Cụ thể, trong tháng 5, sản xuất và tiêu thụ thép đã có sự tăng trưởng so với tháng trước. Cụ thể, sản xuất thép thành phẩm đạt 2,224 triệu tấn, tăng 2,3% nhưng giảm 19,7% so với cùng kỳ 2022; bán hàng thép các loại đạt 2,309 triệu tấn, tăng 13,62% so với tháng trước và ngang mức cùng kỳ 2022.
Tính chung 5 tháng đầu năm nay, sản xuất thép thành phẩm đạt 11,091 triệu tấn, giảm 21,8% so với cùng kỳ. Bán hàng thép thành phẩm đạt 10,409 triệu tấn, giảm 19,3% so với cùng kỳ.
Về tình hình xuất nhập khẩu các sản phẩm thép, tính chung 4 tháng đầu năm, nhập khẩu thép thành phẩm các loại về Việt Nam khoảng 3,769 triệu tấn với trị giá hơn 3,162 tỷ USD, giảm 5,15% về lượng và giảm 24,36% về giá trị. Trung Quốc là quốc gia cung cấp thép lớn nhất cho Việt Nam, với mức 54,7%; tiếp đến là Nhật Bản; Hàn Quốc, Ấn Độ và Đài Loan.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 3,257 triệu tấn thép, tăng 0,48% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị xuất khẩu đạt 2,522 tỷ USD giảm 23,79% so với cùng kỳ năm 2022. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là khu vực ASEAN (36,38%), EU (24,15%), Hoa Kỳ (7,55%), Ấn Độ (5,72%) và Thổ Nhĩ Kỳ (3,21%).
Vào cuối tháng 5 vừa qua, Hiệp hội Thép thế giới (WSA) đưa ra dự báo nhu cầu thép toàn cầu sẽ bắt đầu phục hồi trong năm 2023 sau khi giảm 3,2% năm 2022.
Theo đó, Đông Á và Đông Nam Á sẽ đóng góp phần lớn tăng trưởng nhu cầu năm 2023, bù đắp cho sự suy yếu ở châu Âu và Hoa Kỳ. WSA dự kiến nhu cầu thép năm 2023 sẽ tăng 40,8 triệu tấn, đạt 1,8223 tỷ tấn.