây dựng một nền hành chính hiện đại, với một bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, phục vụ tốt hơn cho Nhân dân, tạo động lực mới để đất nước phát triển.

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa giám sát tại huyện Hậu Lộc - ảnh Quốc Hương
Hội đồng nhân dân

Thanh Hóa: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa vừa tiến hành giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021 - 2024”. Theo Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa Mai Văn Hải, các địa phương cần quan tâm hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực để đáp ứng yêu cầu phát triển.

Vì sự phát triển bứt phá và hạnh phúc của Nhân dân
Diễn đàn

Vì sự phát triển bứt phá và hạnh phúc của Nhân dân

Kết luận số 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư là chủ trương mang tầm chiến lược, thể hiện tư duy cải cách, đột phá mạnh mẽ nhằm xây dựng một nền hành chính tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân. Quá trình thực hiện chắc chắn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của nhiều cán bộ, đảng viên, rất cần sự chia sẻ, nỗ lực phấn đấu, hy sinh vì sự phát triển bứt phá của thành phố, đất nước và hạnh phúc của Nhân dân.

Bài 1: Đồng bộ, quyết liệt, trên trước, dưới sau
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài 1: Đồng bộ, quyết liệt, trên trước, dưới sau

Tiếp theo Kết luận số 121-KL/TW về Tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (Khóa XII) một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Kết luận số 126-KL/TW ngày 14.2.2025 và Kết luận số 127-KL/TW ngày 28.2.2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đã truyền đi thông điệp mạnh mẽ về thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của đất nước trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên phát triển giàu mạnh, thịnh vượng.

TS. Mai Văn Nhiều, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch phụ trách HĐND tỉnh Long An
Hội đồng nhân dân

Khuyến khích vận chuyển container vào cảng, đột phá phát triển hạ tầng logistics

TS. Mai Văn Nhiều - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch phụ trách HĐND tỉnh Long An
Với tư duy đột phá trong chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, từ đó giải phóng được các nguồn lực đầu tư hạ tầng logistics và tạo động lực hiện thực hóa quy hoạch khu kinh tế ven biển, hình thành thành phố cảng của tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh Long An xem Nghị quyết về chính sách khuyến khích container vận chuyển qua cảng là một đột phá phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế vững vàng cùng cả nước bước vào giai đoạn phát triển phồn vinh, thịnh vượng.

Nâng cao hiệu quả quản lý, tổ chức lễ hội
Diễn đàn

Nâng cao hiệu quả quản lý, tổ chức lễ hội

Giám sát công tác tổ chức, quản lý lễ hội Xuân Ất Tỵ trên địa bàn tỉnh Lào Cai, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh đề nghị, UBND cấp huyện, cấp xã phát huy, đề cao vai trò của cộng đồng, Nhân dân địa phương trong tổ chức và quản lý lễ hội, đặc biệt đối với các lễ hội dân gian.

Xử lý nghiêm hành vi khai thác trái phép, gây ô nhiễm môi trường
Diễn đàn

Xử lý nghiêm hành vi khai thác trái phép, gây ô nhiễm môi trường

Kết luận cuộc làm việc tại Sở Công thương Cao Bằng về tình hình thực hiện công tác quản lý Nhà nước trong hoạt động khoáng sản trên địa bàn giai đoạn 2021 - 2024, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh La Văn Hồng đề nghị, sở phối hợp với các ngành, địa phương có giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước; đẩy mạnh kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi khai thác trái phép, gian lận sản lượng, gây ô nhiễm môi trường.