Thấy gì từ năm siêu bầu cử 2024?

2024 là năm chứng kiến ​​nhiều cuộc bầu cử nhất trong lịch sử thế giới với hơn 70 quốc gia - 4 tỷ người đi bỏ phiếu. Giờ đây nhìn lại những lá phiếu đã được kiểm đếm, những kết quả đã được công bố, người ta nhận thấy rằng, ở hầu hết các quốc gia phát triển lẫn đang phát triển, tỷ lệ ủng hộ chính phủ đương nhiệm đều giảm sút. Lo lắng trước những khó khăn kinh tế, chia rẽ về các vấn đề văn hóa và tức giận với tình hình chính trị hiện tại, cử tri ở nhiều quốc gia đã gửi đi thông điệp về sự thất vọng.

Năm khó khăn cho những người cầm quyền

Theo dữ liệu từ ParlGov, một cơ sở dữ liệu độc lập do Đại học Bremen ở Đức quản lý và được tờ báo Financial Times phân tích, đây là năm đầu tiên kể từ khi bắt đầu tiến hành ghi chép vào năm 1905, tất cả các chính quyền đương nhiệm ở các nước phát triển có bầu cử đều để mất phiếu bầu.

Nhìn vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ - cuộc bầu cử gây chú ý nhất trong năm, đảng Dân chủ đã thất bại khi Donald Trump, cựu tổng thống đảng Cộng hòa, đánh bại Phó Tổng thống Kamala Harris. Đảng Cộng hòa cũng giành được đa số ở cả hai viện của Quốc hội. Đây là cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ thứ ba liên tiếp mà chính quyền đương nhiệm thua cuộc.

Hoa Kỳ chỉ là một trong số những quốc gia chứng kiến chính quyền đương nhiệm thất bại trong các cuộc bầu cử vào năm 2024. Ở Vương quốc Anh, quyền lực chính trị chuyển sang cánh tả sau khi Công đảng giành được đa số phiếu áp đảo trong Hạ viện, chấm dứt 14 năm cầm quyền của đảng Bảo thủ.

f70ba112-1b93-4ee4-8ab9-1b8d2e363339.jpg
Nguồn: ITN

Thất bại nặng nề nhất là đảng Dân chủ Botswana cầm quyền ở Botswana, quốc gia miền Nam châu Phi sau khi đảng này để mất quyền lực lần đầu tiên sau gần 60 năm.

Vào tháng 4.2024, cử tri Hàn Quốc đã trao cho Đảng Dân chủ đối lập đa số ghế trong Quốc hội, đánh dấu thất bại đầu tiên của đảng Quyền lực Nhân dân của Tổng thống Yoon Suk-Yeol. Sự kiện này đã dẫn đến những bế tắc chính trị sau đó, khi phe đối lập nắm đa số liên tục vô hiệu hóa nhiều chính sách của Tổng thống.

Ở các quốc gia khác như Ghana, Panama, Bồ Đào Nha và Uruguay… các đảng đối lập thuộc các khuynh hướng chính trị khác nhau cũng lần lượt giành chiến thắng.

Ở những nơi khác, các đảng đương nhiệm vẫn nắm giữ quyền lực nhưng vẫn phải chịu những thất bại đáng kể. Tại Nam Phi, đảng Đại hội Dân tộc Phi đã không giành được đa số ghế trong Quốc hội lần đầu tiên kể từ khi chế độ Apartheid sụp đổ.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Đảng Bharatiya Janata của ông đã giành chiến thắng thứ ba liên tiếp nhưng lần đầu tiên buộc phải thành lập chính phủ liên minh.

Khó khăn kinh tế là nhân tố bao trùm

Điều gì khiến năm 2024 trở thành năm khó khăn bậc nhất đối với các chính quyền đương nhiệm? Trong khi các cuộc bầu cử thường được định hình bởi các yếu tố địa phương, thì những khó khăn kinh tế lại là nhân tố bao trùm trong các cuộc bầu cử năm nay.

Một cuộc khảo sát do Trung tâm Nghiên cứu Pew tiến hành vào đầu năm 2024 đã cho thấy mức độ u ám của nền kinh tế toàn cầu. Trong số các quốc gia khảo sát, trung bình 64% cho biết nền kinh tế quốc gia của họ đang trong tình trạng tồi tệ. Ở một số quốc gia tổ chức bầu cử vào năm 2024 (bao gồm Pháp, Nhật Bản, Nam Phi, Hàn Quốc và Anh), hơn 70% đồng tình với quan điểm này. Lạm phát là vấn đề đặc biệt quan trọng trong các cuộc bầu cử 2024, mặc dù mối lo ngại về các vấn đề kinh tế đã nổi lên ở nhiều quốc gia sau đại dịch Covid-19.

