Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chủ trì làm việc với Chính phủ về quản lý thị trường bất động sản, phát triển nhà ở xã hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chủ trì làm việc với Chính phủ về quản lý thị trường bất động sản, phát triển nhà ở xã hội

Chiều 13.9, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã chủ trì cuộc làm việc giữa Đoàn giám sát của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023” với Chính phủ.

Tham dự có các Ủy viên Trung ương Đảng: Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh - Phó trưởng đoàn thường trực Đoàn giám sát; Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường - Phó trưởng Đoàn giám sát; Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh - Phó trưởng Đoàn giám sát; các thành viên Đoàn giám sát.

Về phía Chính phủ, các bộ, ngành có các Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị; đại diện lãnh đạo các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước…

d1.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chủ trì cuộc làm việc. Ảnh: Hồ Long

Tại cuộc làm việc, Đoàn giám sát đã nghe Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị trình bày Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023.

Nhiều khó khăn, vướng mắc đã được tháo gỡ

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, qua báo cáo của Chính phủ và cuộc làm việc hôm nay đã cho thấy rõ hơn kết quả đạt được và những khó khăn, vướng mắc, bất cập, hạn chế, yếu kém trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội. Có vướng mắc thuộc về chính sách, pháp luật, có vướng mắc cho tổ chức thực hiện và cũng có vướng mắc do phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương và cơ quan, đơn vị. Đến nay, khi Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản được thông qua và có hiệu lực từ ngày 1.8.2024, nhiều khó khăn, vướng mắc đã được tháo gỡ, nhưng cũng có nhiều khó khăn, vướng mắc cần tiếp tục sửa đổi, các pháp luật có liên quan và chấn chỉnh, đổi mới của tổ chức thực hiện.

d2.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu chỉ đạo. Ảnh: Hồ Long

Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, thị trường bất động sản đã tạo ra khối lượng lớn cơ sở vật chất cho xã hội, giúp các ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát triển và nâng cao điều kiện sống cho các tầng lớp nhân dân, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, tăng trưởng kinh tế của đất nước và quá trình xây dựng, phát triển đô thị, nông thôn bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việc đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội đã đáp ứng một phần nhu cầu chỗ ở cho người có thu nhập thấp, công nhân tại các khu công nghiệp, các đối tượng chính sách, hộ nghèo. Tuy nhiên, qua làm việc với các bộ, ngành, địa phương và làm việc với Chính phủ đã cho thấy một số vấn đề, hạn chế, tồn tại cần được quan tâm đánh giá, phân tích, tìm giải pháp khắc phục.

Toàn cảnh (1).jpg
Quang cảnh cuộc làm việc. Ảnh: Hồ Long

Những hạn chế, bất cập trong quản lý thị trường bất động sản, phát triển nhà ở xã hội có nguyên nhân chủ quan, khách quan đã thể hiện rõ trong báo cáo của Chính phủ và các ý kiến của thành viên Đoàn giám sát. Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, Chính phủ làm rõ hơn trong báo cáo Đoàn giám sát; Đoàn giám sát cũng cần lưu ý những vấn đề nêu trên khi xây dựng báo cáo kết quả giám sát, dự thảo Nghị quyết về chuyên đề giám sát, đồng thời làm rõ hơn trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân.

1.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh - Phó trưởng đoàn Thường trực Đoàn giám sát phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Qua làm việc với các địa phương, bộ, ngành và ý kiến của thành viên Đoàn giám sát tại cuộc làm việc đã có nhiều kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành. Do vậy, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, Chính phủ bổ sung đầy đủ hơn các nội dung trong báo cáo; chỉ đạo nghiên cứu hoàn thiện, đề xuất sửa đổi pháp luật có liên quan.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà.jpg
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Khi Quốc hội thông qua Nghị quyết về chuyên đề giám sát này vào tháng 11.2024, nhiều luật, nghị định, thông tư và các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của các địa phương đã được sửa đổi, ban hành, đặc biệt trong lĩnh vực đất đai, kinh doanh bất động sản, nhà ở, nên nhiều khó khăn trong vướng mắc của thị trường đã được tháo gỡ. Nhấn mạnh điều này, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, Chính phủ tiếp tục rà soát tách riêng những khó khăn, vướng mắc đã được tháo gỡ và khó khăn, vướng mắc cần tiếp tục tháo gỡ; có đề xuất, kiến nghị cụ thể để Đoàn giám sát nghiên cứu tổng hợp.

