Thiêng liêng những ngôi đền thờ Bác

Theo thống kê, hiện nay, toàn khu vực đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 30 đền thờ, phủ thờ, khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Có công trình ra đời trong giai đoạn chiến tranh ác liệt, có công trình được xây dựng sau ngày đất nước hòa bình, song tất cả đều xuất phát từ tấm lòng của người miền Tây với Bác Hồ kính yêu.

Dựng và giữ đền thờ Bác bằng cả xương máu

Chúng tôi đến Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, vào một buổi trưa. Vừa xuống xe, bên cạnh tôi đã xuất hiện một dáng người nhỏ gầy, trên gương mặt là nụ cười hiền và đôi mắt sáng. Đó là ông Nguyễn Văn Khoa (Bảy Khoa), người thương binh đã chăm sóc, gìn giữ đền thờ Bác suốt 5 thập kỷ qua.

Ông Bảy Khoa nhớ lại, vào chiều 3.9.1969, tin Bác mất vừa được truyền ra, quân dân huyện Vĩnh Lợi vô cùng bàng hoàng, đau đớn. Lau vội những giọt nước mắt tiếc thương, Đảng bộ và nhân dân xã Châu Thới hạ quyết tâm dựng ngay một bàn thờ Bác để ngày đêm hương khói cho Người và là nơi hun đúc ý chí giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, hoàn thành tâm nguyện của Bác.

Ban đầu, bàn thờ Bác được dựng tạm ở một nhà dân, người dân xã Châu Thới ban ngày đi làm, ban đêm đến điểm thờ Bác chằm lá, dựng cột làm đền thờ. Lúc ấy, quanh đền thờ Bác có tới sáu đồn giặc đóng theo thế gọng kìm, đồn gần nhất cách khoảng 1km, đồn xa nhất cũng chỉ cách 3km. Khi ngôi đền sắp hoàn thành, địch nghe tin đến phóng hỏa thiêu rụi, nhưng chỉ ngay hôm sau, tại nơi này, nhân dân lại kéo đến, người góp công, người góp của, bộ đội ta tấn công đồn địch, lấy dây thép gai về dựng đền. Sau 5 ngày, khung nhà sắt được hình thành, nhưng một lần nữa, địch cho quân đến kéo sập, dỡ khung sắt đem đi.

Đền thờ Bác ở Bạc Liêu
Đền thờ Bác ở Bạc Liêu

Không chịu bó tay, quân dân xã Châu Thới quyết tâm xây dựng đền thờ Bác lớn hơn, rộng hơn và kiên cố hơn. Trong suốt thời gian dựng đền, ta đấu tranh với địch bằng cả chính trị, quân sự và binh vận. Năm 1972, vào đúng ngày kỷ niệm sinh nhật Bác 19.5, đền thờ được khánh thành. Từ đó, dù bao lần địch bắn phá, càn quét, đền thờ Bác vẫn được quân và dân huyện Vĩnh Lợi bảo vệ, giữ gìn bằng cả trái tim và xương máu cho đến ngày đất nước thống nhất.

Năm 1998, Đền thờ Bác Hồ tại xã Châu Thới được xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Hiện nay, đây được đánh giá là một trong những đền thờ Bác đẹp nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

“Địa chỉ đỏ” ở Lương Tâm

Miền Nam hái hoa, hoa chưa đến Bác/Tim ta ơi có bao giờ đau thắt/Như sáng mai này ta kết vòng hoa/Không phải đón bác về mà tiễn Bác đi xa (“Kính dâng Bác” - Hoài Vũ). Qua lời kể và giọng đọc thơ đầy cảm xúc của thuyết minh viên Nguyễn Ánh Xuân, câu chuyện xây dựng Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang 50 năm trước cam go, anh dũng và tự hào được tái hiện sinh động.