Ngay cả ở Hoa Kỳ, nơi có số liệu kinh tế vĩ mô khiến cả thế giới phải ghen tị, hàng triệu người vẫn cảm thấy mắc kẹt trong cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt đang hoành hành ở nhiều nơi trên hành tinh. Thực phẩm đắt đỏ hơn rất nhiều và lãi suất cao hơn đồng nghĩa với việc trả nợ thẻ tín dụng khó khăn hơn. Đó cũng là câu chuyện ở Vương quốc Anh, nơi lạm phát đã đạt mức 11% trong thời gian ngắn và là yếu tố dẫn đến kết quả bầu cử tồi tệ nhất của đảng Bảo thủ cầm quyền trong gần 200 năm.

Tình trạng chia rẽ và chủ nghĩa dân túy cực đoan

Sự thất vọng của dân chúng với tầng lớp chính trị và các đảng phái truyền thống đã tạo cơ hội cho chủ nghĩa dân túy cánh hữu trỗi dậy. Các cuộc bầu cử ở châu Âu đã chứng minh xu hướng này. Các đảng dân túy cánh hữu, có quan điểm cực đoan đã giành được sự ủng hộ chưa từng có trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu.

Tại Pháp, mặc dù các đảng cánh tả và trung dung đã hợp tác để tránh cho đảng Tập hợp quốc gia cánh hữu của bà Marine Le Pen giành chiến thắng nhưng cuối cùng, đảng này vẫn tăng đáng kể số ghế tại Quốc hội. Vào đầu tháng 12.2024, đảng này đã liên kết với một đảng thiên tả khác lật đổ Chính phủ bảo thủ của Thủ tướng Michel Barnier chỉ sau 3 tháng nắm quyền.

Ở Áo, đảng Tự do cực hữu đã giành được 29% số phiếu bầu trong cuộc bầu cử tháng 9.2024, tỷ lệ cao hơn các đảng khác và là kết quả tốt nhất từ ​​trước đến nay. Ba đảng cực hữu cũng giành được kết quả ấn tượng trong cuộc bầu cử Quốc hội Romania ngày 1.12. Bồ Đào Nha đã gia nhập danh sách các quốc gia châu Âu có một đảng cánh hữu trong Quốc hội sau thành công của Chega trong cuộc bầu cử tháng 3. Đảng này đã giành được 50/230 ghế Quốc hội, trong khi vào thời điểm năm 2019, đảng này chỉ có 1 ghế. Đảng Sự thay thế cho nước Đức đã trở thành đảng chính trị cực hữu đầu tiên giành chiến thắng trong cuộc bầu cử cấp tiểu bang ở Đức kể từ Thế chiến II.

Sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy trùng hợp với tình trạng chia rẽ sâu sắc về văn hóa và bản sắc ở nhiều quốc gia. Tại Pháp, đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia thường xuyên đưa ra quan điểm bài ngoại, kêu gọi bảo vệ nền văn hóa và nền văn minh Pháp khỏi những người nhập cư. Đảng Tự do Áo, đảng Lựa chọn thay thế cho nước Đức hay, Đảng Tự do tại Hà Lan và cả ứng cử viên Donald Trump cũng đặc biệt nhấn mạnh nguy cơ nhập cư trong các cương lĩnh tranh cử của họ. Các đảng cực hữu cũng lợi dụng thái độ bất mãn xã hội để thúc đẩy các quan điểm khác biệt về người đồng giới hay quyền phá thai. Nhìn rộng hơn, các cuộc khảo sát của Pew đã phát hiện ra tình trạng chia rẽ ngày càng sâu sắc về các giá trị truyền thống trong xã hội.

Ảnh hưởng của xung đột quốc tế

Thông thường, trong các cuộc bầu cử, cử tri thường ưu tiên các vấn đề trong nước hơn là các vấn đề quốc tế. Nhưng các cuộc bầu cử 2024 là ngoại lệ khi cuộc chiến Nga - Ukraine và Israel - Hamas đã có những tác động đáng kể.

