Thanh tra, kiểm tra kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023: Đặc biệt chú ý tới khâu nhập điểm bài thi

Nhằm góp phần bảo đảm kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng Quy chế thi. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành công văn số 2158/BGDĐT-TT về hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.

Theo Công văn số 2158/BGDĐT-TT, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu việc thanh tra, kiểm tra phải tuân thủ quy định của pháp luật; thực hiện đúng Quy chế thi, bảo đảm nghiêm túc, chặt chẽ, công bằng, khách quan.

Đồng thời, phân định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của Bộ GD-ĐT, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở GD-ĐT trong hoạt động thanh tra, kiểm tra các khâu của kỳ thi.

Qua đó kịp thời nắm bắt thông tin, phản ánh về kỳ thi giúp cơ quan quản lý, tổ chức, cá nhân tham gia kỳ thi thực hiện đúng Quy chế thi, các văn bản liên quan đến việc tổ chức kỳ thi và chỉ đạo của Bộ.

Hoạt động thanh tra, kiểm tra giúp phòng ngừa, phát hiện hạn chế, bất cập để xử lý hoặc kiến nghị xử lý vi phạm (nếu có), kiến nghị cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện các quy định về Kỳ thi tốt nghiệp THPT trong những năm tiếp theo.

Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 -0
Thí sinh dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020. (Ảnh: Phạm Mai)

5 nội dung thanh tra, kiểm tra gồm các công tác: Chuẩn bị thi; coi thi; chấm thi, phúc khảo bài thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT.

Về công tác chuẩn bị thi, các bên liên quan tập trung thanh tra, kiểm tra công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, phương tiện thông tin, liên lạc tại địa điểm in sao đề thi, Hội đồng thi và Điểm thi; phương án vận chuyển đề thi, bài thi: Phương án bố trí các phòng tại Điểm thi; việc thực hiện quy định về đăng ký dự thi, đối tượng dự thi, xếp phòng thi.

Về công tác coi thi, chú trọng thanh tra, kiểm tra việc thành lập, điều kiện, tiêu chuẩn, thành phần của Ban coi thi, Ban thư ký và các ban có liên quan; việc bố trí, sử dụng thiết bị, cơ sở vật chất tại Điểm thi; việc bảo quản đề thi, bài thi tại Điểm thi; vận chuyển và bàn giao bài thi…

Công tác chấm thi cần chú ý thanh kiểm tra khu vực chấm thi, khu vực làm phách, khu vực bảo quản bài thi, việc nhập điểm bài thi tự luận; việc thực hiện quy trình về xử lý bài thi trắc nghiệm, chấm điểm, việc nhập điểm bài thi trắc nghiệm…

Trong việc phúc khảo bài thi, các đơn vị chức năng chú ý về thẩm quyền thành lập, điều kiện, tiêu chuẩn, thành phần của Ban phúc khảo và các ban có liên quan; công tác chuẩn bị cơ sở vật chất; bảo đảm an ninh an toàn tại khu vực phúc khảo; việc thực hiện quy trình phúc khảo bài thi tự luận và bài thi trắc nghiệm.

Về công tác xét công nhận tốt nghiệp THPT, công tác thanh tra tập trung vào các đối tượng miễn thi, đặc cách tốt nghiệp; đối tượng bảo lưu điểm thi; việc cộng điểm ưu tiên, điểm khuyến khích; quy trình tổng hợp và duyệt công nhận tốt nghiệp.

Bộ GD-ĐT đưa ra các điều kiện, tiêu chuẩn của người tham gia thanh tra, kiểm tra. Người tham gia thanh tra, kiểm tra là công chức thanh tra, cộng tác viên thanh tra giáo dục của địa phương đối với đoàn thanh tra, kiểm tra của Sở GD-ĐT; là công chức thanh tra, cộng tác viên thanh tra giáo dục hoặc người làm công tác thanh tra nội bộ, cán bộ, viên chức, giảng viên cơ hữu của đại học, trường đại học, học viện, trường cao đẳng có đào tạo giáo viên mầm non trình độ cao đẳng đối với đoàn thanh tra, kiểm tra của Bộ GD-ĐT.

