Cử tri Hà Nội kiến nghị xử lý nghiêm tình trạng lừa đảo qua mạng

Tại các buổi tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội Khóa XV, nhiều cử tri Thủ đô mong muốn cơ cơ quan công an cần xử lý nghiêm tình trạng lừa đảo qua mạng với các chiêu thức tinh vi như giả làm công an, bảo hiểm, ngân hàng, cho vay lãi...

Nhiều hình thức lừa đảo tinh vi

Tại buổi tiếp xúc cử tri quận Tây Hồ trước Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội Khóa XV, các ý kiến đều bày tỏ sự đồng tình và đánh giá cao hoạt động của Quốc hội, ĐBQH trong thời gian qua. Đồng thời, đề xuất, kiến nghị một số nội dung được dư luận nhân dân và cử tri quan tâm. Cụ thể, cử tri phường Bưởi phản ánh, hiện nay xuất hiện nhiều tình trạng lừa đảo qua mạng với các chiêu thức tinh vi như giả làm công an, bảo hiểm, ngân hàng, cho vay nặng lãi… Qua đó, đề nghị Quốc hội chỉ đạo Chính phủ có giải pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý tội phạm này. Cử tri Thụy Khuê đề nghị, đẩy nhanh tiến độ điều tra, xét xử một số vụ án trong diện theo dõi, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Xử lý nghiêm tình trạng lừa đảo qua mạng -0
Cử tri quận Tây Hồ phát biểu tại buổi tiếp xúc

Quan tâm đến việc sửa đổi Luật Đất đai, đại diện cử tri phường Phú Thượng cho rằng, quy định về bồi thường thu hồi đất thực hiện dự án trong dự thảo Luật cần tách biệt làm rõ khái niệm thu hồi đất nhằm phát triển kinh tế - xã hội và công trình phục vụ kinh doanh, tránh nhập nhằng về khái niệm, dẫn đến thu hồi đất không rõ mục đích; đồng thời cần tránh “tư duy nhiệm kỳ” trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư. Cử tri phường Yên Phụ và phường Bưởi cũng kiến nghị, cần đẩy nhanh các dự án chậm tiến độ, xử lý các dự án thực hiện sai quy hoạch trên địa bàn để người dân yên tâm, ổn định cuộc sống.

Thay mặt lãnh đạo quận Tây Hồ, Chủ tịch UBND quận Nguyễn Đình Khuyến đã thông tin với cử tri về các nội dung thuộc thẩm quyền của quận liên quan đến công tác vệ sinh môi trường, thu gom rác thải, đảm bảo an ninh trật tự, văn minh đô thị, đặc biệt là việc xử lý các phương tiện thuỷ trên hồ Tây, bảo vệ môi trường lòng hồ...

Tại hội nghị, ĐBQH Nguyễn Trúc Anh đã trả lời, giải đáp những thông tin về những nội dung cử tri nêu liên quan đến công tác quy hoạch trên địa bàn; ĐBQH Nguyễn Hải Trung thông tin về công tác quản lý an ninh mạng, triệt phá các ổ nhóm tội phạm, trong đó có tội phạm lừa đảo qua mạng. ĐBQH Vũ Tiến Lộc tiếp thu toàn bộ ý kiến, kiến nghị của các cử tri quận Tây Hồ để chuyển tới các cơ quan liên quan giải quyết, trả lời cử tri theo thẩm quyền.

Tập trung giải quyết các vấn đề dân sinh bức xúc

Còn tại buổi tiếp xúc cử tri huyện Thường Tín, các ý kiến cử tri đề nghị: Chính phủ, các bộ, ngành, thành phố quan tâm đến việc sớm hoàn thiện, nâng cấp, mở rộng và bàn giao cho huyện quản lý tuyến đường gom cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ  phù hợp với tình hình hiện nay; giao cho huyện thực hiện một số dự án đầu tư xây dựng, kết nối các tuyến đường giao thông trên địa bàn. Cùng với đó, quan tâm, xem xét đến việc xây dựng cầu vượt kết nối Quốc lộ 1A với đường Tỉnh lộ 429 bắc ngang qua tuyến đường sắt nằm trên địa bàn xã Tô Hiệu giúp người dân giao thương, đi lại thuận tiện hơn.

Cử tri xã Văn Phú mong muốn Quốc hội, Chính phủ và thành phố quan tâm đến việc sớm thu hồi GPMB để tiếp tục thực hiện các dự án xây lắp hệ thống cột và mạng lưới dây điện 500kv, điện cao thế đi qua địa bàn, tránh để đất hoang hóa gây lãng phí tài nguyên. Cử tri xã Nhị Khê đề nghị, bên cạnh sửa đổi Luật Đất Đai phù hợp với thực tiễn cần có hướng dẫn phù hợp trong việc tổ chức thực hiện đấu thầu đất công do chính quyền địa phương quản lý.

