Thí sinh gãy chân chống nạng đi thi, quyết tâm đạt điểm cao

Gặp tai nạn khiến nam sinh Hà Duy Toàn gãy chân trái, phải chống nạng. Sáng nay thí sinh tiếp tục thi tổ hợp môn khoa học tự nhiên trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023. 

Tại điểm thi Trường THPT Nguyễn Trãi (Quận Ba Đình) hàng trăm thí sinh có mặt từ rất sớm để chuẩn bị bước vào thi tổ hợp các môn khoa học của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.

Đặc biệt, ở điểm thi này có 1 thí sinh do bị gãy chân phải chống nạng nên được bố chở bằng xe máy đến trường, và  được tình nguyện viên đưa lên phòng thi.

Thí sinh gãy chân chống nạng đi thi tốt nghiệp THPT 2023 -0
Thí sinh Hà Duy Toàn chống nạng đến phòng thi với sự hỗ trợ của đội tình nguyện

Thí sinh Hà Duy Toàn (Trường THPT Phạm Hồng Thái) cho biết, cách đây một tuần, trên đường đi ôn thi, xe máy của Toàn có va chạm với ô tô dẫn đến trân trái bị chấn thương.

Trong quá trình ôn luyện gần ngày thi, thời tiết có thay đổi thất thường nên Toàn luôn bị đau, nhức chân. Mặc dù vậy, ngày hôm qua em cũng làm bài khá tốt và tự tin thi các môn tiếp theo.

Nam sinh chia sẻ: “Dù chân bị đau nhưng em luôn được gia đình và bạn bè hỗ trợ, động viên hết mình trong quá trình ôn thi. Em hi vọng đạt được số điểm tốt để đỗ nguyện vọng cao nhất”.

Bạn Phạm Hiền Trang ( Đội trưởng Đoàn thanh niên tại điểm thi) cho biết: Đội đã được phân công hướng dẫn các thí sinh vào phòng thi, phát đồ uống, đồ ăn nhẹ và cổ vũ tinh thần cho các thí sinh.

Đặc biệt, đối với trường hợp của em Toàn, đội đã phân chia tình nguyện viên hỗ trợ cầm đồ, dìu thí sinh lên phòng thi. Khi kết thúc môn thi, thí sinh cũng được các bạn tình nguyện viên hỗ trợ nước và dìu ra cổng trường.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 có tổng số 1.024.063 thí sinh đăng ký dự thi. Trong đó,  toàn thành phố Hà Nội có 102.095 lượt thí sinh đăng ký dự thi, hơn 3.600 thí sinh tự do. Thành phố bố trí 4.263 phòng thi tại 189 Điểm thi trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã.

Chiều 29.6, thí sinh thi môn cuối Ngoại ngữ. Ngày 30.6 là lịch dự phòng.Các Hội đồng thi tổ chức chấm thi từ ngày 1.7; công bố kết quả thi vào ngày 18.7; hoàn thành xét công nhận tốt nghiệp THPT chậm nhất ngày 20.7.

Giáo dục

Toàn cảnh Tọa đàm
Giáo dục

Cần có chính sách đãi ngộ cao hơn nữa với nhà giáo công tác tại trường chuyên biệt

Cần có chính sách đãi ngộ cao hơn nữa cho nhà giáo nói chung, với nhà giáo công tác tại trường chuyên biệt nói riêng để tương xứng với nhiệm vụ, đặc thù lao động. Đây là kiến nghị của đại biểu tại Tọa đàm việc thực hiện chính sách đối với nhà giáo do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Tỉnh Hà Giang, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tổ chức chiều 14.11, tại thành phố Hà Giang.

Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp giữ vững vị trí trung tâm hàng đầu về đào tạo mỹ thuật ứng dụng
Giáo dục

Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp giữ vững vị trí trung tâm hàng đầu về đào tạo mỹ thuật ứng dụng

Tiến sĩ Phạm Hùng Cường, Hiệu trưởng Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp cho rằng trong bối cảnh mới, thế mạnh của nhà trường nằm ở truyền thống đào tạo mỹ thuật ứng dụng, đã được khẳng định qua lịch sử 75 năm xây dựng và trưởng thành, với đội ngũ chuyên gia hàng đầu - những người có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

59/800 tác phẩm được trao Giải Báo chí Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam năm 2024
Giáo dục

59/800 tác phẩm được trao Giải Báo chí Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam năm 2024

Sáng 14.11, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức họp báo tổng kết Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” năm 2024. Trong đó, 59 tác phẩm xuất sắc nhất của 4 loại hình để trao giải bao gồm 1 giải Đặc biệt, 4 giải Nhất, 8 giải Nhì, 12 giải Ba, 32 giải Khuyến khích và 2 nhân vật tiêu biểu.

Việt Nam đến nay có mấy trường mang danh "Đại học"?
Giáo dục

Việt Nam đến nay có mấy trường mang danh "Đại học"?

Với việc Trường Đại học Duy Tân vừa trở thành Đại học Duy Tân - đại học tư thục đầu tiên ở Việt Nam, cả nước hiện có 8 đại học với 2 đại học quốc gia, 3 đại học vùng cùng Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh và Đại học Duy Tân.

Thầy giáo Bách khoa đam mê "ẩn mình"
Giáo dục

Thầy giáo Bách khoa đam mê "ẩn mình"

Sinh viên Bách khoa Hà Nội gọi PGS. Đặng Đức Vượng, Phó Trưởng khoa Vật lý Kỹ thuậtthầy Vượng là "người thầy bí ẩn". Và ngay chính thầy Vượng cũng góp phần làm mình “ẩn” đi rất khiêm tốn, hiếm khi nói về mình. Câu chuyện thầy thích nhất là kể chuyện về Bách khoa, về người Bách khoa!

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn: "Nền giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch"
Giáo dục

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn: "Nền giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch"

Tại Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất sáng 12.11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn mong muốn, Giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch; trong đó trường học là trường học thanh lịch, thầy cô và học sinh thanh lịch.