Chủ nhiệm VPQH Bùi Văn Cường.jpg
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường - Phó trưởng Đoàn giám sát phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, các thành viên Đoàn giám sát tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm đầu tư, thời gian, trí tuệ cho hoạt động giám sát; chủ động nghiên cứu thông tin, tài liệu, báo cáo và phát hiện, đề xuất những vấn đề cụ thể góp phần đạt được mục đích, yêu cầu đề ra của Đoàn giám sát.

Xây dựng quy trình thống nhất để triển khai một dự án bất động sản

Tại cuộc làm việc, các thành viên Đoàn giám sát đề nghị, Chính phủ chỉ đạo Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành liên quan khẩn trương rà soát và tổng hợp đầy đủ các khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là vướng mắc trong triển khai thực hiện theo thẩm quyền hoặc khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, thủ tục báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định nếu có nội dung thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Đồng thời, đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết các Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản mới được Quốc hội ban hành, bảo đảm tiến độ, không để xảy ra vướng mắc do thiếu văn bản quy định chi tiết.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Phan Đức Hiếu.jpg
Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Phan Đức Hiếu phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Một số ý kiến đề nghị, Chính phủ cần ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế giải quyết phù hợp, xử lý dứt điểm đối với dự án bất động sản gặp khó khăn, vướng mắc pháp lý, đình trệ do quá trình triển khai thực hiện dự án kéo dài, pháp luật qua các thời kỳ có nhiều thay đổi. Trong đó, đối với quá trình giải quyết một số dự án bất động khó khăn về tài chính cần chú ý dự án bất động sản không giống dự án sản xuất bình thường, liên quan sản phẩm hình thành trong tương lai, nên không thể áp dụng biện pháp cho phá sản doanh nghiệp như thông thường.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng.jpg
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Một số ý kiến ghi nhận Nghị định 100/2024/NĐ-CP về phát triển nhà ở xã hội mới được Chính phủ ban hành có điểm tích cực khi đã hướng dẫn tổng thể quy trình để triển khai dự án nhà ở xã hội kể từ khi bắt đầu hình thành cho đến khi kết thúc. Do vậy, trong quá trình Chính phủ xây dựng, ban hành nghị định hướng dẫn 4 Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Kinh doanh bất động sản cần chú ý xây dựng quy trình thống nhất để triển khai các dự án bất động sản.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Bùi Văn Khắng.jpg
Thứ trưởng Bộ Tài chính Bùi Văn Khắng phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Tại cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị và đại diện lãnh đạo Bộ Tư pháp, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội... đã giải trình, làm rõ các vấn đề Đoàn giám sát đưa ra. Phó Thủ tướng khẳng định, chuyên đề giám sát của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023” được triển khai trong năm 2024 có ý nghĩa rất lớn, khi thị trường bất động sản có một số khó khăn, vướng mắc, là một điểm nghẽn ảnh hưởng đến một số hệ sinh thái khác trong nền kinh tế nước ta.

Đại biểu Nguyễn Đức Kiên.jpg
Đại biểu Nguyễn Đức Kiên phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Phát biểu kết luận cuộc làm việc, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đề nghị, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị tiếp tục cập nhật, bổ sung thông tin, số liệu, tài liệu theo ý kiến của các thành viên Đoàn giám sát. Cụ thể, cần có Phụ lục cập nhật, bổ sung đầy đủ thông tin kết quả của 63 tỉnh, thành phố; phân loại các tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc đã được phát hiện và điều chỉnh trong các luật, văn bản quy định chi tiết có liên quan và các nội dung cần tiếp tục được nghiên cứu, đề xuất tháo gỡ; làm rõ nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan để có đề xuất, kiến nghị, giải pháp đối với các dự án đang gặp khó khăn, vướng mắc nhằm khơi thông nguồn lực.

Phó Thống đốc NHNN VN Đào Minh Tú.jpg
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội Nguyễn Thị Hằng (1).jpg
Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội Nguyễn Thị Hằng phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Trên cơ sở chỉ đạo của Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ, các Bộ, ngành tiếp tục nghiên cứu để có những giải pháp, kiến nghị mang tính chiến lược, dài hạn và đột phá hơn; nêu rõ những kiến nghị, đề xuất với Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ trong công tác quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội; những đề xuất, kiến nghị của Chính phủ để đưa vào dự thảo Nghị quyết.