Người tham gia công tác thanh tra là cán bộ của Cục Nhà trường (Bộ Quốc phòng) đối với đoàn kiểm tra của Cục Nhà trường và được đánh giá, xếp loại ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm 2022; có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ của thanh tra giáo dục; đã tham dự tập huấn Quy chế thi, nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thi và đạt yêu cầu bài đánh giá sau tập huấn.

Bộ GD-ĐT quy định, những người có vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh ruột, chị ruột, em ruột cha, mẹ, anh ruột, chị ruột, em ruột của vợ hoặc chồng; người giám hộ; người được giám hộ (gọi chung là người thân) dự thi trong năm tổ chức Kỳ thi không được tham gia công tác thanh tra, kiểm tra thi tại Hội đồng thi nơi có người thân dự thi hoặc tham gia tổ chức thi.

Giáo dục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII.
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Sáng 20.4, tại TP. Hồ Chí Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và Tổng kết Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” (Đề án 1665). Ngày hội do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, UBND TP. Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức.

Liên kết với nước ngoài để phát triển nguồn nhân lực bán dẫn
Giáo dục

Liên kết với nước ngoài để phát triển nguồn nhân lực bán dẫn

Sự hợp tác chặt chẽ giữa các trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc) trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực bán dẫn không chỉ giúp nâng cao chất lượng đào tạo, mà còn mở ra nhiều cơ hội việc làm tốt hơn cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Trường ĐH Giao thông Vận tải khánh thành tòa nhà trung tâm điều hành có tổng mức đầu tư 240 tỷ đồng
Giáo dục

Trường ĐH Giao thông Vận tải khánh thành tòa nhà trung tâm điều hành có tổng mức đầu tư 240 tỷ đồng

Sáng 19.4, Trường Đại học Giao thông Vận tải tổ chức lễ khánh thành tòa nhà trung tâm điều hành và làm việc của cán bộ, giảng viên. Đây là dự án trọng điểm của nhà trường, hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời
Giáo dục

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời

Theo các chuyên gia, để tổ chức phong trào “Bình dân học vụ số” một cách hiệu quả, chất lượng, trước hết cần nâng cao nhận thức. Mỗi người dân, học sinh, giáo viên phải nhận thức được rằng việc trang bị năng lực số là phục vụ chính mình. Phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục, trở thành văn hóa học tập liên tục, xã hội học tập. 

7.200 học sinh tham gia khảo sát PISA trên máy tính toàn quốc
Giáo dục

7.200 học sinh tham gia khảo sát PISA trên máy tính toàn quốc

Năm 2025 là năm đầu tiên Việt Nam thực hiện khảo sát PISA trên máy tính tại 60/63 tỉnh, thành phố, ở 195 trường với 7.200 học sinh tham gia. Cùng với đánh giá các lĩnh vực đọc hiểu, toán và khoa học, đây cũng là lần đầu tiên học sinh Việt Nam được tham gia đánh giá năng lực học tập trong thế giới số.

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "
Tọa đàm - Talkshow

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "

Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức cuộc Tọa đàm: “Bình dân học vụ số - Làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả?”, với mong muốn làm rõ ý nghĩa, tầm quan trọng và tính cấp thiết của phong trào “Bình dân học vụ số”; phân tích những khó khăn, rào cản trong quá trình phổ cập tri thức số tới toàn dân; gợi mở và đề xuất những giải pháp khả thi, sáng tạo và phù hợp với từng nhóm đối tượng, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa, người yếu thế, người cao tuổi, người lao động phổ thông…

Tham dự Tọa đàm có các khách mời: Cục Phó Cục Khoa học Công nghệ và Thông tin (Bộ GD-ĐT) Tô Hồng Nam; PGS.TS. Hà Minh Hoàng, Trưởng Khoa Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo, Trường Công nghệ, Đại học kinh tế Quốc dân và ông Nguyễn Nhật Quang Hội đồng Sáng lập VINASA -Hiệp hội phần mềm và CNTT Việt Nam.