Tân Thủ tướng trẻ nhất có mang lại làn gió mới trên chính trường Pháp?

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã chọn ông Gabriel Attal, Bộ trưởng Giáo dục và Thanh niên, làm Thủ tướng mới của Pháp. Trở thành Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử nền Cộng hòa đệ Ngũ ở tuổi 34, ông Attal được kỳ vọng sẽ thổi một luồng sinh khí mới vào nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai vốn đang rệu rã của ông Macron.

Ngôi sao trẻ triển vọng và nhiệt huyết

Trong một Thông cáo báo chí chiều ngày 9.1, Văn phòng Tổng thống cho biết: “Tổng thống nước Cộng hòa đã bổ nhiệm ông Gabriel Attal làm Thủ tướng và giao nhiệm vụ cho ông thành lập chính phủ”. Bà Elisabeth Borne, người phụ nữ thứ hai giữ chức Thủ tướng Pháp, đã từ chức hôm 8.1 ngay trước thềm cuộc cải tổ Nội các được nhiều người mong đợi.

Tân Thủ tướng trẻ nhất có mang lại làn gió mới trên chính trường Pháp? -0
Ông Gabriel Attal trở thành Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử nền Cộng hòa đệ Ngũ. Ảnh: Le Monde

Ông Attal đã có những bước thăng tiến nhanh chóng trong sự nghiệp chính trị khi còn rất trẻ tuổi sau khi rời Đảng Xã hội vào năm 2016 để ủng hộ nỗ lực tranh cử tổng thống của ông Macron. Ông được bầu vào Quốc hội năm 2017 và gia nhập chính phủ một năm sau đó với tư cách là Thư ký Nội các phụ trách thanh niên, trở thành thành viên Nội các trẻ nhất kể từ khi bắt đầu nền Cộng hòa thứ năm của Pháp. Sau đó, ông kinh qua các vị trí Phát ngôn viên chính phủ, rồi Bộ trưởng Ngân sách, Bộ trưởng Giáo dục và Thanh niên từ tháng 7 - và hiện trở thành người đứng đầu chính phủ. Ông là Thủ tướng thứ tư nhậm chức trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Macron.

Được đánh giá là ngôi sao đang lên trên chính trường Pháp, ông Attal được chọn làm thủ tướng trước các đối thủ chính trị nặng ký bao gồm Bộ trưởng Nội vụ Gérald Darmanin, Bộ trưởng Kinh tế Bruno Le Maire và Bộ trưởng Lực lượng Vũ trang Sébastien Lecornu. Với tư cách là người đứng đầu Bộ giáo dục và Thanh niên, Attal đã ra lệnh cấm abaya, loại áo choàng dài mà một số phụ nữ Hồi giáo mặc trong trường học. Ông cũng công bố một loạt biện pháp nhằm cải thiện kết quả học tập của học sinh.

Là một chính trị gia trẻ tuổi với phong cách thẳng thắn, ông Attal nhanh chóng thu hút sự chú ý của giới truyền thông và vượt qua cựu Thủ tướng Edouard Philippe để trở thành chính trị gia Pháp có tỷ lệ ​​ủng hộ cao nhất theo cuộc thăm dò của IPSOS công bố vào tháng 12 năm ngoái.

Ông tỏ ra khá cởi mở về cuộc sống cá nhân và tuổi trẻ của mình. Với việc công khai xu hướng tính dục, ông cũng trở thành vị Thủ tướng đầu tiên trong lịch sử nền cộng hòa là người đồng tính. Ông là người đấu tranh cực lực cho các hành bắt nạt và kỳ thị người đồng tính.

Tổng thống Macron nói trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình ngay trước năm mới: “Khi tôi bổ nhiệm Gabriel Attal làm Bộ trưởng Giáo dục, tôi biết ông ấy có đủ nghị lực và lòng can đảm cần thiết để đảm đương nhiệm vụ này. Tôi tự hào vì đã nuôi dưỡng được những tài năng mới”.

Trong nhiệm kỳ tương đối ngắn của mình ở Bộ Giáo dục (vọn vẹn 5 tháng 20 ngày), một cơ quan được đánh giá là khá quyền lực, ông Attal đã thúc đẩy một số chính sách được đánh giá là táo bạo, chẳng hạn việc bỏ qua sự chấp thuận của phụ huynh để cho phép học sinh bảo lưu một năm và nâng cao mức độ khó của các bài kiểm tra tiêu chuẩn.

