Thái Nguyên phát triển du lịch cộng đồng gắn với nông nghiệp bền vững

Với lợi thế cảnh quan thiên nhiên, hệ thống di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và sự đa dạng văn hóa các dân tộc, Thái Nguyên đang khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng gắn với sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Khai thác lợi thế tự nhiên

Nằm ở sườn phía Đông dãy núi Tam Đảo, xã La Bằng, huyện Đại Từ có điều kiện về khí hậu và thổ nhưỡng thuận lợi để phát triển cây chè. Với địa hình là những sườn đồi, ở giữa là dòng suối Kẹm mát lành, chảy qua những ghềnh đá, đồi chè đã tạo nên một vẻ đẹp cuốn hút. Cùng với cây chè, nơi đây có nhiều tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng, du lịch lịch sử.

Thái Nguyên phát triển du lịch cộng đồng gắn với nông nghiệp bền vững -0
Các doanh nghiệp lữ hành tham quan, trải nghiệm Hợp tác xã chè La Bằng, Đại Từ

Giám đốc Hợp tác xã chè La Bằng Nguyễn Thị Hải chia sẻ, La Bằng có khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi cho cây chè phát triển; đặc biệt là nguồn nước đầu nguồn từ Tam Đảo mang lại chất lượng thơm ngon khác biệt cho sản phẩm chè La Bằng. Đã có nhiều đoàn khách trong và ngoài nước tìm đến thưởng thức chè đặc sản và du lịch trải nghiệm, khám phá vẻ đẹp hoang sơ của suối Kẹm.

Cũng theo bà Hải, để khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương, bên cạnh các vườn chè và sản phẩm trà, hợp tá xã kết hợp phát triển các loại hình du lịch chủ yếu: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; du lịch tìm hiểu lịch sử, bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc; du lịch cộng đồng gắn với trồng, chế biến chè và văn hóa trà.

Nằm ở lưng chừng đồi, được bao quanh bởi những nương chè xanh mướt của xã La Bằng, Homestay La Bằng bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 4.2021, đang thu hút khá đông du khách đến tham quan và trải nghiệm. Ngay cả ngày thường cơ sở đều rất đông khách, vào những ngày cao điểm, homestay đón khoảng 500 lượt khách.

Anh Vũ Văn Tuyên (Hà Nội) cho biết rất ấn tượng với phong cảnh núi non trùng điệp, không khí trong lành tại đây. Đặc biệt, những món ăn dân dã như gà đồi, cá suối, các loại rau rừng, măng rừng... làm anh hài lòng. Các món ăn chế biến từ cá tầm (đặc sản của khu vực suối Kẹm) với gỏi cá, cá nướng, cá chiên, cá tầm hấp xì dầu... khiến khách thưởng thức một lần là nhớ mãi.

Theo anh Nguyễn Văn Tới, chủ Homestay La Bằng, thời gian tới anh sẽ mở rộng đầu tư thêm một số nhà sàn cộng đồng, phòng nghỉ bên sườn núi phục vụ du khách lưu trú cũng như kết nối tham quan, trải nghiệm với một số điểm đến trên địa bàn như: Suối Kẹm, Hợp tác xã chè La Bằng... Anh cũng cho biết, tuy mở thêm dịch vụ nhưng luôn chú trọng bảo tồn cảnh quan thiên nhiên và bảo đảm môi trường du lịch luôn sạch, đẹp và bền vững.

Thái Nguyên phát triển du lịch cộng đồng gắn với nông nghiệp bền vững -0
Nhiều sản phẩm nông nghiệp được giới thiệu tại gian hàng trưng bày, quảng bá sản phẩm du lịch, sản phẩm OCOP trong khuôn khổ khai mạc Mùa du lịch Thái Nguyên tối 11.5

Phó Chủ tịch UBND huyện Đại Từ Dương Văn Tuyên khẳng định, huyện sẽ quy hoạch các khu, điểm sinh thái có tiềm năng phát triển du lịch như suối Kẹm; xây dựng cơ chế hỗ trợ cho các đơn vị, doanh nghiệp; quảng bá, xúc tiến thương mại phát triển du lịch cộng đồng, nhất là du lịch cộng đồng gắn với văn hóa trà. Chú trọng phát triển du lịch nông nghiệp, tham quan trải nghiệm đồi chè... lựa chọn các sản phẩm OCOP làm quà tặng, trọng tâm là các sản phẩm chè đặc sản.

Kích cầu, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, hoạt động du lịch cộng đồng gắn với sản xuất nông nghiệp, nông thôn đang định hình, thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm. Cùng với mô hình tại xã La Bằng, Đại Từ, còn có du lịch cộng đồng, nông nghiệp gắn với văn hóa trà tại các vùng chè xã Tân Cương (TP. Thái Nguyên); mô hình du lịch sinh thái Phượng Hoàng, điểm du lịch cộng đồng xóm Mỏ Gà (xã Phú Thượng, Võ Nhai), Trung tâm thương mại và du lịch Dũng Tân (TP. Sông Công)…

Các đơn vị khai thác du lịch cộng đồng, các hợp tác xã xây dựng khu vực chế biến sản phẩm nông nghiệp, khu vực trưng bày giới thiệu và bán các sản phẩm trà, đồ lưu niệm… rộng rãi, sạch đẹp; đầu tư chỉnh trang đường làng ngõ xóm, cải tạo nương chè đẹp nhằm phục vụ các đoàn khách đông người đến tham quan, mua sắm… Du khách đến đây còn được trải nghiệm các không gian văn hóa trà, không gian sinh vật cảnh hữu tình, vườn sinh thái nghệ thuật. Qua đó, mô hình du lịch cộng đồng tại Thái Nguyên có sức lan tỏa, tạo được sự đồng thuận của người dân tham gia làm du lịch.

Thái Nguyên phát triển du lịch cộng đồng gắn với nông nghiệp bền vững -0
Toàn cảnh khu vườn sinh thái Nhật Bản thuộc Trung tâm thương mại và du lịch Dũng Tân (TP. Sông Công)…​​​​

Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Thái Nguyên Đỗ Trọng Hiệp nhấn mạnh, tỉnh xác định phát triển du lịch cộng đồng gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới, với định hướng phát triển du lịch cộng đồng gắn với nông nghiệp nông thôn bền vững.

“Các hoạt động sản xuất nông nghiệp gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm đặc sản sẽ được chú trọng, nhằm tạo ra sản phẩm du lịch, phục vụ khách du lịch, từ đó du lịch sẽ kích cầu lại ngành nông nghiệp với việc tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập và sinh kế của người dân.

Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tập trung phát triển các điểm du lịch cộng đồng gắn với văn hóa trà, du lịch về nguồn theo Đề án phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Thu hút, mời gọi các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp tham gia vào du lịch cộng đồng. Huy động cộng đồng tham gia bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa địa phương - nguồn tài nguyên trong phát triển du lịch cộng đồng”.

Thái Nguyên phát triển du lịch cộng đồng gắn với nông nghiệp bền vững -0
Đoàn famtrip du lịch cộng đồng do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên tổ chức

Ngày 11 - 12.5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên tổ chức khảo sát điểm đến du lịch xanh, du lịch cộng đồng trên địa bàn các huyện Đại Từ, Võ Nhai, TP. Sông Công và TP. Thái Nguyên, nhằm tăng cường kết nối với các doanh nghiệp du lịch, trao đổi nguồn khách, nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng dịch vụ.

Du lịch - Thể thao

Công cụ số hóa giúp doanh nghiệp du lịch đáp ứng nhu cầu khách hàng trong kỷ nguyên số.
Du lịch - Thể thao

Doanh nghiệp lữ hành với tiếp thị trực tuyến

Tại tọa đàm “Chiến lược marketing online và phần mềm quản lý kinh doanh du lịch lữ hành” do CLB Lữ hành UNESCO Hà Nội tổ chức mới đây, các doanh nghiệp đã chia sẻ và giới thiệu nhiều giải pháp cùng kinh nghiệm thực tế ứng dụng công nghệ giúp doanh nghiệp lữ hành quản lý toàn bộ quy trình kinh doanh hiệu quả.

Tỉnh Hòa Bình dự kiến tổ chức Tuần Văn hóa – Du lịch tỉnh năm 2024 với nhiều hoạt động đặc sắc
Địa phương

Tiếp tục kích cầu, phát triển du lịch bền vững

Để tiếp tục kích cầu, phát triển du lịch, ngay trung tuần tháng 11 (từ 15 - 23.11), tỉnh Hòa Bình tổ chức sự kiện Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh năm 2024 tại thành phố Hòa Bình. Đây là sự kiện quan trọng được chuẩn bị chu đáo để giới thiệu các hoạt động văn hóa phong phú và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nhằm phát triển du lịch bền vững. Đồng thời, còn là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua 4 nội dung đột phá đã được tỉnh đề ra từ đầu nhiệm kỳ.

Khách du lịch đến Ninh Bình tiếp tục tăng
Văn hóa - Thể thao

Khách du lịch đến Ninh Bình tiếp tục tăng

Theo Cục Thống kê tỉnh Ninh Bình, số lượt khách đến tham quan tại các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh tháng 10 ước đạt trên 386,5 nghìn lượt, tăng 11,90% so với cùng kỳ năm trước; cộng dồn 10 tháng năm 2024 là trên 7.683,6 nghìn lượt.

Đạo diễn Mai Thanh Tùng với “Vũ khúc dã quỳ - Chư Đang Ya 2024”
Văn hóa - Thể thao

Đạo diễn Mai Thanh Tùng với “Vũ khúc dã quỳ - Chư Đang Ya 2024”

Diễn ra tại khu vực Nhà rông làng Ia Gri, xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, chương trình nghệ thuật “Vũ khúc dã quỳ - Chư Đang Ya năm 2024” hứa hẹn tạo điểm nhấn cho Tuần lễ Hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024 của tỉnh Gia Lai. Chương trình diễn ra lúc 20h10 ngày 9.11, do đạo diễn Mai Thanh Tùng và Oscar Media thực hiện.

Du lịch văn hóa vùng Đông Bắc - khơi nguồn và phát triển
Du lịch - Thể thao

Du lịch văn hóa vùng Đông Bắc - khơi nguồn và phát triển

Ngành du lịch tại vùng Đông Bắc còn chưa phát triển đúng tiềm năng sẵn có. Đây là nhận định của các đại biểu tại hội thảo Du lịch văn hóa vùng Đông Bắc - khơi nguồn và phát triển. Để tháo gỡ cần có sự liên kết chặt chẽ phát triển du lịch vùng, phát triển sản phẩm du lịch chất lượng cao, khai thác phát triển du lịch gắn với văn hóa và lịch sử.