Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Phân loại rõ các công trình sửa chữa, cải tạo trong khu vực bảo vệ di tích

Tiếp tục hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách chiều nay, 27.8, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, các đại biểu Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).

Phân loại rõ các công trình sửa chữa, cải tạo trong khu vực bảo vệ di tích -0
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành hội nghị. Ảnh: Hồ Long

Phân loại công trình trong phạm vi bảo vệ di sản

Quan tâm đến việc sửa chữa, cải tạo, xây dựng công trình trong khu vực bảo vệ di tích, ĐBQH Nguyễn Thị Thu Hà (Quảng Ninh) cho rằng, các quy định liên quan đến nội dung này tại điểm a, khoản 1 và điểm a, khoản 2 của Điều 28 cần được tiếp tục hoàn chỉnh, quy định rõ và phân loại tiêu chí, quy mô, loại hình công trình sửa chữa, cải tạo trong khu vực bảo vệ di tích.

Hoặc dự thảo Luật phải xác định được tiêu chí về các thủ tục hành chính thực hiện cấp phép sửa chữa, cải tạo, xây dựng, thời gian trả lời đối với từng loại công trình trong khu vực bảo vệ di tích. Bởi khi thực hiện sửa chữa, cải tạo có những công trình nhỏ, mang tính cấp bách nhằm bảo vệ di tích như sửa chữa hệ thống tiêu thoát nước, lắp đặt các cột thu lôi hay cột phát sóng trong khu vực bảo vệ hai của các di sản thiên nhiên thế giới, di tích quốc gia đặc biệt rất cần được phân cấp cho UBND cấp tỉnh thực hiện để kịp thời bảo vệ di tích.

Phân loại rõ các công trình sửa chữa, cải tạo trong khu vực bảo vệ di tích -0
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành hội nghị. Ảnh: Hồ Long

Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 1, Điều 29 dự thảo Luật, việc chấp thuận chủ trương đầu tư với dự án đầu tư, xây dựng công trình kinh tế - xã hội trong khu vực bảo vệ của di tích chỉ được thực hiện sau khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Thủ tướng Chính phủ đối với di tích quốc gia đặc biệt thuộc danh mục di sản thiên nhiên thế giới. 

Đối chiếu với quy định giải thích về khái niệm công trình kinh tế - xã hội tại Điều 3 dự thảo Luật, đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà nhận thấy, nếu quy định như khoản 1, Điều 29 thì có khả năng “quét” toàn bộ các công trình xây dựng. Theo đại biểu, cần nghiên cứu quy định cụ thể các công trình kinh tế - xã hội nào chỉ được thực hiện sau khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để bảo đảm Luật thực hiện được đúng và đầy đủ sau khi ban hành. 

Dự thảo Luật cũng cần quy định rõ việc đầu tư, xây dựng công trình kinh tế - xã hội trong khu vực bảo vệ hai của di tích có ảnh hưởng cụ thể như thế nào đến di tích để làm cơ sở quy định về việc lấy ý kiến đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, người đứng đầu cơ quan chuyên môn văn hóa cấp tỉnh. Đồng thời, bổ sung thêm quy định về các nội dung cần lấy ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, người đứng đầu cơ quan văn hóa cấp tỉnh. 

Phân loại rõ các công trình sửa chữa, cải tạo trong khu vực bảo vệ di tích -0
ĐBQH Nguyễn Thị Thu Hà (Quảng Ninh) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Điều 30 dự thảo Luật quy định khi phê duyệt dự án đầu tư, xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ nằm ngoài khu vực bảo vệ di tích có khả năng tác động tiêu cực đến yếu tố gốc cấu thành di tích, cảnh quan văn hóa của di tích quy định thì phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa. Trường hợp dự án đầu tư, xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ nằm ngoài khu vực di sản thế giới, vùng đệm của khu vực di sản thế giới phải tuân thủ yêu cầu bảo vệ môi trường, ngăn ngừa, kiểm soát, đánh giá các yếu tố tác động tới di sản thế giới theo quy định của Luật này và quy định của UNESCO.

Theo đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà, quy định trên sẽ khiến các công trình đầu tư, nhà ở riêng lẻ nằm ngoài vùng đệm của di sản thế giới khó có thể triển khai được, không thu hút đầu tư vào địa phương có loại hình di sản này. Do vậy, cần quy định rõ tại dự thảo Luật các tiêu chí để đánh giá, xác định việc có thể tác động đến di sản thế giới đối với các công trình, nhà ở riêng lẻ nằm ngoài vùng đệm của di sản; xem xét giao thẩm quyền cho đối với các công trình, dự án nằm ngoài vùng đệm của di sản, di tích cho UBND cấp tỉnh.