Ông Attal cũng đi đầu trong việc thúc đẩy một dịch vụ công dân mới dành cho thanh thiếu niên và lên tiếng ủng hộ việc thử nghiệm đồng phục bắt buộc trong trường học, một đề xuất được Eric Ciotti, chủ tịch đảng bảo thủ Cộng hòa và Đệ nhất phu nhân Pháp Brigitte Macron ủng hộ.

Trong bài phát biểu đêm giao thừa, ông Macron cam kết sẽ coi giáo dục là một trong những ưu tiên chính của mình trong năm mới và “khôi phục trình độ thành tích của học sinh, quyền hạn của giáo viên và sức mạnh của giáo dục thế tục”.

Tìm kiếm động lực trước bầu cử

Ông Macron đang tìm cách phục hồi nhiệm kỳ thứ hai đầy khó khăn của mình sau khi phải đối mặt với các cuộc biểu tình rầm rộ phản đối cải cách lương hưu vào năm ngoái và những bất đồng gay gắt trong phe của ông về dự luật nhập cư khiến liên minh cầm quyền của ông bị tổn hại nặng nề.

Theo dữ liệu thăm dò mới nhất, cá nhân ông Macron hiện có tỷ lệ ủng hộ tương đối thấp, vào khoảng 30%; trong khi đảng cầm quyền của ông đang kém đảng của nhà lãnh đạo cực hữu Marine Le Pen khoảng 8 - 10% trước cuộc bầu cử.

Vào cuối năm ngoái, ông Macron đã bóng gió về khả năng sẽ có một cuộc “thay máu” nhằm thổi luồng sinh khí mới vào chính trường. Truyền thông Pháp cũng cho biết, Thủ tướng vừa từ nhiệm Élisabeth Borne đã thừa nhận trong lá thư từ chức rằng, quyết định từ chức không phải ý tưởng của bà, và Tổng thống Emmanuel Macron là người đã đưa ra quyết định "thay ngựa giữa dòng". Bà khẳng định đã làm việc chăm chỉ để thúc đẩy những thay đổi quan trọng, bao gồm luật lương hưu và nhập cư mới, bất chấp sự thất bại trong liên minh của ông Emmanuel Macron để bảo đảm đa số ghế trong Quốc hội Pháp. Đồng thời nhấn mạnh thêm rằng, việc tiếp tục theo đuổi cải cách là “cần thiết hơn bao giờ hết”. 

Như vậy, ông Macron đã thúc đẩy một cuộc cải tổ Nội các chỉ vài tháng trước cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu tại Pháp, trong đó các chính đảng theo chủ nghĩa hoài nghi châu Âu (Euroscepticism) được dự báo có thể giành số ghế kỷ lục trong cuộc bầu cử này. Thái độ bất mãn trong công chúng đang lan rộng do chi phí sinh hoạt tăng cao và những khó khăn mà các chính phủ châu Âu phải đối mặt trong việc hạn chế dòng người di cư. Ngoài ra, Thế vận hội Olympic ở Paris bắt đầu vào tháng 7 tới cũng là thách thức lớn trong năm nay đối với ông.

Quyết định thay thủ tướng của ông Macron không nhất thiết dẫn đến thay đổi trong chiến lược chính trị, mà là tín hiệu mong muốn tập trung vào các ưu tiên mới, bao gồm cả việc đạt được toàn dụng lao động. Các cố vấn của Tổng thống Pháp cho biết, ông Emmanuel Macron đã vượt qua được những phần thách thức nhất trong tuyên ngôn kinh tế của mình trong năm rưỡi đầu tiên của nhiệm kỳ thứ 2, mặc dù không đạt được sự ủng hộ của đa số tuyệt đối. Những cải cách trong tương lai của ông, chẳng hạn như về giáo dục và chính sách an tử sẽ nhận được sự đồng thuận lớn hơn.

Thêm vào đó, cuộc cải tổ nội các nói chung có thể sẽ càng thúc đẩy cuộc chạy đua trong phe trung dung của ông Emmanuel Macron, để kế nghiệm ông trong cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo vào năm 2027 với cựu Thủ tướng Edouard Philippe, Bộ trưởng Nội vụ Gerard Darmanin và Bộ trưởng Tài chính Maire Le Pen đều được coi là những ứng cử viên tiềm năng. Các nhà thăm dò ý kiến của Pháp thậm chí đã bắt đầu đưa ông Attal vào các cuộc khảo sát ứng cử viên tiềm năng cho vị trí tổng thống, với một cuộc thăm dò của IFOP cho thấy ông là sự lựa chọn tốt thứ hai của phe ủng hộ Macron vào năm 2027 sau cựu Thủ tướng Philippe, người chưa chính thức đưa ra kế hoạch tranh cử của mình.

Tổng thống Pháp đã liên tục phải hứng chịu phản ứng dữ dội về dự luật nhập cư, cũng như những áp lực từ cuộc biểu tình phản đối cuộc cải cách lương hưu. Trong khi đó, bà Marine Le Pen đã dành 18 tháng qua tại Quốc hội để nỗ lực cải thiện hình ảnh và uy tín của mình với tư cách là một Tổng thống tiềm năng. Nhiều chính trị gia giờ đây suy đoán rằng nhà lãnh đạo cực hữu này rất có thể sẽ có cơ hội trong cuộc bầu cử Tổng thống Pháp năm 2027 nếu Tổng thống Macron không có một chiến lược để vực dậy uy tín của mình. Và có vẻ như chiến lược đó giờ đang được đặt lên vai vị Thủ tướng trẻ tuổi nhất lịch sử hiện đại của nước Pháp.

Quốc tế

Vụ nổ máy nhắn tin ở Lebanon: HĐBA sẽ họp khẩn cấp, Lebanon chuẩn bị cho kịch bản chiến tranh
Quốc tế

Vụ nổ máy nhắn tin ở Lebanon: HĐBA sẽ họp khẩn cấp, Lebanon chuẩn bị cho kịch bản chiến tranh

Hội đồng Bảo an (HĐBA) Liên Hợp Quốc cho biết sẽ họp khẩn cấp vào ngày 20.9 về vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin ở Lebanon nhằm vào nhóm chiến binh Hezbollah, trong khi Thủ tướng nước này khẳng định Lebanon đang trong tình trạng chiến tranh và đã họp Nội các để chuẩn bị cho các kịch bản.

FED mạnh tay hạ lãi suất và tác động đối với các ngân hàng Trung ương
Quốc tế

FED mạnh tay hạ lãi suất và tác động đối với các ngân hàng Trung ương

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định hạ lãi suất lần đầu tiên kể từ những ngày đầu của đại dịch Covid-19, với mức giảm mạnh tay là 0,5 điểm phần trăm. Quyết định này mở đầu cho giai đoạn nới lỏng tiền tệ của Mỹ và chắc chắn sẽ khuyến khích làn sóng tương tự ở nhiều quốc gia.

Thêm một làn sóng các vụ nổ mới ở Lebanon: Điều gì đã xảy ra?
Quốc tế

Thêm một làn sóng các vụ nổ mới ở Lebanon: Điều gì đã xảy ra?

Chỉ một ngày sau khi hàng nghìn máy nhắn tin phát nổ ở Lebanon, một loạt thiết bị điện tử khác đã phát nổ ngày 18.9 trong làn sóng thứ hai. Phía Lebanon cáo buộc Israel đứng đằng sau cả hai vụ tấn công. Diễn biến mới này đã làm gia tăng mối lo ngại rằng cuộc xung đột âm ỉ giữa hai bên có thể leo thang thành chiến tranh toàn diện; đồng thời khiến dư luận băn khoăn về khả năng các thiết bị bị xâm phạm, đặc biệt là sau khi các vụ đánh bom như vậy đã giết chết hoặc làm bị thương rất nhiều thường dân.

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida
Quốc tế

Chính sách đối ngoại của Nhật Bản giai đoạn hậu Kishida

Ngày 27.9 tới, đảng Dân chủ Tự do cầm quyền (LDP) tại Nhật Bản sẽ tiến hành bầu Chủ tịch mới sau khi Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida, đồng thời là Chủ tịch đảng đương nhiệm bất ngờ tuyên bố không tái tranh cử. Việc ông Kishida từ chức đánh dấu một thời điểm quan trọng không chỉ đối với bối cảnh chính trị trong nước của Nhật Bản mà còn cả khu vực và quốc tế, bởi những tác động sâu sắc của những thay đổi sắp tới đối với các mối quan hệ ngoại giao cũng như ảnh hưởng của Nhật Bản đối với những mối quan hệ này.