Chưa bao giờ người dân Long Mỹ có niềm đau chung lớn lao khiến “đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa” như khi nghe tin Bác mất. Đáp ứng nguyện vọng của nhân dân xã Lương Tâm, Bí thư Đảng ủy xã khi ấy Lữ Minh Chánh (Hai Chánh) đã quyết định lập bàn thờ Bác ngay tại Văn phòng Đảng ủy xã. Mọi người chia nhau phóng ảnh Bác, lập bàn thờ, may băng tang để tổ chức lễ truy điệu, mặc sự dòm ngó của địch. Lễ truy điệu Bác được tổ chức trọng thể với sự có mặt đông đủ của nhân dân, các đồng chí lãnh đạo, các đơn vị bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương đóng quân gần đó. Những người có mặt đồng lòng hứa với Bác sẽ biến đau thương thành hành động cách mạng, quyết tâm đánh đuổi kẻ thù, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong tuần lễ để tang Bác, quân dân tỉnh Hậu Giang mở đợt tấn công vào 34 mục tiêu quân sự, chỉ tính riêng xã Lương Tâm, quân dân ta đã tiêu diệt đồn: Vàm Cấm, Tô Ma, Đường Đào.

Mùa hè năm 1972, Mỹ ngụy mở nhiều đợt càn quét quy mô lớn, tập trung bom pháo đánh phá ác liệt trên địa bàn Long Mỹ, cơ quan Đảng ủy xã bị bom pháo Mỹ đánh sập phải dời đi nơi khác, nhưng bàn thờ của Bác vẫn được lập lại, địch phá thì ta xây. Không những vậy, vào các ngày lễ kỷ niệm, ngày sinh nhật, lễ giỗ Bác và Tết Nguyên đán, quân dân ta vẫn tổ chức lễ viếng trang trọng. Nhiều người dân quanh vùng cũng theo đó mà tổ chức giỗ Bác tại nhà riêng.  

Sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đền thờ Bác được Huyện ủy, UBND huyện Long Mỹ và Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Hậu Giang (cũ) lên phương án xây dựng lại. Dịp 2.9.1990, người dân trong vùng và khu vực xung quanh đã tổ chức trọng thể lễ khánh thành đền thờ Bác và rước ảnh Bác từ cơ quan Đảng ủy xã Lương Tâm về đền thờ mới. Từ đó, nơi đây trở thành địa chỉ đỏ, giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên. Qua nhiều lần mở rộng, đền thờ Bác hiện có 7 hạng mục với diện tích hơn 2ha, trung bình mỗi năm có gần 40.000 lượt người đến thăm viếng Bác. Năm 2000, Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận Đền thờ Bác Hồ ở xã Lương Tâm là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.

Kể chuyện xây đền thờ Bác ở Long Mỹ, Hậu Giang
Kể chuyện xây đền thờ Bác ở Long Mỹ, Hậu Giang

Ngôi đền của trái tim

 Trước nỗi nhớ thương vô hạn của người dân Trà Vinh dành cho Bác, vào khoảng đầu năm 1970, Chi ủy xã Long Đức họp tại ấp Kinh Lớn quyết định dựng một ngôi đền để tưởng nhớ Bác, cũng là nơi để người dân hướng về, tạo nên sức mạnh đoàn kết đấu tranh cho ngày giải phóng. Nằm trong bối cảnh đồn địch giăng giăng, phi cơ, đạn pháo bắn phá hàng ngày, thế nhưng Chi ủy xã Long Đức quyết định chọn vị trí cao nhất trên một giồng cát, có lũy tre bao bọc tọa lạc tại ấp Vĩnh Hội, chỉ cách đồn Vĩnh Hưng 800m và cách một căn cứ quân sự của Mỹ khoảng 3km, để xây dựng đền.