Nhiều quốc gia đã chứng kiến tình trạng chia rẽ về cuộc chiến của Nga ở Ukraine, trong đó sự ủng hộ dành cho Kiev thường thấp hơn. Tại Pháp, người dân đã ủng hộ đảng cực hữu của bà Le Pen, người chỉ trích các lệnh trừng phạt của EU đối với Nga và kêu gọi Pháp hạn chế viện trợ cho Ukraine. Tại Slovakia, cử tri đã bầu Peter Pellegrini, một đồng minh thân cận của Thủ tướng thân Nga Robert Fico, làm tổng thống mới của họ. Và các đảng dân túy cánh hữu ở Áo và Đức đã bày tỏ sự dè dặt về việc ủng hộ Ukraine. Nhiều người theo chủ nghĩa cánh hữu ở Hoa Kỳ cũng hoài nghi về việc ủng hộ Ukraine. Khi dự luật viện trợ Ukraine được Hạ viện thông qua vào tháng 4, đảng Cộng hòa đã chia rẽ, với 101 phiếu thuận và 112 phiếu chống.

Cuộc chiến giữa Israel và Hamas ở Gaza cũng gây ra căng thẳng trong giới tư tưởng cánh tả. Tại Hoa Kỳ, các cuộc thăm dò cho thấy sự chia rẽ ngay trong số những người ủng hộ đảng Dân chủ. Đặc biệt là những cử tri trẻ tuổi phản đối cách tiếp cận của chính quyền Biden đối với cuộc chiến Israel - Hamas.

Năm 2025 sẽ tiếp tục chứng kiến các cuộc bầu cử ở Canada, Chile, Đức, Jamaica, Na Uy và Singapore. Kết quả của các cuộc bầu cử này sẽ trả lời cho câu hỏi liệu xu hướng của năm 2024 có tiếp tục kéo dài và cử tri có tiếp tục gửi đi thông điệp thất vọng hay không?

Quốc tế

2025: Thời điểm quyết định cho hành động vì khí hậu
Quốc tế

2025: Thời điểm quyết định cho hành động vì khí hậu

2020s thường được gọi là “thập kỷ quyết định” cho hành động vì khí hậu - thời điểm then chốt để thực hiện những bước tiến cần thiết hướng tới tương lai bền vững. Khi thế giới bước sang năm 2025, tiến độ này bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn về địa chính trị, bất bình đẳng kinh tế và thiếu hụt tài chính. Song, những tiến bộ công nghệ và trách nhiệm giải trình ngày càng tăng của doanh nghiệp mở ra con đường đầy hứa hẹn để đẩy nhanh tiến độ hướng tới các mục tiêu về khí hậu và thiên nhiên. Theo đó, các chuyên gia đưa ra những chủ đề về khí hậu, phát triển bền vững quan trọng trong năm 2025, nêu bật cả những thách thức và cơ hội trong nỗ lực toàn cầu hướng tới hành động quyết đoán hơn.

Trung Quốc trấn an trước lo ngại về loại bệnh giống Covid-19
Thế giới 24h

Trung Quốc trấn an trước lo ngại về loại bệnh giống Covid-19

Chính phủ Trung Quốc đã lên tiếng trấn an người dân và du khách khi khẳng định loại bệnh viêm đường hô hấp đang lây lan ở nước này là loại bệnh phổ biến, đặc biệt vào mùa đông; đồng thời nhấn mạnh Chính phủ Trung Quốc luôn quan tâm đến sức khỏe của công dân Trung Quốc và người nước ngoài đến Trung Quốc".

Luật mới có hiệu lực tại Mỹ năm 2025: Quản lý AI, bảo vệ dữ liệu cá nhân
Thế giới 24h

Luật mới có hiệu lực tại Mỹ năm 2025: Quản lý AI, bảo vệ dữ liệu cá nhân

Người dân Mỹ bước sang năm mới cùng một loạt luật mới dự kiến ​​có hiệu lực trên toàn quốc, điều chỉnh các vấn đề như quản lý trí tuệ nhân tạo (AI), tăng cường bảo vệ quyền riêng tư dữ liệu và bảo vệ người tiêu dùng cũng như quản lý thẻ căn cước công dân trên toàn quốc.

Nguồn: caixinglobal.com
Quốc tế

Chế độ giám sát nghiêm ngặt với chế tài mạnh mẽ

Ngành năng lượng, với vai trò then chốt trong phát triển kinh tế - xã hội, đòi hỏi một nền tảng pháp lý vững chắc. Luật Năng lượng Trung Quốc ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu đó, với trọng tâm là các quy định về giám sát và trách nhiệm pháp lý. Những quy định này không chỉ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mà còn thúc đẩy tính minh bạch và bảo đảm việc tuân thủ trong toàn ngành.

Nguồn: China Daily
Quốc tế

Xây dựng hệ sinh thái đổi mới về năng lượng

Trước áp lực biến đổi khí hậu và nhu cầu năng lượng tăng cao, Trung Quốc coi đổi mới công nghệ năng lượng là chìa khóa cho phát triển bền vững. Việc thúc đẩy công nghệ tiên tiến không chỉ nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng truyền thống mà còn mở rộng tiềm năng cho năng lượng tái tạo, góp phần cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.

Nguồn: jingsun-power.com
Quốc tế

Nền tảng pháp lý cho phát triển bền vững và chuyển đổi kinh tế xanh

Luật Năng lượng đầu tiên của Trung Quốc sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1.1.2025, được kỳ vọng tạo ra nền tảng vững chắc cho phát triển năng lượng bền vững và chuyển đổi kinh tế xanh. Trước đó, vào ngày 8.11.2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc đã thông qua luật, đánh dấu cột mốc quan trọng trong lộ trình đạt được mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2060, đồng thời thể hiện chiến lược và định hướng chính sách năng lượng của quốc gia.

Vụ tấn công ở New Orleans: Điều gì khiến một người lính mẫu mực trở thành kẻ cực đoan?
Thế giới 24h

Vụ tấn công ở New Orleans: Điều gì khiến một người lính mẫu mực trở thành kẻ cực đoan?

Cơ quan điều tra liên bang Mỹ cho biết, nghi phạm tiến hành vụ tấn công vào ngày đầu năm mới ở khu phố Pháp, New Orleans khiến 15 người thiệt mạng được xác định là một cựu quân nhân nhưng có những biểu hiện cho thấy liên quan đến tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS). Vụ tấn công đã khiến bạn bè và gia đình Jabbar choáng váng và bối rối. Họ không thể tưởng tượng được, làm sao mà một người lính được coi là tốt bụng và khiêm tốn (như một số người đã bày tỏ trong các cuộc phỏng vấn và bài đăng trên mạng xã hội), lại có thể thực hiện một hành động khủng bố tàn bạo như vậy?

Chính sách Hàn Quốc 2025 sẽ có những thay đổi gì?
Quốc tế

Chính sách Hàn Quốc 2025 sẽ có những thay đổi gì?

Chính phủ Hàn Quốc gần đây đã công bố ấn phẩm mới nhất của hướng dẫn hai năm một lần về các chính sách mới của chính phủ, nêu chi tiết 313 thay đổi trên 39 cơ quan của chính phủ đang được ban hành trong năm mới. Những thay đổi bao gồm các chính sách giải quyết tỷ lệ sinh thấp kỷ lục của đất nước, lần đầu tiên tăng mức lương tối thiểu theo giờ lên trên 10.000 won (6,80 đô la) và thiết lập các tính năng bắt buộc để bảo vệ trẻ em trên Instagram.

Kỳ vọng tạo bước đột phá
Quốc tế

Kỳ vọng tạo bước đột phá

Ba Lan chính thức đảm nhiệm vị trí Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu (EU) trong bối cảnh khu vực này đối mặt nhiều thách thức với hàng loạt vấn đề cần giải quyết nhằm bảo đảm an ninh năng lượng, tăng cường khả năng cạnh tranh, phục hồi kinh tế và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong khối.

Vụ tấn công ở New Orleans khiến 15 người thiệt mạng: Có yếu tố khủng bố
Thế giới 24h

Vụ tấn công ở New Orleans khiến 15 người thiệt mạng: Có yếu tố khủng bố

Các nhà chức trách Mỹ cho biết tài xế xe bán tải đã lao vào đám đông người đi bộ tụ tập tại khu phố Pháp (Bourbon) đông đúc ở New Orleans vào đầu ngày đầu năm mới, khiến ít nhất 15 người thiệt mạng và khoảng 30 người khác. FBI đang điều tra vụ tấn công này như một hành động khủng bố và tin rằng nghi phạm không hành động đơn độc.