Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dự Phiên họp toàn thể lần thứ 12 của Ủy ban Quốc phòng và An ninh

Chiều 13.9, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã dự và phát biểu chỉ đạo tại Phiên họp toàn thể lần thứ 12 của Ủy ban Quốc phòng và An ninh họp, thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Lê Tấn Tới chủ trì phiên họp.

Tham dự phiên họp có: Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Tân Cương; các thành viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh; đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, các Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; đại diện Bộ Quốc phòng và một số Bộ, ngành liên quan.

QP1.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu chỉ đạo tại Phiên họp

Phát biểu chỉ đạo tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đánh giá cao tinh thần chủ động, tích cực của cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan chủ trì thẩm tra trong chuẩn bị hồ sơ, tài liệu. Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, Bộ Quốc phòng tiếp tục chỉ đạo công tác hoàn thiện hồ sơ dự án Luật; phối hợp với Ủy ban Quốc phòng và An ninh tiếp tục rà soát nhằm cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng đội ngũ sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam; bổ sung đánh giá tác động của các nội dung trong dự thảo Luật, nhất là các chính sách mới được đề xuất; sớm hoàn thiện các dự thảo Nghị định, Thông tư kèm theo dự thảo Luật.

Tại phiên họp, các đại biểu đã nghe đại diện Bộ Quốc phòng trình bày tóm tắt Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam; nghe đại diện Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh trình bày dự thảo báo cáo thẩm tra sơ bộ dự án Luật.

QP2.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu chỉ đạo tại Phiên họp

Các đại biểu cơ bản thống nhất với Tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Quốc phòng và An ninh về sự cần thiết ban hành dự án Luật. Các đại biểu cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam lần này nhằm tiếp tục thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng đội ngũ sĩ quan; bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; bảo đảm bí mật cơ cấu tổ chức của Quân đội Nhân dân Việt Nam; bảo đảm tính khả thi của dự án Luật, phù hợp với điều kiện thực tế công tác cán bộ của Đảng và Quân đội Nhân dân Việt Nam.

QP3.jpg
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Tân Cương phát biểu

Các đại biểu cũng cho rằng, hồ sơ dự án Luật đã bảo đảm chất lượng để trình Quốc hội xem xét thông qua theo quy trình thủ tục rút gọn tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV. Một số đại biểu cũng góp ý vào phạm vi sửa đổi của dự thảo Luật, chính sách về chức vụ, chức danh của sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam; chính sách về cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam; chế độ, chính sách của sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam…

Thay mặt cơ quan chủ trì soạn thảo, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Tân Cương tiếp thu các ý kiến của đại biểu và báo cáo, làm rõ thêm một số vấn đề các đại biểu quan tâm.

Phát biểu kết luận phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới đề nghị, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh phối hợp với Ban soạn thảo hoàn chỉnh hồ sơ, bổ sung báo cáo; đề nghị Vụ Quốc phòng và An ninh phối hợp với Bộ Quốc phòng xây dựng kế hoạch khảo sát thực tế, phục vụ việc tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật.

Chính trị

Xây dựng Luật Nhà giáo thành một luật mẫu về đổi mới tư duy xây dựng luật
Thời sự Quốc hội

Xây dựng Luật Nhà giáo thành một luật mẫu về đổi mới tư duy xây dựng luật

Trên cơ sở quan điểm chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc đề nghị, cần phấn đấu xây dựng dự án Luật Nhà giáo trở thành một luật mẫu về đổi mới tư duy xây dựng luật, đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới; bảo đảm một dự luật ngắn, gọn, rõ, đúng thẩm quyền và sau khi ban hành thực hiện được ngay.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Viêng Chăn, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Viêng Chăn, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN

Vào lúc 10h45 ngày 8.10, chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Wattay ở thủ đô Viêng Chăn (Lào), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 44, 45 và các hội nghị cấp cao liên quan.