Tin xây dựng đền thờ Bác Hồ truyền đi nhanh chóng. Đồng bào Kinh, Khmer đến góp công góp của, phụ nữ chằm lá, thanh niên dựng cột. Các đình, chùa quanh đó nghe tin cũng tự nguyện hiến cột, tặng gỗ. Lực lượng du kích bắt tay đắp công sự, đào chiến hào, cắm chông, bao vây đồn bót địch, sẵn sàng đối phó nếu bị đánh. Các má, các chị trong lực lượng đấu tranh chính trị được phân công bằng mọi cách liên hệ binh lính trong đồn vận động anh em “không bắn phá để bà con xây dựng đền thờ Cụ Hồ”. Toàn bộ công việc xây dựng đền tiến hành vào ban đêm nhằm tránh phi cơ, pháo đạn của địch.  

Sáng sớm ngày 15.4.1970, địch đổ quân khắp bốn phía vào ấp Vĩnh Hội, bắt đầu cho những cuộc càn quét kéo dài nhiều tháng liền. Đội du kích ấp và tổ bảo vệ đền thờ đã kiên trì chiến đấu, bám đất, bám dân đánh bật hầu hết trận càn của địch. Tuy nhiên, ngôi đền không kịp khánh thành vào ngày 2.9 như dự kiến. Người dân Long Đức vẫn truyền nhau chuyện kể, một người lính chế độ cũ sau khi lén đốt ngôi đền đã để lại 500 đồng cùng mảnh giấy ghi vội dòng chữ: “Vì bắt buộc tôi dự vào chuyện làm đại nghịch này, tôi rất hối hận, xin gửi lại chư vị ít tiền cúng vào việc trùng tu Đền thờ Cụ Hồ”.

Sau ngày 2.9.1970, công việc xây dựng lại được tiếp tục, mặc dù pháo địch vẫn đêm đêm dội về, đèn không thắp được nhưng những chiến hào, công sự vẫn được đào lên xung quanh lũy tre xanh bao bọc ngôi đền, nền đất được đắp lên vững chãi, cao ráo, gạch lát xung quanh. Khó khăn nào cũng vượt qua, “ngôi đền của trái tim” cuối cùng đã hoàn thành, nhưng lại thiếu bức chân dung Người. Trong sự mong chờ tha thiết của nhân dân, họa sĩ Phong Ba đã mượn được tấm ảnh Bác và phác họa lại. Ngày 26.1.1971, ngôi đền được khánh thành với sự có mặt của hơn 500 đồng bào, cán bộ chiến sĩ. Cờ mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được kéo lên trên cột cờ trước ngôi đền. Tất cả cùng thầm hứa sẽ quyết tâm thực hiện cho được điều mong muốn của Người “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”.

Diễn đàn Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu
Quốc hội và Cử tri

Khơi thông điểm nghẽn, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo động lực để Hải Phòng phát triển

Việc ban hành dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hải Phòng là hết sức cần thiết để khơi thông các điểm “nghẽn”, tạo đột phá, có sức lan tỏa lớn trong vùng đồng bằng sông Hồng và đóng góp lớn hơn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước. Đây là nhận định của các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến với nội dung này tại Phiên họp thứ 44.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Công ty Cổ phần VNG
Diễn đàn Quốc hội

Sớm có chế tài, đáp ứng yêu cầu thực tế

Dữ liệu là thành tố rất quan trọng của chuyển đổi số, là tài nguyên chiến lược quốc gia trong công cuộc phát triển đất nước, do đó các dữ liệu phải được bảo mật, bảo vệ nghiêm ngặt. Các thành viên Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại đề nghị, từ thực tiễn công tác, Công an TP. Hồ Chí Minh nghiên cứu góp ý thêm cho dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, góp phần nâng cao chất lượng công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân trong quá trình xử lý dữ liệu, bảo vệ an ninh quốc gia trên không gian mạng.

Tỷ lệ giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri đạt hơn 96%
Diễn đàn Quốc hội

Tỷ lệ giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri đạt hơn 96%

Trình bày Báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 3.2025, Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Dương Thanh Bình cho biết, cử tri và Nhân dân đánh giá cao những kết quả đạt được trong 3 tháng đầu năm 2025, kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển so với cùng kỳ năm trước, tạo động lực và khí thế để tiếp tục thúc đẩy hoàn thành các mục tiêu đề ra.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại cuộc làm việc với UBND TP. Hồ Chí Minh
Diễn đàn Quốc hội

Xây dựng hệ sinh thái đào tạo - sử dụng nhân lực bền vững

Từ thực tiễn giám sát trên địa bàn về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh, TP. Hồ Chí Minh cần tăng cường hợp tác giữa chính quyền, doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục để xây dựng một hệ sinh thái đào tạo - sử dụng nhân lực bền vững.

