Công nghiệp hỗ trợ

Thông tin và kết nối - “vũ khí” để doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh

Thiếu thông tin, thiếu kết nối và cả những mối quan hệ kinh doanh vững chắc đang là rào cản lớn trong phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Nhiều chuyên gia cho rằng, các công ty Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp cung cấp linh kiện cần phải thông tin mạnh mẽ hơn, nắm bắt biến động thị trường nhanh nhạy hơn; các địa phương cũng cần vào cuộc để tăng khả năng kết nối, giúp các nhà đầu tư tìm kiếm đối tác Việt dễ dàng nhất có thể. Chỉ có như vậy, doanh nghiệp Việt mới không bị thua ngay trên sân nhà.

Dư địa nhiều nhưng thiếu kết nối

Theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam hiện chỉ có khoảng 0,2% trong tổng số gần 1 triệu doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào sản xuất, chế tạo trong ngành công nghiệp hỗ trợ. Đây là con số quá thấp khi so sánh với cộng đồng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tại một số nước ngay trong khối ASEAN.

Như vậy, ngành công nghiệp hỗ trợ đang rất cần phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu với quy mô lớn hơn, bao trùm hơn. Điều đó cho thấy, “mảnh đất” công nghiệp hỗ trợ còn quá nhiều tiềm năng chưa được khai thác hết. Một trong những nguyên nhân của hiện trạng này là sự thiếu thông tin thị trường.

Ông Bùi Quang Hải, Giám đốc Sở Công Thương TP. Hải Phòng cho biết, công nghiệp chế tạo chiếm 90% ngành công nghiệp của Hải Phòng. Địa phương những năm qua cũng đã có sự đầu tư rất lớn từ các doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, tỉnh có 321 doanh nghiệp hỗ trợ thì chủ yếu nằm ở khu vực FDI (chiếm 62%) và vấp phải khó khăn về việc liên kết, kết nối, hỗ trợ…

Thông tin và kết nối là “vũ khí” để doanh nghiệp Việt nâng cao sức canh tranh -0
Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam đang thiếu cả thông tin và kết nối. Ảnh: ITN

Cũng theo ông Hải, làm và đầu tư công nghiệp hỗ trợ không chỉ là vấn đề thời gian mà cần vốn lớn, sự cạnh tranh lớn. Chưa kể, chỉ cần có sự biến động của thị trường thì doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn. “Cụ thể như doanh nghiệp đều muốn kết nối nhưng cơ sở dữ liệu hiện nay chỉ có từ phía Bộ Công Thương đưa ra hồi năm 2020 nhưng cũng rất ít. Trong khi, toàn thị trường đang chuyển đổi số. Các địa phương nên kết hợp với nhau để cùng xây dựng cơ sở dữ liệu, tích hợp với cơ sở dữ liệu chung của Bộ Công thương để các doanh nghiệp dù ở trong hay ngoài nước đều có thể tiếp cận thông tin, kết nối được. Tuy nhiên, tính pháp lý của thông tin, doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu”, ông Hải chia sẻ.

Bên cạnh đó, khi được hỏi, một số doanh nghiệp cho rằng, vai trò của Sở Công Thương các địa phương hết sức quan trọng trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu kết nối. Điều đầu tiên mà bất kỳ doanh nghiệp trong nước hay FDI muốn đầu tư là tìm kiếm nhà cung cấp; nếu thông tin được phổ cập rộng rãi, họ sẽ có cơ sở dữ liệu để lựa chọn. Tuy nhiên, đa phần các thông tin hiện nay chỉ là thông qua các mối quan hệ, sự kết nối của riêng từng doanh nghiệp chứ không phải từ các kênh chính thống.

Kết nối để đưa thông tin đến nhà đầu tư

Để giảm sự bị động về tín hiệu thị trường, thông tin kết nối; báo cáo của Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính) gửi Thủ tướng Chính phủ về một số vấn đề rào cản, thách thức lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phục hồi và phát triển bền vững của doanh nghiệp và nền kinh tế các tháng cuối năm 2022 và đầu năm 2023; đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Công Thương phối hợp với các bộ chuyên ngành cung cấp thường kỳ các thông tin cập nhật về biến động và xu hướng của các thị trường xuất/nhập khẩu lớn, kèm theo đánh giá về cơ hội, thách thức để doanh nghiệp có các kế hoạch thích ứng phù hợp.

Nhìn nhận những khó khăn của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam, đại diện Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Đà Nẵng cho biết, “Hiệp hội thương mại Hoa Kỳ rất ủng hộ hình thành trung tâm cơ sở dữ liệu để chia sẻ kinh nghiệm giữa doanh nghiệp Việt Nam, Hoa Kỳ, Nhật Bản… Việc kết nối không chỉ có vấn đề đầu tư mà còn ở đào tạo. Những hiệp hội khi được kết nối với nhau có thể đưa thông tin doanh nghiệp địa phương đến rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài và ngược lại, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tìm kiếm cơ hội hợp tác, cung ứng”.

Còn theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, cơ sở dữ liệu là điều rất quan trọng và hết sức cần thiết. Đặc biệt trong xu hướng kinh tế số như hiện nay. Vì vậy, các cơ quan khi đưa ra dữ liệu phải cập nhật, tăng cường dữ liệu các doanh nghiệp khác, không chỉ ở các thành phố lớn, đồng thời chịu trách nhiệm về tính pháp lý với thông tin đưa ra. Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Công Thương cũng cho rằng, để doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh sòng phẳng, cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài cũng rất khó khăn. Thời gian qua, Bộ Công thương đã có cuộc vận động Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam để động viên, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực cơ khí, công nghiệp.

