Thái Nguyên: Phát triển hệ thống giao thông là đòn bẩy để thu hút đầu tư

Những năm qua, hạ tầng giao thông Thái Nguyên đã có bước phát triển mạnh mẽ ở cả 2 lĩnh vực trong tỉnh và liên kết vùng, giúp kết nối tỉnh với nhiều vùng kinh tế năng động của đất nước. Với sứ mệnh giao thông “đi trước mở đường”, để phát triển kinh tế - xã hội, ngành giao thông tỉnh Thái Nguyên đã và đang phát triển đúng hướng, tạo nền tảng làm “khâu đột phá” đẩy mạnh thu hút đầu tư.

Hệ thống giao thông ngày càng hoàn thiện

Những năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã quan tâm đầu tư hoàn thiện hạ tầng giao thông trong tỉnh. Trên cơ sở các tuyến đường cũ, tỉnh đã nâng cấp, cải tạo, mở rộng nhiều tuyến đường có ý nghĩa quan trọng để trở thành tỉnh lộ, nhằm kết nối và đẩy mạnh thông thương hàng hóa giữa các địa phương.

Theo ông Lê Văn Vịnh, Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Thái Nguyên, tỉnh đã đầu tư, nâng cấp và mở mới nhiều tuyến giao thông đối nội để kết nối du lịch, nhằm góp phần kết nối hoàn chỉnh các vùng, các sản phẩm du lịch của tỉnh, tạo cơ sở để phát triển du lịch Thái Nguyên trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh có 20 tuyến, với tổng chiểu dài gần 400km. Trong đó, có một số tuyến tỉnh lộ mới được nâng cấp, như ĐT.273 (Hóa Thượng - Hòa Bình); ĐT.263 (thị trấn Đu - Phú Lạc); ĐT.269D (Tràng Xá - Linh Nham); đường An Khánh - Phúc Hà; đầu tư nâng cấp ĐT.269 thành Quốc lộ 17, Linh Nham - Yên Thế (Bắc Giang).

Phát triển hệ thống giao thông là đòn bẩy để thu hút đầu tư -0
Phát triển hệ thống giao thông được xem là đòn bẩy giúp Thái Nguyên phát triển kinh tế và thu hút đầu tư

Còn với chiến lược kết nối vùng, Thái Nguyên tiếp tục phát triển hạ tầng để nâng tầm chiến lược. Trong giai đoạn đến 2025, tầm nhìn đến 2030, Thái Nguyên sẽ tập trung hoàn thiện hệ thống giao thông theo hướng trục ngang tỉnh. Trong đó, Tuyến đường liên kết, kết nối các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang và Vĩnh Phúc (Liên kết vùng) là dự án giao thông có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đối với tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh lân cận. Việc kết nối các tỉnh trên, thông qua 5 tuyến đường cao tốc, gồm Hà Nội - Bắc Giang, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Lào Cai, đường Vành đai 5 Thủ đô Hà Nội, Tuyên Quang - Phú Thọ. Đồng thời, kết nối trực tiếp cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên vào Khu du lịch Hồ Núi Cốc, kết nối sang Khu du lịch ATK Định Hóa, tạo quỹ đất cho phát triển công nghiệp, du lịch nghỉ dưỡng khu vực sườn Tam Đảo.

Với lợi thế là đô thị và là tỉnh vệ tinh của thủ đô Hà Nội, Thái Nguyên tập trung phát triển cơ sở hạ tầng tại khu vực phía Nam của tỉnh, ưu tiên đầu tư giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất thu hút các nhà đầu tư; phát triển hạ tầng giao thông và khu công nghiệp gắn kết với sự phát triển của Thủ đô Hà Nội, được xác định là “đòn bẩy” để tăng tính hấp dẫn thu hút đầu tư.

Linh hoạt trong giải ngân vốn, xử lý thủ tục hành chính

Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Thái Nguyên cũng cho biết, có nhiều công trình, dự án thu hút nguồn vốn ngoài ngân sách; nhiều công trình có sự đóng góp, tạo điều kiện giúp sức của Nhân dân. Điều đó cho thấy, môi trường đầu tư tại các địa phương tại Thái Nguyên không ngừng tốt lên. Nhiều công trình, dự án hạ tầng đã hoàn thành về sớm trước kế hoạch đã và đang phát huy hiệu quả, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội tại các huyện phía Nam của tỉnh đạt tốc độ phát triển nhanh, tiến dần đến mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ đề ra, với nhiều chỉ tiêu vượt cao so với kế hoạch đề ra.

Để các công trình về đích đúng kế hoạch, ngành giao thông tỉnh đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp như tiếp tục thực hiện cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình trọng điểm phục vụ thu hút đầu tư, góp phần cải thiện môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh; quan tâm phát triển đa dạng các loại hình vận tải; thực hiện rà soát, điều chỉnh quy hoạch, cơ cấu sản xuất gắn với phát triển hạ tầng; đẩy mạnh công tác kêu gọi, thu hút đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng logistics.

Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng cơ chế chính sách trên lĩnh vực quản lý nhà nước về giao thông vận tải theo hướng công khai, minh bạch, đơn giản hóa thủ tục hành chính theo nguyên tắc “3 giảm, 4 tại chỗ, 8 công khai”; tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, người lao động hoạt động trong lĩnh vực vận tải; tăng cường giải quyết dịch vụ công trực tuyến, hỗ trợ đồng hành cùng doanh nghiệp và người dân lưu thông hàng hóa thuận tiện, an toàn.

Ngoài ra, tăng cường chuyển đổi số, trước mắt, chú trọng số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính, hồ sơ công việc và số hóa tài sản hạ tầng đường bộ; phát triển giao thông đô thị văn minh, hiện đại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên với trên 5.000 phương tiện giao thông được lắp thiết bị giám sát hành trình.