Lãnh đạo các bộ, ngành tham dự cuộc làm việc
Diễn đàn Quốc hội

Không để chồng chéo, dàn trải giữa các chương trình mục tiêu quốc gia

Đây là một trong những yêu cầu nêu ra tại cuộc làm việc trực tiếp kết hợp trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương về tình hình, kết quả thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Lấy sự hài lòng của cử tri và Nhân dân làm thước đo
Diễn đàn Quốc hội

Lấy sự hài lòng của cử tri và Nhân dân làm thước đo

Ghi nhận các kết quả đạt được khi cho ý kiến với Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV tại Phiên họp thứ 44 của UBTVQH sáng 14.4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, cần tiếp tục phát huy các kết quả đạt được, không ngừng đổi mới cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương; các giải pháp cần mạnh mẽ hơn nữa, lấy sự hài lòng của cử tri và Nhân dân làm thước đo.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Trần Thị Nhị Hà trình bày dự thảo Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp Tám, Quốc hội Khóa XV
Quốc hội và Cử tri

Giải quyết kiến nghị cử tri hiệu quả, nhanh chóng và triệt để

Tại Phiên họp giải trình cung cấp thông tin việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, các ý kiến cho rằng, với mục tiêu các kiến nghị của cử tri được giải quyết hiệu quả, nhanh chóng, triệt để, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành rà soát, bảo đảm ban hành đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành luật, nâng cao trách nhiệm trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn theo thẩm quyền.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội về sửa đổi Hiến pháp
Quốc hội và Cử tri

Hành động ngày đêm đưa thể chế thành lợi thế cạnh tranh

TS. Trần Văn Khải - Phó Bí thư Đảng ủy Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Quốc hội đang khẩn trương chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Chín, dự kiến sẽ khai mạc ngày 5.5 tới - kỳ họp lịch sử với lượng công việc đồ sộ và hệ trọng. Toàn bộ hệ thống Quốc hội và các đại biểu Quốc hội đều đang dốc sức triển khai chủ trương lớn của Đảng và chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, đưa thể chế thành lợi thế cạnh tranh, đồng thời thực hiện mục tiêu tinh gọn bộ máy, phát triển khoa học công nghệ và chuyển đổi số.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng chủ trì phiên họp thẩm tra sơ bộ 4 dự án Luật trong lĩnh vực tương trợ tư pháp
Chính trị

Thống nhất và đồng bộ

Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, dự kiến Quốc hội sẽ cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Chín và thông qua tại Kỳ họp thứ Mười 4 dự án Luật trong lĩnh vực tương trợ tư pháp, gồm: dự án Luật Tương trợ tư pháp về dân sự, dự án Luật Tương trợ tư pháp về hình sự, dự án Luật Dẫn độ và dự án Luật Chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù. Thẩm tra sơ bộ 4 dự án Luật này, Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đề nghị, các cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát kỹ 4 dự thảo Luật được tách ra từ Luật Tương trợ tư pháp, nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa các đạo luật khi cùng được xem xét thông qua tại một kỳ họp của Quốc hội.