Về phía doanh nghiệp, cần tạo ra sản phẩm đạt chất lượng, để doanh nghiệp FDI yên tâm sử dụng hàng. Theo Thứ trưởng Bộ Công thương, các cơ quan quản lý nhà nước trong chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền sẽ cố gắng cùng các địa phương phối hợp chặt chẽ hơn để hỗ trợ doanh nghiệp.

Từ phía doanh nghiệp, ông Đỗ Minh Tâm, Tổng Giám đốc THACO Industries cho rằng, các doanh nghiệp cần xác định lại chiến lược, mũi nhọn đang mạnh nhất cho sản phẩm gì và có thế mạnh trong công nghệ gì để tập trung phát triển. Trong đó, vai trò của những doanh nghiệp đầu đàn, đã tham gia chuỗi cung ứng cần kết nối, chia sẻ về công nghệ, quản trị và cả về đơn hàng để giúp các doanh nghiệp nhỏ tham gia chuỗi giá trị, trở thành nhà sản xuất. 

Thị trường

SHB miễn phí đổi thẻ từ sang thẻ chip đạt chuẩn VCCS
Thị trường

SHB miễn phí đổi thẻ từ sang thẻ chip đạt chuẩn VCCS

Nhằm nâng cao tính bảo mật và an toàn trong giao dịch thẻ, SHB sẽ hỗ trợ khách hàng chuyển đổi thẻ ATM công nghệ từ sang thẻ công nghệ chip đạt chuẩn VCCS với chi phí “0 đồng”. Đây được coi là giải pháp hữu hiệu trong việc đảm bảo an toàn giao dịch thẻ cho khách hàng theo tiêu chuẩn quốc tế.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Đầu tư tư nhân phát triển sẽ giúp cải thiện chất lượng thị trường chứng khoán

Trong bối cảnh nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đầu tư tư nhân tại Việt Nam đang có nhiều cơ hội phát triển, qua đó tạo ra các doanh nghiệp chất lượng và có quy mô lớn. Và khi các doanh nghiệp này được niêm yết trên thị trường chứng khoán, sẽ tạo ra lượng hàng hóa có chất lượng, góp phần tăng quy mô cho thị trường.

Nguồn cung nông sản, thực phẩm của Hà Nội tương đối dồi dào. Ảnh: ITN
Kinh tế

Hà Nội bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu dịp Tết 2025

Để chuẩn bị mùa mua sắm Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Sở Công Thương Hà Nội cho biết, đã chủ động lên phương án bảo đảm nguồn cung hàng hóa, bình ổn giá dịp này; đồng thời, sẽ theo dõi chặt chẽ diễn biến cung cầu hàng hóa, các giải pháp điều tiết nguồn hàng sẽ được triển khai kịp thời để bảo đảm không xảy ra tình trạng thiếu hụt hàng hóa, tăng giá sản phẩm...

Ảnh minh họa
Thị trường

Hiệu quả lớn từ mở rộng phối hợp thu ngân sách

Thời gian qua, Kho bạc Nhà nước thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu ngân sách, tăng không gian và thời gian thu nộp ngân sách lên 24 giờ/7 ngày. Trong đó, mở rộng công tác phối hợp thu và thanh toán song phương điện tử với các ngân hàng thương mại là một điểm sáng.

Ảnh minh họa
Thị trường

Hợp tác xã mong chờ hướng dẫn thụ hưởng chính sách

Luật Hợp tác xã 2023 có hiệu lực từ 1.7.2024 song nhiều hợp tác xã (HTX) vẫn chưa nắm rõ luật để triển khai. Trưởng ban Chính sách và phát triển HTX, Liên minh HTX Việt Nam Phạm Thị Tố Oanh đề xuất, cần tiếp tục tuyên truyền và hướng dẫn sâu hơn để HTX được hưởng 8 nhóm chính sách theo luật, qua đó thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển.

Cơ hội sở hữu ngôi nhà mơ ước với gói vay mua nhà lãi suất chỉ từ 7,3%/năm
Thị trường

Cơ hội sở hữu ngôi nhà mơ ước với gói vay mua nhà lãi suất chỉ từ 7,3%/năm

Năm 2024 dần khép lại và mùa lễ hội đang đến gần, đây cũng là thời điểm lý tưởng để nhiều người lên kế hoạch cho nhiều dự định quan trọng trong cuộc sống như mua nhà, mở rộng sản xuất, kinh doanh,… Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) với các gói vay đa dạng, lãi suất ưu đãi sẽ giúp khách hàng dễ dàng thực hiện những mục tiêu trong dịp cuối năm này.

Toàn cảnh diễn đàn
Thị trường

Cần cách tiếp cận mới về tư duy thị trường

Chia sẻ tại diễn đàn “Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” do Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam phối hợp Ban Kinh tế Trung ương, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật đồng tổ chức ngày 6.12, các đại biểu cho rằng, để phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh cần một cách tiếp cận mới về tư duy thị trường, hiện đại hóa và tầm nhìn năng lượng tái tạo, từ đó tạo cơ hội thời đại và vị thế quốc gia mới.

Xanh hóa là xu hướng không thể đảo ngược
Thị trường

Xuất khẩu xanh - xu hướng tất yếu của thương mại toàn cầu

Chính sách nhập khẩu của nhiều nước không chỉ tập trung vào mục tiêu giảm phát thải mà còn đặt ra tiêu chuẩn khắt khe hơn về trách nhiệm xã hội, bảo vệ môi trường. Bởi vậy, chuẩn bị nguồn hàng xuất khẩu đáp ứng được tiêu chuẩn bền vững của nước nhập khẩu là vấn đề "sống còn" với nền kinh tế Việt Nam.