Quy định cụ thể về quản lý và bảo vệ di sản văn hóa dưới nước

Với 3.260km bờ biển và có trên 3.000 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn, nhỏ, gần và xa bờ với khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiều mưa bão, nằm trên con đường hàng hải nối liền giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, Việt Nam có tiềm năng to lớn về di sản văn hoá dưới nước, có vị thế đặc biệt trong giao lưu kinh tế và văn hoá với các nước, sớm tham gia con đường thương mại trên biển.

Tạo cơ hội cho người chưa thành niên khắc phục vi phạm, không để lại án tích
ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Do đó, ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) đề nghị, dự thảo Luật cần bổ sung một điều quy định cụ thể về quản lý và bảo vệ di sản văn hoá dưới nước từ việc luật hoá quy định tại Nghị định số 86/2005 của Chính phủ; bổ sung quy định về thăm dò, khai quật, trục vớt tài sản chìm đắm là di sản văn hoá tại Điều 39 dự thảo Luật để bảo đảm cơ chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá dưới nước.

ĐBQH Tạ Đình Thi (Hà Nội) đề nghị bổ sung quy định điều chỉnh về quần thể di sản trong dự thảo Luật. Bởi việc điều chỉnh đối với quần thể di sản mới chỉ được quy định tại Điều 34 dự thảo Luật và chủ yếu điều chỉnh liên quan đến công tác quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích. Trong khi đó, Công ước về việc bảo vệ di sản văn hóa và tự nhiên của thế giới từ năm 1972 đã quy định về loại hình di sản này.

Phân loại rõ các công trình sửa chữa, cải tạo trong khu vực bảo vệ di tích -0
ĐBQH Tạ Đình Thi (Hà Nội) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Thời gian tới, việc phục dựng di tích lịch sử, quần thể lịch sử sẽ được thực hiện, vì vậy, cần có quy định về quần thể di sản và phục dựng quần thể di sản, để quảng bá văn hoá, nâng cao trách nhiệm và tinh thần tự hào văn hoá lịch sử nước ta, đồng thời bổ sung thêm hình ảnh phát triển du lịch của nước ta. “Các quần thể di sản ở nước ta đã được hình thành và đang được hình thành, trở nên phổ biến, có các đặc thù trong quản lý. Do vậy, không thể xếp vào di tích hỗn hợp theo khoản 3 Điều 21 của dự thảo Luật”, đại biểu Tạ Đình Thi đề nghị.

+ Chiều cùng ngày, Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách cũng đã thảo luận về dự án Luật Công đoàn (sửa đổi). 

Thời sự Quốc hội

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 16.9.2024
Video

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 16.9.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 16.9.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải tiếp Đoàn đại biểu Hiệp hội kinh tế văn hóa Hàn Quốc - Việt Nam; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh gặp mặt học sinh tiêu biểu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Vũng Tàu.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Vũng Tàu
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Vũng Tàu

Chiều 16.9, tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND TP. Vũng Tàu, để phục vụ cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn và cứu hộ.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại buổi gặp mặt
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh gặp mặt học sinh tiêu biểu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

Trưa 16.9, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã gặp mặt đoàn học sinh tiêu biểu là trẻ khuyết tật, mồ côi, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vươn lên trong học tập. Cùng dự có: Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Đình Toản; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Lâm Văn Đoan; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Đinh Công Sỹ.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải thăm, tặng quà động viên Nhân dân bị thiệt hại do bão số 3 tại Hải Dương
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải thăm, tặng quà động viên Nhân dân bị thiệt hại do bão số 3 tại Hải Dương

Trước ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ sau bão, sáng 15.9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã kiểm tra tình hình, chỉ đạo công tác khắc phục thiệt hại do bão và mưa lũ gây ra tại Hải Dương; thăm hỏi, tặng quà động viên bà con Nhân dân bị thiệt hại do bão, mưa lũ tại các huyện Gia Lộc và Thanh Hà.

Nhóm đại biểu Quốc hội trẻ Khóa XV thăm làm việc tại Mông Cổ
Chính trị

Nhóm đại biểu Quốc hội trẻ Khóa XV thăm làm việc tại Mông Cổ

Thực hiện Chương trình hoạt động đối ngoại của Quốc hội năm 2024, Đoàn Nhóm đại biểu Quốc hội trẻ Khóa XV do Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Phó chủ tịch Nhóm đại biểu Quốc hội trẻ Khóa XV Trịnh Xuân An làm Trưởng đoàn đã thăm làm việc tại Mông Cổ từ ngày 12 - 15.9.