Toàn cảnh phiên họp
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Sức mạnh văn hóa chính là ở người dân, ở cơ sở

"Sức mạnh văn hóa chính là ở người dân, ở cơ sở. Sức mạnh này sẽ giúp bảo tồn được các di sản, truyền thống văn hóa của dân tộc, của đất nước chúng ta”, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh khi cho ý kiến với chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 sáng nay. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự hội nghị vinh danh "Công dân Thủ đô ưu tú" năm 2024
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự hội nghị vinh danh "Công dân Thủ đô ưu tú" năm 2024

Sáng 8.10, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt - Xô, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2024. Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua Khen thưởng Trung ương dự Hội nghị.

Tạo động lực mới cho quan hệ hợp tác pháp luật và tư pháp Việt Nam - Pháp
Chính trị

Tạo động lực mới cho quan hệ hợp tác pháp luật và tư pháp Việt Nam - Pháp

Trong khuôn khổ chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp từ ngày 3 - 7.10, chiều 7.10, tại Trụ sở Bộ Tư pháp ở thủ đô Paris, ngài Chưởng ấn, Bộ trưởng Tư pháp Didier Migaud đã đón tiếp và có cuộc gặp song phương với Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam Nguyễn Hải Ninh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 tại Lào
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 tại Lào

Sáng 8.10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội lên đường tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị Cấp cao liên quan tại Lào, từ ngày 8 đến ngày 11.10.2024 theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Chủ tịch ASEAN 2024 Sonexay Siphandone.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron
Chính trị

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron

Nhận lời mời của Tổng thống Emmanuel Macron, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiến hành thăm chính thức tới Pháp từ 6 - 7.10. Sau Lễ đón trọng thể trưa ngày 7.10 theo giờ địa phương tại Điện Elysée, Paris, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội đàm với Tổng thống Emmanuel Macron.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Bí thư toàn quốc Đảng Cộng sản Pháp
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Bí thư toàn quốc Đảng Cộng sản Pháp

Trong khuôn khổ chuyến thăm tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp, sáng 7.10 (theo giờ Paris), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Bí thư toàn quốc Đảng Cộng sản Pháp Fabien Roussel và đoàn đại biểu cấp cao của đảng, trong đó có các nghị sỹ của Đảng Cộng sản Pháp tại Quốc hội (Hạ viện) và Thượng viện Pháp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới GS. Klaus Schwab giao lưu với sinh viên
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới GS. Klaus Schwab giao lưu với sinh viên

Ngày 7.10, tại Đại học Quốc gia Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Giáo sư Klaus Schwab giao lưu với sinh viên về chủ đề: “Định vị Việt Nam trong kỷ nguyên thông minh - Tầm nhìn cho thế hệ trẻ”.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Nội dung các báo cáo phải thực sự mang tiếng nói của cử tri và Nhân dân
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Nội dung các báo cáo phải thực sự mang tiếng nói của cử tri và Nhân dân

Chiều 7.10, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 38, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV; kết quả tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn thư của công dân và kết quả giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2024; báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 9.2024; dự thảo Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Giám sát phải đúng, trúng, trọng tâm, trọng điểm
Thời sự Quốc hội

Giám sát phải đúng, trúng, trọng tâm, trọng điểm

Sáng 7.10, tiếp tục Phiên họp thứ 38, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Sửa luật lần này cần nhấn mạnh đến tăng cường phân cấp phân quyền
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Sửa luật lần này cần nhấn mạnh đến tăng cường phân cấp phân quyền

Cho ý kiến về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, cần làm rõ những nội dung trong luật hiện hành còn phù hợp với thực tế, có tác động tích cực đến sự phát triển của doanh nghiệp, thì có được tiếp tục giữ lại tại dự thảo luật này hay không? Dự thảo luật đã xử lý dứt điểm hay một phần vấn đề vướng mắc tại luật hiện hành cũng như khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn liên quan đến đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp?