Thí điểm nộp thuế điện tử qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán

Để phát triển và gia tăng tiện ích cho người nộp thuế, mang lại cho người dân, doanh nghiệp nhiều trải nghiệm khi sử dụng tài khoản mở tại các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để thanh toán trực tuyến các khoản thuế, phí, lệ phí đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; Tổng cục Hải quan vừa phê duyệt Đề án “Thí điểm nộp thuế điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu qua tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán”.

Theo Tổng cục Hải quan, việc triển khai Quyết định số 2545/QĐ-TTg ngày 30.12.2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 đã nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng trong nền kinh tế, góp phần thực hiện chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện; tăng cường tính minh bạch của nền kinh tế, mở rộng khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ ngân hàng - tài chính tới mọi người dân.

Theo đó, thúc đẩy thanh toán điện tử hướng tới xã hội không tiền mặt là xu hướng phát triển tất yếu trong bối cảnh của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, tạo tác động kép, vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vừa hỗ trợ thực hiện chiến lược tài chính toàn diện thông qua phổ cập dịch vụ ngân hàng - tài chính. Việc ứng dụng công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc thu nộp thuế điện tử, cải cách thủ tục hành chính về thu nộp thuế.

Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan Sóng Thần, Cục Hải quan Bình Dương. Ảnh: T.D
Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan Sóng Thần, Cục Hải quan Bình Dương
Ảnh: T.D

Trong những năm qua, ngành hải quan đã triển khai phối hợp thu với các ngân hàng thương mại, triển khai đề án nộp thuế điện tử và thông quan 24/7, triển khai nộp thuế doanh nghiệp nhờ thu. Các đề án khi triển khai cho phép người nộp thuế lập bảng kê nộp thuế, giấy nộp tiền trực tiếp trên hệ thống điện tử mọi lúc, mọi nơi, mọi phương tiện có kết nối với internet. Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử giúp đơn vị giảm bớt số lượng hồ sơ giấy, giảm thời gian thực hiện thủ tục và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan. Đến nay, tỷ lệ doanh nghiệp xuất nhập khẩu nộp thuế điện tử qua ngân hàng đạt 99% với tổng số thu ngân sách qua Cổng thanh toán điện tử hải quan.

Đại diện Cục Thuế Xuất nhập khẩu, Tổng cục Hải quan cho biết, việc mở rộng phương thức thu qua tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán sẽ mang lại lợi ích cho nhiều bên. Đối với cơ quan hải quan, lợi ích mà mô hình này mang lại sẽ gia tăng tiện ích trong việc nộp thuế điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, tạo điều kiện cho các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tham gia; thực hiện giao dịch điện tử qua tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thu thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

Còn đối với người nộp thuế, người khai hải quan, việc cơ quan hải quan tạo thuận lợi tối đa bằng mô hình nộp tiền thuế, phí vào mọi lúc, mọi nơi, mọi phương tiện kết nối internet qua đối tác trung gian sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian, chi phí. Tại bất kỳ thời điểm nào, người nộp thuế, người khai hải quan cũng có thể nhập lệnh thanh toán nộp tiền, không phân biệt thời gian dừng giao dịch của ngân hàng thương mại; giúp người nộp thuế, người khai hải quan chủ động nhiều hơn, tăng tiện ích của dịch vụ hải quan, tăng thu ngân sách nhà nước.

Việc các cá nhân sử dụng thương mại điện tử ngày càng gia tăng thì dịch vụ thanh toán qua trung gian còn có khả năng mở rộng kênh, hình thức thu nộp ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu trong thời gian tới. Ngoài ra, các cá nhân được lựa chọn nhiều kênh thanh toán phù hợp với nhu cầu thực tế, tăng tiện ích và tăng trải nghiệm sử dụng dịch vụ nộp các khoản vào ngân sách nhà nước như thuế, phí hải quan. Đặc biệt, người nộp thuế còn chủ động hơn trong việc quản lý nguồn tiền đối với các khoản nộp ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên, theo Tổng cục Hải quan, vẫn còn một lượng nhỏ các khoản thu của cá nhân, hộ gia đình khi tham gia hoạt động xuất nhập khẩu nộp tiền bằng tiền mặt hoặc một số đơn vị nộp tiền mặt tại ngân hàng chưa sử dụng phương tiện thanh toán hiện đại.

Đời sống

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá
Đời sống

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá

Thực hiện Kế hoạch số 80/KH-UBND của UBND thành phố Hà Nội về phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2023 - 2024, Sở Y tế thành phố đã phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức các lớp tập huấn về Phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã.

Tín dụng chính sách lôi cuốn cả hệ thống chính trị vào cuộc.
Đời sống

Bài 1: Khi có Đảng dẫn đường

Chỉ thị số 40/CT-TW (Chỉ thị 40) của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách ra đời, đi vào cuộc sống đã làm thay đổi toàn bộ diện mạo của nhiều vùng quê, trong đó có Thái Nguyên; tuy nhiên, cái được lớn nhất sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 40, đó chính là sự thay đổi về nhận thức trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy chính quyền và của toàn xã hội đối với công tác giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội cho những người yếu thế...

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…