Vùng Vịnh với tham vọng trở thành siêu cường AI
Quốc tế

Vùng Vịnh với tham vọng trở thành siêu cường AI

Trong vài năm qua, Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE) đã tiến hành các bước đi quan trọng để trở thành quốc gia dẫn đầu toàn cầu về trí tuệ nhân tạo (AI). Hiện nay, các nước vùng Vịnh khác, đặc biệt là Ảrập Xêút và Qatar, cũng đang tiếp bước khi đầu tư đáng kể vào công nghệ mới này.

Vụ hàng nghìn máy nhắn tin phát nổ ở Lebanon: Nguy cơ leo thang căng thẳng
Quốc tế

Vụ hàng nghìn máy nhắn tin phát nổ ở Lebanon: Nguy cơ leo thang căng thẳng

Ít nhất 9 người đã thiệt mạng và gần 3.000 người bị thương, bao gồm Đại diện ngoại giao của Iran tại Lebanon, khi các máy nhắn tin phát nổ tại các thành trì của Hezbollah trên khắp Lebanon trong một vụ nổ đồng thời chưa từng có. Hezbollah và Chính phủ Lebanon đổ lỗi cho Israel rằng đây là một cuộc tấn công từ xa tinh vi.

Hồi hộp chờ đợi quyết định lãi suất của Fed
Thế giới 24h

Hồi hộp chờ đợi quyết định lãi suất của Fed

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có cuộc họp chính sách vào ngày 17 - 18.9. Các nhà phân tích và nhà đầu tư đang theo dõi từng diễn biến để xem Fed sẽ quyết định nới lỏng lãi suất đến mức nào, hứa hẹn sẽ tạo ra những chấn động lớn trên thị trường tài chính toàn cầu.

Kenya: Kêu gọi xây dựng luật về an toàn trường học
Thế giới 24h

Kenya: Kêu gọi xây dựng luật về an toàn trường học

Sau vụ hỏa hoạn gần đây tại Học viện Hillside Endarasha ở Quận Nyeri khiến 21 học sinh thiệt mạng, hai công dân Kenya đã kiến ​​nghị lên Quốc hội yêu cầu ban hành Luật An toàn và an ninh trường học toàn diện. Ông Anthony Manyara và ông John Wangai, những người kiến ​​nghị, lập luận rằng cần có khuôn khổ pháp lý cụ thể để giải quyết mối đe dọa ngày càng gia tăng của các thảm họa liên quan đến trường học trên khắp cả nước.

Bầu cử Tổng thống Mỹ và tương lai quan hệ Mỹ - Trung
Thế giới 24h

Bầu cử Tổng thống Mỹ và tương lai quan hệ Mỹ - Trung

Khi Hoa Kỳ tiến gần đến cuộc bầu cử Tổng thống năm 2024, động thái giữa hai ứng cử viên hàng đầu là bà Kamala Harris và ông Donald Trump, đang có những tác động đáng kể đến quan hệ Trung Quốc - Hoa Kỳ. Về vấn đề này, các chuyên gia cho rằng, đánh giá quan điểm của các cố vấn chủ chốt của hai ứng cử viên có thể giúp phát hiện sự khác biệt trong cách tiếp cận của họ đối với Trung Quốc.

Australia: Hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân trực tuyến ác ý sẽ bị phạt tù tới 7 năm
Quốc tế

Australia: Hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân trực tuyến ác ý sẽ bị phạt tù tới 7 năm

Để tăng cường bảo vệ thông tin cá nhân của công dân và bảo đảm quyền riêng tư trong thời đại kỹ thuật số, Chính phủ Australia đã trình dự thảo Luật sửa đổi về quyền riêng tư và các quy định khác năm 2024 lên Quốc hội. Do Bộ trưởng Tư pháp Mark Dreyfus thúc đẩy, dự luật này nhằm củng cố pháp luật về quyền riêng tư, đặc biệt tập trung vào việc hình sự hóa hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân một cách ác ý (doxxing).