Đáng chú ý, cử tri xã Hồng Vân đề nghị, xem xét điều chỉnh quy hoạch khu vực vùng bãi thuộc không gian thoát lũ ven sông Hồng cho phù hợp với thực tế hiện nay. Cùng với đó, các bộ, ngành, thành phố quan tâm quy hoạch, đầu tư xây dựng  để huyện Thường Tín hoàn thành mục tiêu trở thành huyện nông thôn mới kiểu mẫu…

Thời sự Quốc hội

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 2 chiều 22.11
Chính trị

Tăng quyền chủ động của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát

Thảo luận tại Tổ 2 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh đề nghị, cần tăng cường vai trò, quyền hạn của các ĐBQH và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát, bảo đảm sự chủ động trong tiến hành giám sát.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu bắt buộc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu bắt buộc

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân tại phiên thảo luận tổ chiều nay, 22.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, chuyển thời điểm xem xét các báo cáo thường niên từ kỳ họp cuối năm sang kỳ họp đầu năm là phù hợp, nhằm cung cấp số liệu đầy đủ hơn. Đây cũng là điểm mới rất lớn, căn bản của dự thảo Luật lần này.

Thảo luận tại Tổ 5 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc cho phép hiệp hội ngành nghề được trực tiếp xây dựng một số tiêu chuẩn

Chiều 22.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Tại tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang), các đại biểu cho rằng, do cạnh tranh bằng tiêu chuẩn chất lượng, dịch vụ là biện pháp cạnh tranh khôn khoan nhất, nên cần cân nhắc bổ sung quy định giao hội, hiệp hội ngành nghề được trực tiếp xây dựng, ban hành một số tiêu chuẩn.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen

Chiều nay, 22.11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP 12), Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia

Chiều nay, 22.11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP), Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hun Manet.

Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát
Thời sự Quốc hội

Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát

Chiều 22.11, các đại biểu Tổ 18 (Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Thanh Hóa, Trà Vinh, Hà Nam) đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

ĐBQH Trần Nhật Minh (Nghệ An)
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc không quy định thu thuế với điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống

Thảo luận tại Tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi) sáng nay, nhiều đại biểu đề nghị cân nhắc quy định thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống. Bởi lẽ, cùng với sự phát triển của xã hội, điều hòa nhiệt độ đang trở thành nhu cầu thiết yếu trong công việc cũng như cuộc sống của người dân. Đây không còn là mặt hàng xa xỉ như trước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại phiên họp tổ
Thời sự Quốc hội

Cần lộ trình đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Sáng 22.11, thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, với nhiều nước trên thế giới, thuế tiêu thụ đặc biệt thường hướng tới các sản phẩm hàng hóa có hại cho sức khỏe, môi trường hoặc các mặt hàng xa xỉ. Việt Nam cũng đang theo xu hướng chung của thế giới. Tuy nhiên, cần làm rõ, đánh giá kỹ lưỡng hơn và có lộ trình phù hợp, bởi có những sản phẩm vừa đóng góp thu ngân sách vừa phục vụ nhu cầu chính đáng con người.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại buổi thảo luận Tổ 10. Ảnh: Minh Trang
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm công bằng và thỏa đáng với các đối tượng nộp thuế

Phát biểu tại phiên thảo luận Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) sáng nay, 22.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) là 2 dự luật rất quan trọng. Việc sửa đổi phải bảo đảm công bằng và thỏa đáng với các đối tượng nộp thuế, kể cả tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, đối tượng là người nước ngoài, tổ chức thương mại trong nước hay nước ngoài... nhưng cũng phải phù hợp với các thông lệ quốc tế.

Thảo luận tổ 15 sáng 22.11. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá

Thảo luận tại Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) sáng 22.11 về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH đề nghị, cần tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá; đồng thời xem xét, nghiên cứu, bổ sung đối tượng chịu thuế là thuốc lá điện tử.

Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang) thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)
Thời sự Quốc hội

Cần có lộ trình tăng thuế phù hợp, tránh ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp

Thảo luận tại Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang) về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sáng nay, 22.11, các đại biểu đề nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo cân nhắc đưa ra lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt phù hợp trong 3 - 5 năm tới với một số mặt hàng đặc thù, tránh gây ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các Trưởng đoàn chào xã giao Chủ tịch danh dự Hội nghị ICAPP 12
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các Trưởng đoàn chào xã giao Chủ tịch danh dự Hội nghị ICAPP 12

Sáng 22.11, tại thủ đô Phnom Penh, trước khi dự khai mạc Hội nghị toàn thể lần thứ 12 Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á ICAPP 12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các thành viên Ban Chấp hành ICAPP, Lãnh đạo Hội nghị toàn thể ICAPP 12, Lãnh đạo các đảng chính trị/tổ chức đối tác đã chào xã giao Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Vương quốc Campuchia Samdech Hun Sen, Chủ tịch danh dự của Hội nghị toàn thể ICAPP lần thứ 12 và Phó Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Vương quốc Campuchia Samdech Hun Manet.