Thời sự Quốc hội

Quang cảnh Hội nghị
Thời sự Quốc hội

Đảng ủy, Lãnh đạo Văn phòng Quốc hội đối thoại với đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động

Chiều 20.12, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Bí thư Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng chủ trì Hội nghị đối thoại giữa Đảng ủy, Lãnh đạo Văn phòng Quốc hội với đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Văn phòng Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương tiếp Chủ tịch Tập đoàn LIG NEX1 Hàn Quốc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương tiếp Chủ tịch Tập đoàn LIG NEX1 Hàn Quốc

Chiều 19.12, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương tiếp Đoàn đại biểu Tập đoàn LIG NEX1 Hàn Quốc do Chủ tịch Tập đoàn Koo Bon Sang dẫn đầu đang có chuyến thăm và tham dự Triển lãm Quốc phòng Quốc tế 2024 tại Việt Nam.

Góp phần xây dựng nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân, chế độ xã hội chủ nghĩa
Chính trị

Góp phần xây dựng nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân, chế độ xã hội chủ nghĩa

Lời Toà soạn: Chiều 19.12, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham dự và có bài phát biểu chỉ đạo quan trọng tại Hội nghị triển khai công tác năm 2025 của ngành kiểm sát nhân dân.

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Tập huấn nâng cao kiến thức an ninh mạng
Thời sự Quốc hội

Tập huấn nâng cao kiến thức an ninh mạng, an toàn thông tin, bảo vệ bí mật nhà nước trên môi trường mạng

Chiều 19.12, tại Nhà Quốc hội, Văn phòng Quốc hội phối hợp với Cục An ninh mạng, Bộ Công an tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao kiến thức an ninh mạng, an toàn thông tin và bảo vệ bí mật nhà nước trên môi trường mạng cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại các vụ, cục, đơn vị thuộc Văn phòng Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện, góp phần xây dựng nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện, góp phần xây dựng nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị triển khai công tác năm 2025 của ngành Kiểm sát nhân dân, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, toàn ngành phải đổi mới mạnh mẽ và toàn diện hơn nữa; tiếp tục phát huy trí tuệ, bản lĩnh và hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn với đại biểu dự Hội nghị triển khai công tác năm 2025 của ngành kiểm sát nhân dân
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Hội nghị triển khai công tác năm 2025 của ngành Kiểm sát nhân dân

Chiều nay, 19.12, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tham dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị triển khai công tác năm 2025 của ngành kiểm sát nhân dân (KSND). Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại trụ sở Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao kết nối trực tuyến với hơn 800 điểm cầu của toàn ngành.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu kết luận Hội nghị
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tinh thần chung là phải quyết tâm đổi mới và có sản phẩm mới!

Trong năm 2025, cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ trong công tác xây dựng luật, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Tinh thần chung là phải quyết tâm đổi mới và có sản phẩm mới.
Đây là yêu cầu của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trong phát biểu kết luận Hội nghị tổng kết công tác phối hợp giữa Đảng đoàn Quốc hội với Đảng ủy cơ quan VPQH năm 2024, bàn phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 diễn ra sáng nay, 19.12.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì Hội nghị tổng kết công tác phối hợp giữa Đảng đoàn Quốc hội với Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì Hội nghị tổng kết công tác phối hợp giữa Đảng đoàn Quốc hội với Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội

Sáng nay, 19.12, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì Hội nghị tổng kết công tác phối hợp giữa Đảng đoàn Quốc hội với Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội (VPQH).

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký 3 Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành Nghị quyết số 172/2024/QH15 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam; Nghị quyết số 59/2024/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025 và Nghị quyết số 1321/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Lâm Hiển
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng

Chiều 18.12, tại Trung tâm Hội nghị Thành phố Hải Phòng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 35/2021/QH15 ngày 13.11.2021 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Lãnh đạo Thành phố Hải Phòng dự Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng cầu Nguyễn Trãi và chỉnh trang đô thị vùng phụ cận
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ Khởi công Dự án đầu tư xây dựng cầu Nguyễn Trãi và chỉnh trang đô thị vùng phụ cận

Chiều nay, 18.12, trong không khí cả nước kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân và chuẩn bị đón năm mới 2025, UBND TP. Hải Phòng tổ chức Lễ Khởi công xây dựng Dự án đầu tư xây dựng cầu Nguyễn Trãi và chỉnh trang đô thị vùng phụ cận.