Khi các dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Thái Nguyên hoàn thành sẽ tạo “bệ phóng” bứt tốc phát triển đô thị thông minh; xây dựng Thái Nguyên trở thành trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại vào năm 2030.

Trên đường phát triển

Bà Rịa - Vũng Tàu: Điều chỉnh bảng giá đất mới không ảnh hưởng đến nghĩa vụ tài chính của người dân
Trên đường phát triển

Bà Rịa - Vũng Tàu: Điều chỉnh bảng giá đất mới không ảnh hưởng đến nghĩa vụ tài chính của người dân

Sở Tài nguyên và Môi trường Bà Rịa - Vũng Tàu khẳng định rằng, mặc dù Quyết định số 26/2024/QĐ-UBND có điều chỉnh tăng giá đất, nhưng về cơ bản, nghĩa vụ tài chính của người dân không thay đổi nhiều. Khi so sánh giá đất giữa các quyết định, mức thuế và tiền sử dụng đất phải nộp của người dân vẫn giữ nguyên.

Tính riêng lĩnh vực trồng trọt, tỉnh Đồng Nai đã có 45 mô hình ứng dụng công nghệ cao
Địa phương

Nông nghiệp công nghệ cao là xu thế tất yếu

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN - PTNT) tỉnh Đồng Nai Nguyễn Văn Thắng nhìn nhận, phát triển nông nghiệp công nghệ cao là xu thế tất yếu của tỉnh. Thông qua đó, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, giá trị gia tăng đồng thời thúc đẩy kết cấu hạ tầng, nhận diện thương hiệu, đầu tư sản xuất giống cây trồng, vật nuôi...

Bí thư Quận ủy Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng kiểm tra công tác bố trí các điểm di dời cho người dân trên địa bàn
Địa phương

Quận Tây Hồ, Hà Nội: Đồng hành với người dân phục hồi sản xuất sau bão lũ

Bão số 3 đã qua đi nhưng những hậu quả để lại cho người dân quận Tây Hồ (Hà Nội) còn rất nặng nề với mức thiệt hại ước tính gần 90 tỷ đồng. Nhằm phục hồi sản xuất nông nghiệp cho người dân canh tác tại khu vực ngoài bãi, quận Tây Hồ đã xây dựng kế hoạch, bố trí khoảng 85 tỷ đồng cho vay, hỗ trợ người dân phục hồi sản xuất, ủy thác qua Ngân hàng Chính sách quận.

Tỉnh Đồng Nai đặt mục tiêu đến năm 2025, sẽ có thêm 7 mã số vùng trồng chuối với diện tích hơn 1,5 ngàn ha.
Địa phương

Xây dựng mã số vùng trồng: “Hộ chiếu” đưa nông sản Đồng Nai xuất ngoại

Về dài hạn, mã số vùng trồng sẽ là nền tảng cho việc triển khai truy xuất nguồn gốc và là giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản bằng các nền tảng số, tích hợp giá trị, tạo sự thuận lợi cho nông dân, người tiêu dùng. Đồng thời giúp gia tăng giá trị nông sản của địa phương, qua đó góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại.

Ninh Thuận dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm ở nước ngoài
Trên đường phát triển

Ninh Thuận dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm ở nước ngoài

Nhằm đẩy mạnh công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Sở Lao động - thương binh và xã hội (LĐTB-XH) tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Tỉnh Đoàn tổ chức Ngày hội việc làm tỉnh năm 2024, với chủ đề “Dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ phát triển nhà ở xã hội
Trên đường phát triển

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ phát triển nhà ở xã hội

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang triển khai kế hoạch phát triển gần 12.800 căn hộ nhà ở xã hội từ 17 dự án trong giai đoạn 2023-2025. Hiện 8 dự án chậm tiến độ, tỉnh đang tập trung tháo gỡ vướng mắc nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân, đặc biệt là người thu nhập thấp và công nhân tại các khu công nghiệp.

Lan tỏa nghĩa cử cao đẹp về tình đoàn kết, sẻ chia
Trên đường phát triển

Lan tỏa nghĩa cử cao đẹp về tình đoàn kết, sẻ chia

Thiệt hại nặng nề do bão số 3 gây ra sẽ cần nhiều thời gian để khắc phục hoàn toàn. Thời điểm này, dù những khó khăn, vất vả còn hiện hữu nhưng những nghĩa cử cao đẹp vẫn đang tiếp tục được người dân Quảng Ninh lan tỏa để cùng thắp lên những “ngọn lửa ấm” và động lực vững vàng vươn lên mạnh mẽ...

Ưu tiên tối đa nguồn lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp
Trên đường phát triển

Ưu tiên tối đa nguồn lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp

Đồng hành với người dân, doanh nghiệp vượt khó, bên cạnh việc thực hiện các quy định hiện hành của Chính phủ, Quảng Ninh cũng đang xây dựng, điều chỉnh một số chính sách theo hướng áp dụng tối đa các điều kiện hỗ trợ có lợi cho người dân, tổ chức bị thiệt hại bởi bão số 3 ổn định đời sống, khôi phục sản xuất…

Nhịp sống thường nhật bắt đầu trở lại
Trên đường phát triển

Nhịp sống thường nhật bắt đầu trở lại

Càng khó khăn, thử thách, càng vươn lên mạnh mẽ, tinh thần “Kỷ luật và Đồng tâm” vốn đã làm nên thương hiệu Quảng Ninh lại một lần nữa được khẳng định trước những thiệt hại hết sức nặng nề bởi thiên tai. Thời điểm này, công cuộc tái thiết sau bão số 3 vẫn đang được tập trung cao độ và nhịp sống thường nhật đã bắt đầu trở lại tại khắp các địa phương trên địa bàn…