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 13.9.2024
Video

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 13.9.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 13.9.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Tiếp tục Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định thăm, tặng quà động viên Nhân dân bị thiệt hại do bão số 3 tại Thái Bình; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chủ trì làm việc với Chính phủ về quản lý thị trường bất động sản, phát triển nhà ở xã hội; Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dự Phiên họp toàn thể lần thứ 12 của Ủy ban Quốc phòng và An ninh; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh hội kiến Toàn quyền Australia; Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường tiếp Giám đốc điều hành Trung tâm Nghị viện châu Á.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chủ trì làm việc với Chính phủ về quản lý thị trường bất động sản, phát triển nhà ở xã hội
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chủ trì làm việc với Chính phủ về quản lý thị trường bất động sản, phát triển nhà ở xã hội

Chiều 13.9, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã chủ trì cuộc làm việc giữa Đoàn giám sát của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023” với Chính phủ.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dự Phiên họp toàn thể lần thứ 12 của Ủy ban Quốc phòng và An ninh
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dự Phiên họp toàn thể lần thứ 12 của Ủy ban Quốc phòng và An ninh

Chiều 13.9, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã dự và phát biểu chỉ đạo tại Phiên họp toàn thể lần thứ 12 của Ủy ban Quốc phòng và An ninh họp, thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

Nhóm đại biểu Quốc hội trẻ Khóa XV thăm làm việc tại Nhật Bản
Chính trị

Nhóm đại biểu Quốc hội trẻ Khóa XV thăm làm việc tại Nhật Bản

Thực hiện Chương trình hoạt động đối ngoại của Quốc hội năm 2024, được sự đồng ý của Lãnh đạo Quốc hội, Đoàn Nhóm đại biểu Quốc hội trẻ Khóa XV do Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh Trịnh Xuân An, Phó Chủ tịch Nhóm đại biểu Quốc hội trẻ Khóa XV làm Trưởng đoàn đã thăm làm việc tại Nhật Bản từ ngày 8 - 11.9.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định thăm, tặng quà động viên Nhân dân bị thiệt hại do bão số 3 tại Thái Bình
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định thăm, tặng quà động viên Nhân dân bị thiệt hại do bão số 3 tại Thái Bình

Trước ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ sau bão, chiều 13.9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đã kiểm tra tình hình và chỉ đạo công tác khắc phục thiệt hại do bão và mưa lũ gây ra tại Thái Bình; thăm hỏi, tặng quà động viên cán bộ, chiến sĩ, bà con Nhân dân tham gia phòng, chống bão lũ và bị thiệt hại do bão, mưa lũ tại các xã Hồng An (huyện Hưng Hà), Tân Lập (huyện Vũ Thư) và Minh Tân (huyện Kiến Xương).

Phải có thời hạn giải quyết dứt điểm hoặc giải quyết một phần
Thời sự Quốc hội

Phải có thời hạn giải quyết dứt điểm hoặc giải quyết một phần

Sáng 13.9, tiếp tục Phiên họp thứ 37, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về các báo cáo công tác năm 2024 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường tiếp Giám đốc điều hành Trung tâm Nghị viện châu Á
Thời sự Quốc hội

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường tiếp Giám đốc điều hành Trung tâm Nghị viện châu Á

Sáng 13.9, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đã tiếp Giám đốc điều hành Trung tâm Nghị viện châu Á (PCAsia) Prasnar nhân dịp đang ở thăm và làm việc tại Việt Nam.

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 12.9.2024
Video

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 12.9.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 12.9.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Khai mạc Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn kiểm tra tình hình và chỉ đạo khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra trên địa bàn Thái Nguyên; dự Lễ trao tặng Huy hiệu 65 năm, 40 năm và 30 năm tuổi Đảng; Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương làm việc với tỉnh Điện Biên; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tiếp Bộ trưởng Phụ nữ, Tài chính và Dịch vụ công Australia Katy Gallagher; Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam; Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh tiếp Giám đốc điều hành PCAsia; Thường trực Hội đồng Dân tộc tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến về quá trình hình thành và phát triển của Hội đồng Dân tộc; Văn phòng Quốc hội tổ chức quyên góp ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

Đôn đốc quyết liệt công tác chuẩn bị tài liệu cho kỳ họp
Chính trị

Đôn đốc quyết liệt công tác chuẩn bị tài liệu cho kỳ họp

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, còn khoảng 40 ngày nữa sẽ khai mạc Kỳ họp thứ Tám, do đó, Chính phủ cần đôn đốc quyết liệt các bộ, ngành để có “sản phẩm” gửi đại biểu Quốc hội. Quốc hội sẵn sàng túc trực chờ nội dung để thẩm định, trên tinh thần Quốc hội ủng hộ để Chính phủ điều hành phát triển đất nước trước tình hình khó khăn trong nước và của thế giới.

Chủ động, quyết liệt ứng phó, khắc phục hậu quả cơn bão số 3
Chính trị

Chủ động, quyết liệt ứng phó, khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Cử tri và Nhân dân đặc biệt bày tỏ sự chia sẻ và đồng cảm với những thiệt hại, mất mát về người và tài sản tại nhiều địa phương; đánh giá cao sự chỉ đạo của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã nhanh chóng vào cuộc với tinh thần chủ động, quyết liệt, phòng ngừa, ứng phó ở mức cao nhất để hạn chế thiệt hại và thực hiện các giải pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão.