Tăng cường công tác quản lý chất lượng với các sản phẩm rượu thủ công

Sáng 27.12, tại Hà Nội, Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) tổ chức Tọa đàm "Rượu không rõ nguồn gốc: Thực trạng và giải pháp".

Tăng cường công tác quản lý chất lượng với các sản phẩm rượu thủ công -0
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại tọa đàm

Phát biểu tại Tọa đàm, Phó Tổng Biên tập Phụ trách Tạp chí Đồ uống Việt Nam Nguyễn Văn Chương chia sẻ, tình trạng ngộ độc rượu do sử dụng rượu không rõ nguồn gốc, rượu chứa chất methanol đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Hơn nữa, tình trạng mua bán rượu không rõ nguồn gốc tràn lan trên thị trường còn ảnh hưởng tới các doanh nghiệp làm ăn chân chính, nhà nước và người tiêu dùng chịu nhiều thiệt thòi do không thu được thuế và sử dụng sản phẩm không được kiểm soát, không đảm bảo chất lượng, an toàn...

Tọa đàm nhằm lấy ý kiến của các cơ quan quản lý, nhà khoa học, hiệp hội ngành nghề, người tiêu dùng và các bên liên quan nhằm phản ánh thực trạng rượu không rõ nguồn gốc, những tồn tại trong quản lý, kiểm soát rượu hiện nay và những giải pháp cho vấn đề này. Qua đó, người tiêu dùng cũng như các cơ quan chức năng có thêm thông tin, kiến thức về tình trạng rượu không rõ nguồn gốc, biết tự bảo vệ sức khỏe của mình và tăng cường kiểm tra, quản lý để tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, công bằng với các doanh nghiệp làm ăn chân chính, vì sự phát triển bền vững và đảm bảo quyền lợi của nhà nước và của người tiêu dùng. Mặt khác cũng bảo đảm mục tiêu tăng cường đóng góp cho ngân sách nhà nước qua nguồn thuế…”, Phó Tổng Biên tập Phụ trách Tạp chí Đồ uống Việt Nam Nguyễn Văn Chương nhấn mạnh.

Đánh giá về thị trường rượu, bia hiện nay, Kiểm soát viên Tổng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương) Nguyễn Thị Phi Nga nhận định, hiện tình hình sản xuất, buôn bán rượu, bia nhập lậu, giả, kém chất lượng vẫn tồn tại, diễn biến phức tạp, phương thức thủ đoạn càng tinh vi, khó phát hiện. Tình trạng rượu, bia nhập lậu, không có hóa đơn chứng từ vẫn diễn ra trên thị trường, các mặt hàng này nhập lậu trên thị trường được đưa vào Việt Nam qua tuyến biên giới Tây Nam, miền Trung. Ngoài ra vào dịp cuối năm, Tết Nguyên đán, dịp hè khi nhu cầu tiêu thụ các loại rượu, bia tăng mạnh thì số lượng rượu, bia nhập lậu, giả, kém chất lượng đưa ra thị trường càng nhiều. Các mặt hàng này được tiêu thụ chủ yếu tại các nhà hàng, khách sạn, quán bar, vũ trường hoặc các vùng nông thôn.

Phân tích về phương thức sản xuất rượu giả phổ biến hiện nay, Kiểm soát viên Nguyễn Thị Phi Nga chia sẻ, đối với mặt hàng rượu, phương thức sản xuất rượu giả phổ biến hiện nay là dùng vỏ chai rượu các nhãn hiệu nổi tiếng đã qua sử dụng nhưng còn mới cùng với nắp, nút giả, được pha chế từ những loại cồn, rượu có giá trị thấp để đóng thành những chai rượu có trị giá cao với các nhãn hiệu nổi tiếng như Chivas, Ballantines, Johnnie Walker, Hennessy… Không chỉ sản xuất rượu giả, các đối tượng còn sử dụng tem chống rượu giả rất giống tem thật, khó phân biệt bằng mắt thường. Với rượu nhập lậu, các đối tượng lợi dụng tạm nhập, tái xuất vào các cửa hàng miễn thuế hoặc tái xuất sang nước thứ 3 để tuồn vào thị trường nội địa, hoặc gian lận khi làm thủ tục thông quan như nhập số lượng nhiều nhưng khai ít….

Đối với mặt hàng bia, các đối tượng thu mua các loại chai của các nhãn hiệu nổi tiếng về rửa sạch, sau đó dùng các trang thiết bị, dụng cụ chiết rót, nguyên liệu trôi nổi trên thị trường để sản xuất bia giả bằng phương pháp thủ công. Cuối cùng sử dụng nắp chai được mua với giá rẻ từ các cửa hàng ve chai để đóng chai, dán nhãn rồi đem đi tiêu thụ.

“Bên cạnh đó, việc kinh doanh rượu, bia trên trên môi trường mạng ngày càng phổ biến, đặc biệt là trên các sàn thương mạng điện tử, các mạng xã hội. Việc kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động này rất khó khăn…”, bà Nguyễn Thị Phi Nga cho biết thêm.

Phát biểu tại Tọa đàm, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Khoa học, Giáo dục và Môi trường (Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) GS Nguyễn Lân Dũng cho rằng, để bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng và nhân dân cần tăng cường việc kiểm soát việc mua bán cồn công nghiệp cần được để tránh các gian thương mua, bán, sử dụng làm rượu, đồ uống có cồn giả nhằm kiếm lời. Việc thị trường hóa việc mua, bán rượu nấu thủ công cũng cần được thực hiện nghiêm và có các quy định kiểm tra, kiểm soát chất lượng cụ thể nhằm bảo đảm chất lượng các sản phẩm rượu, bia trên thị trường…

Tăng cường công tác quản lý chất lượng với các sản phẩm rượu thủ công -0
Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Khoa học, Giáo dục và Môi trường GS Nguyễn Lân Dũng phát biểu tại tọa đàm

Khuyến nghị với người tiêu dùng rượu, bia, Phó GĐ Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) TS. BS Lê Quang Thuận chia sẻ, để bảo đảm mục tiêu khoẻ, vui, hạnh phúc chúng ta cần tuyên truyền nhằm thay đổi thói quen của người tiêu dùng khi sử dụng rượu, bia. Nếu sử dụng hợp lý một lượng bia, rượu vừa phải có thể giúp người tiêu dùng khoẻ mạnh có được sức khỏe tốt và hạn chế được một số nguy cơ về tim mạch. Tuy nhiên, nếu lạm dụng rượu bia có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc rượu, gây hại cho tim mạch, các bệnh lý về thần kinh như loạn thần, viêm loét dạ dày, thực quản, viêm xơ ung thư gan… Nếu uống phải rượu chứa lượng Methanol lớn có thể dẫn đến ngộ độc, tổn thương não, tổn thương mắt… Bên cạnh đó, cũng dẫn đến tình trạng mất cân bằng trao đổi chất.

Tăng cường công tác quản lý chất lượng với các sản phẩm rượu thủ công -0
Phó GĐ Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) TS. BS Lê Quang Thuận phát biểu tại tọa đàm

“Để nâng cao ý thức việc sử dụng rượu, bia, cần xử lý nghiêm các trường hợp sử dụng rượu, bia khi lái xe…” Phó GĐ Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) TS. BS Lê Quang Thuận nói.

Tăng cường công tác quản lý chất lượng với các sản phẩm rượu thủ công -0
Chánh Văn phòng Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam Lương Xuân Dũng phát biểu tại tọa đàm

Nhằm kiểm soát chất lượng các loại rượu thủ công đang lưu hàng trên thị trường giúp bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng, bảo đảm lợi ích cho các hộ, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh rượu chân chính, Chánh Văn phòng Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam Lương Xuân Dũng cho rằng, các cơ quan chức năng cần tăng cường chỉ đạo các lực lượng chức năng tại các địa phương, đặc biệt là tại địa bàn biên giới tổ chức phối hợp chặt chẽ, thường xuyên trong việc trao đổi thông tin và kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn việc buôn lậu, vận chuyển, kinh doanh hàng hoá nhập lậu, trong đó có sản phẩm rượu, bia… Bên cạnh đó, cần phối hợp, tăng cường công tác quản lý, thanh kiểm tra với các hộ sản xuất, kinh doanh rượu thủ công. Bên cạnh đó, cần nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về các mặt hàng rượu, bia có nguồn gốc rõ ràng, bảo đảm chất lượng…

Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.

Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Điện Biên kiểm tra mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trồng cây quế, sắn tại xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ
Đời sống

Thực hiện thông suốt, đồng bộ và hiệu quả

Chương trình giảm nghèo bền vững là 1 trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia phản ánh rõ nét những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thời gian qua, tỉnh Điện Biên đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện chương trình này một cách hiệu quả, góp phần giảm nghèo và nâng cao đời sống người dân.

Nhiều nguồn lực ủng hộ người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau xóa nhà dột, nhà tạm
Xã hội

Khẳng định vai trò tự quản của cộng đồng dân cư

Với chủ đề: "Xây dựng khu dân cư tự quản, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, lập thành tích chào mừng thành công Ðại hội Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các cấp”, Ngày hội Ðại đoàn kết (ÐÐK) toàn dân tộc năm 2024, đang tác động tích cực nhiều mặt trong đời sống chính trị, xã hội, cũng như cổ vũ, động viên tinh thần của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Vun trồng "mầm xanh" - gieo những hy vọng
Xã hội

Vun trồng "mầm xanh" - gieo những hy vọng

Với những đóng góp không ngừng nghỉ, Agribank đã trở thành biểu tượng cho sự đồng hành giữa tài chính và cộng đồng. Hơn 4 vạn cán bộ, nhân viên Agribank đang ngày ngày gieo những "hạt mầm xanh" cho ngành giáo dục - những hạt giống sẽ lớn lên, trở thành nguồn lực cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Phối hợp chặt chẽ bảo đảm sử dụng phù hợp quỹ bảo hiểm y tế
Xã hội

Phối hợp chặt chẽ bảo đảm sử dụng phù hợp quỹ bảo hiểm y tế

Nhằm bảo đảm nguồn quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) được sử dụng phù hợp, kiểm soát gia tăng chi phí khám chữa bệnh BHYT, bảo đảm cân đối nguồn kinh phí, đồng thời bảo đảm quyền lợi của người tham gia, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Đồng Nai đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, trong đó chú trọng sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan BHXH với các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT.