Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội:

Chủ động, quyết liệt ứng phó, khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Cử tri và Nhân dân đặc biệt bày tỏ sự chia sẻ và đồng cảm với những thiệt hại, mất mát về người và tài sản tại nhiều địa phương; đánh giá cao sự chỉ đạo của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã nhanh chóng vào cuộc với tinh thần chủ động, quyết liệt, phòng ngừa, ứng phó ở mức cao nhất để hạn chế thiệt hại và thực hiện các giải pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành Phiên họp. Ảnh: Hồ Long
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành Phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Chiều 12.9, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 37, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 8.2024.

Nhanh chóng khôi phục sản xuất, ổn định đời sống Nhân dân

Báo cáo tại phiên họp, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình cho biết, trước tình hình diễn biến phức tạp của cơn bão số 3, Đảng, Nhà nước và toàn bộ hệ thống chính trị đã quyết liệt chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiều giải pháp để hạn chế tối đa thiệt hại do bão gây ra.

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình (1).jpg
Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Cử tri và Nhân dân đặc biệt bày tỏ sự chia sẻ và đồng cảm với những thiệt hại, mất mát về người và tài sản tại nhiều địa phương; đánh giá cao sự chỉ đạo của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã nhanh chóng vào cuộc với tinh thần chủ động, quyết liệt, phòng ngừa, ứng phó ở mức cao nhất để hạn chế thiệt hại và thực hiện các giải pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão.

Cử tri bày tỏ đồng tình với Chương trình ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 gây ra được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động. Đồng thời cho rằng, đây là hoạt động thể hiện truyền thống tốt đẹp, tương thân tương ái của người Việt Nam, là sự giúp đỡ thiết thực về tinh thần, vật chất, góp phần nhanh chóng khôi phục sản xuất và ổn định đời sống của Nhân dân vùng bị bão lũ, thiên tai.

Cử tri và Nhân dân hết sức quan tâm đến các hoạt động đối ngoại của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong thời gian qua, nhất là chuyến thăm chính thức Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm; thăm chính thức Liên bang Nga của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Cử tri tin tưởng rằng, các chuyến thăm sẽ góp phần củng cố và phát triển quan hệ tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững, lâu dài giữa Việt Nam và các nước.

Trưởng Ban Dân nguyện cũng cho biết, cử tri đánh giá cao kết quả Kỳ họp bất thường lần thứ Tám của Quốc hội, kết quả Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 6 và hoạt động chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện các nghị quyết về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV đến hết năm 2023.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Cơ bản nhất trí với báo cáo của Ban Dân nguyện, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cũng đề nghị, làm rõ hơn nội dung báo cáo về thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra; đồng thời, bổ sung kiến nghị về các giải pháp phòng chống, ứng phó với thiên tai.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết, về công tác tuyên truyền, cần nâng cao ý thức của nhân dân trong phòng, chống thiên tai. Chính quyền các địa phương cần có những khuyến nghị, cảnh báo sớm, chi tiết, cụ thể về những khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi thiên tai; xem xét các giải pháp ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, đồng thời, quan tâm hơn nữa tới các giải pháp hỗ trợ, bảo vệ người dân trước ảnh hưởng của thiên tai.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đánh giá cao báo cáo của Ban Công tác Dân nguyện đã đi vào nề nếp, phản ánh được thực tế diễn ra và cho thấy những kết quả trong công tác dân nguyện của Quốc hội.

Về kết quả giải quyết, trả lời của cơ quan có thẩm quyền, theo báo cáo của Ban Dân nguyện, tính đến nay, Ban Dân nguyện đã nhận được kết quả giải quyết, trả lời đối với 1.411/2.289 kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV, đạt tỷ lệ 61,6%.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp đề nghị, Ban Dân nguyện phân tích rõ thêm về kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Bảy, trong số 1.411/2.289 kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Bảy được giải quyết đó có bao nhiêu đơn thư, kiến nghị đã được giải quyết và bao nhiêu đơn thư, kiến nghị đang được xem xét, giải quyết? Bên cạnh đó, Ban Dân nguyện cần làm rõ hơn số kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Bảy chưa được giải quyết.

Khẩn trương rà soát, nắm tình hình hoạt động của các cơ sở trợ giúp xã hội

Quan tâm đến tình trạng bạo hành trẻ em diễn biến phức tạp thời gian gần đây, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cho biết, trong nhiệm kỳ Khóa XIV, Quốc hội đã tiến hành giám sát tối cao về phòng, chống xâm hại trẻ em và đã có những kiến nghị rất chi tiết, cụ thể về vấn đề này.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp đề nghị, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tiến hành giám sát lại việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ trẻ em và báo cáo Quốc hội.

Báo cáo tại phiên họp về tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến bạo lực, bạo hành, xâm hại trẻ em, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng cho biết, 8 tháng đầu năm 2024, trên toàn quốc đã điều tra, khởi tố 1.198 vụ với 1.419 bị can liên quan đến các hành vi xâm hại, bạo hành trẻ em. Đồng thời xử lý hành chính 48 vụ, 125 đối tượng. Trong đó, nhóm hành vi bạo hành trẻ em chiếm 12%, còn lại là xâm hại trẻ em.

Quang cảnh Phiên họp. Ảnh: Hồ Long
Quang cảnh Phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Thứ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh, thực trạng đáng báo động hiện nay là có tới 60% các vụ bạo hành, xâm hại trẻ em là do người thân, người quen trong gia đình, hoặc có mối quan hệ mâu thuẫn cá nhân gây ra.