ĐBQH Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh)
Quốc hội và Cử tri

Xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ để doanh nghiệp chuẩn bị

"Cần xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ tối thiểu một năm để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị và người tiêu dùng có thời gian thích nghi. Nghiên cứu áp dụng phương pháp đánh thuế dựa trên hàm lượng cồn thay vì đánh đồng theo giá trị sản phẩm, vừa công bằng, vừa góp phần định hướng tiêu dùng có trách nhiệm". Đây là đề xuất được đại biểu Quốc hội đưa ra khi thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi chủ trì phiên họp phát biểu
Diễn đàn Quốc hội

Cần chính sách đủ mạnh để khuyến khích phục hồi doanh nghiệp

Dự án Luật Phá sản (sửa đổi) dự kiến sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Chín tới, trong đó có một điểm mới nổi bật là bổ sung quy định về phục hồi doanh nghiệp trước khi phá sản. Tại phiên họp mở rộng của Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính thẩm tra dự án Luật này, các đại biểu đề nghị, cần rà soát, nghiên cứu để có khung pháp lý, chính sách đủ mạnh nhằm khuyến khích thực hiện phục hồi doanh nghiệp.

Cần tập trung chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân trong nước phát triển
Quốc hội và Cử tri

Cần chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp mang tính đột phá cao

Trao đổi với phóng viên Báo ĐBND, Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Kinh tế và Tài chính PHAN ĐỨC HIẾU cho rằng, để kinh tế tư nhân trở thành động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước như yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”, thì cần có một chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp được tinh chỉnh, mang tính đột phá cao, phù hợp với bối cảnh mới, yêu cầu mới.

Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất phù hợp nhu cầu của địa phương
Diễn đàn Quốc hội

Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất phù hợp nhu cầu của địa phương

Qua làm việc với UBND tỉnh Lào Cai, Đoàn khảo sát của Ủy ban Kinh tế và Tài chính đề nghị, tỉnh cần phân tích làm rõ, liệu Lào Cai đã tính toán nhu cầu sử dụng đất và dự báo về tình hình phát triển kinh tế địa phương trong 5 năm tới chưa để đưa ra đề xuất điều chỉnh cho phù hợp? Và nếu không điều chỉnh tăng chỉ tiêu đất xây dựng cơ sở giáo dục thì đã hợp lý hay chưa?

ĐBQH Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông)
Quốc hội và Cử tri

Cân nhắc tăng thuế đối với xe ô tô pick - up chở hàng cabin kép theo lộ trình

Lưu ý nếu quy định tăng thuế cao đối với xe ô tô pick - up chở hàng cabin kép ngay trong một lần như dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sẽ gây tác động tới tâm lý khách hàng, làm giảm lượng tiêu thụ xe, một số đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc quy định lộ trình tăng thuế trong vòng 3 năm, từ năm 2027 - 2030, mức tăng thêm 3%/năm tương đương với việc chia đều mức tăng 9% trong 3 năm, áp dụng từ năm 2027.

Đại biểu Lê Thị Thanh Lam (Hậu Giang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Hài hòa trong quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Thảo luận dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật sáng nay, 25.3, một số đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục rà soát các quy định nhằm bảo đảm kiểm soát chặt chẽ sản phẩm, hàng hóa, song đồng thời cũng cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sớm được lưu thông hàng hóa ra thị trường.

Đại biểu Tô Ái Vang (Sóc Trăng) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Bảo đảm các yêu cầu về an toàn hoá chất

Thảo luận dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7 sáng nay, một số đại biểu Quốc hội đề nghị, tiếp tục rà soát các quy định liên quan đến ưu đãi đối với lĩnh vực công nghiệp hóa chất trọng điểm; quảng cáo hóa chất, hóa chất nguy hiểm trong sản phẩm hàng hóa…

Xây dựng các đề án, mô hình đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao
Diễn đàn Quốc hội

Xây dựng các đề án, mô hình đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao

Tại buổi giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình về thực hiện chính sách, pháp luật phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn hôm qua, ngày 24.3, Đoàn ĐBQH tỉnh đề nghị, ngành giáo dục tiếp tục nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, giáo viên về chiến lược phát triển, sử dụng nhân lực chất lượng cao của tỉnh; đồng thời, tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng các đề án, mô hình đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao và tiếp tục rà soát, kiến nghị chi tiết hơn về nội dung phát triển, sử dụng nguồn nhân lực tại địa phương.