Gần đây, các vụ việc xảy ra có xu hướng gia tăng trong các gia đình có bố mẹ ly hôn, ly thân, tái hôn hoặc trong những gia đình mà bố mẹ có thời gian dài bỏ mặc, không chăm sóc trẻ em…

Các địa phương có số vụ xâm hại, bạo hành xảy ra nhiều như: Hà Nội, Thái Bình, Hoà Bình, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Cần Thơ, Lâm Đồng, Đắk Lắk...

Liên quan đến vụ bạo hành trẻ em tại Mái ấm Hoa Hồng, Thứ trưởng Bộ Công an nêu rõ, ngay sau khi nhận được tin, Bộ Công an đã kịp thời chỉ đạo Công an TP. Hồ Chí Minh, trực tiếp là Công an Quận 12 vào cuộc. Hiện nay, Công Quận 12 đã thụ lý, giải quyết tin báo tội phạm theo thẩm quyền. Sau khi có kết quả, Công an sẽ kịp thời thông tin cho dư luận.

Thứ trưởng Bộ Công an cũng cho biết, Bộ Công an đã có Công điện chỉ đạo 63 công an địa phương đề nghị Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tại 63 địa phương trên cả nước khẩn trương rà soát, nắm tình hình hoạt động của các cơ sở trợ giúp xã hội, nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em kể cả công lập và ngoài công lập, đặc biệt là các cơ sở trông giữ trẻ em từ thiện tự phát trên địa bàn.

Cùng với đó, thực hiện nghiêm việc xử lý, giải quyết tin báo tố giác tội phạm liên quan đến các vụ bạo hành, xâm hại trẻ em; chú trọng mở rộng các nguồn tin báo tố giác tội phạm từ các cơ quan báo chí, người dân, cơ quan tổ chức để xác minh, điều tra, xử lý kịp thời.

Thông tin kịp thời kết quả giải quyết các vụ việc này đến các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là các phương tiện truyền thông cấp cơ sở, nhất là về các thủ đoạn mới của loại tội phạm này nhằm nâng cao phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm bạo hành, xâm hại trẻ em.

Chính trị

Nông dân là chủ thể, là trung tâm của quá trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới
Thời sự Quốc hội

Nông dân là chủ thể, là trung tâm của quá trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới

Lời Tòa soạn: Tối 14.10, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ tôn vinh và trao danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc, biểu dương Hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc năm 2024. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Nông dân Việt Nam tự tin, tự lực, tự cường, góp phần đưa đất nước vào kỷ nguyên mới
Sự kiện nổi bật

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Nông dân Việt Nam tự tin, tự lực, tự cường, góp phần đưa đất nước vào kỷ nguyên mới

Phát biểu tại lễ tôn vinh nông dân xuất sắc, hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, giai cấp nông dân Việt Nam tiếp tục tự tin, tự lực, tự cường, chủ động, sáng tạo, góp phần tích cực thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ tôn vinh Nông dân Việt Nam xuất sắc, Hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc năm 2024
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ tôn vinh Nông dân Việt Nam xuất sắc, Hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc năm 2024

Tối nay, 14.10, tại Nhà hát Lớn, Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Lễ tôn vinh và trao danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc, biểu dương Hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc năm 2024. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động của Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì tổ chức nhân kỷ niệm 94 Năm thành lập Hội (14.10.1930 – 14.10.2024).

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định chủ trì họp tổng kết biên soạn cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định chủ trì họp tổng kết biên soạn cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 14.10, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định - Tổ trưởng Tổ biên tập cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” đã chủ trì cuộc họp tổng kết hoạt động của Tổ biên tập.

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc - Ảnh Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm hiệu quả, đúng mục đích, không để xảy ra thất thoát, lãng phí

Việc giao dự toán ngân sách nhà nước, chi thường xuyên (nguồn vốn viện trợ của nước ngoài) năm 2024 phải theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm hiệu quả, đúng mục đích, không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tiêu cực. Đây là yêu cầu được các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh trong phiên họp chiều nay. 

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự khai giảng lớp bồi dưỡng cán bộ quy hoạch Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIV
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự khai giảng lớp bồi dưỡng cán bộ quy hoạch Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIV

Sáng 14.10, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã tổ chức khai giảng Lớp Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (lớp thứ ba).

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc

Trong chương trình Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường thăm chính thức Việt Nam, chiều 13.10, tại Thủ đô Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc.

CHỐNG LÃNG PHÍ
Sự kiện nổi bật

CHỐNG LÃNG PHÍ

Lời Toà soạn: Trong mọi giai đoạn cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm công tác phòng, chống lãng phí. Trước yêu cầu tăng cường nguồn lực, khơi dậy sức dân đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác phòng, chống lãng phí đang đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới rất khẩn trương, cấp bách. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm với tiêu đề "Chống lãng phí".

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thúc đẩy chuyển đổi số để Việt Nam bắt kịp, tiến cùng, vượt lên
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thúc đẩy chuyển đổi số để Việt Nam bắt kịp, tiến cùng, vượt lên

Chủ trì sự kiện “Chào mừng ngày Chuyển đổi số Quốc gia năm 2024” được tổ chức trực tiếp tại Trụ sở Chính phủ, trực tuyến với đầu cầu 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số nhấn mạnh: Phải đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược số gồm: thể chế số, hạ tầng số, nguồn nhân lực số để Việt Nam bắt kịp, tiến cùng và vươn lên trong kỷ nguyên mới.