Sinh vật lạ lần đầu tiên được tìm thấy trong hang động ở Phong Nha - Kẻ Bàng

Một loài sinh vật lạ bám trên thạch nhũ vừa được phát hiện trong hang động tại phân khu bảo vệ của Vườn Quốc gia (VQG) Phong Nha - Kẻ Bàng. 

Ngày 16.6, nhóm thám hiểm của Công ty Jungle Boss tại hang Hùng, thuộc phân khu bảo vệ của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong chuyến đi của đơn vị.

Theo các thành viên nhóm thám hiểm, loài sinh vật này mọc rải rác trên bề mặt thạch nhũ trong hang động, cách cửa hang chỉ khoảng 300m. Qua quan sát bằng mắt thường, loài sinh vật này có thân chính màu trắng đục, gồm nhiều nhánh chẻ ra từ gốc giống với loài sao biển. Các nhánh chĩa ra nhiều phía với chiều dài khoảng vài centimet.

Sinh vật lạ lần đầu tiên được tìm thấy trong hang động ở Phong Nha - Kẻ Bàng -0
Loài sinh vật lạ được phát hiện trong một chuyến thám hiểm hang Hùng. Ảnh: Nguyễn Văn Úy 

Bên trên phần thân phụ có nhiều sợi tua cao khoảng 1 gang tay. Qua theo dõi, nhóm thám hiểm cho biết sợi tua có màu trắng và có thể co giãn.

Nhóm thám hiểm đã tìm thấy 40 - 50 cá thể của loài sinh vật này mọc rải rác trên diện tích lòng hang vài chục mét vuông.

Đặc biệt, đây là lần đầu tiên nhóm thám hiểm phát hiện loài sinh vật này và hiện chỉ có duy nhất trong hang Hùng. Các hang động khác tại vùng lõi của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng chưa ghi nhận loài sinh vật này.

Sinh vật lạ lần đầu tiên được tìm thấy trong hang động ở Phong Nha - Kẻ Bàng -0
Cận cảnh hình dáng của sinh vật lạ với các sợi tua phát triển từ thân. Ảnh: Nguyễn Văn Úy

Theo Giám đốc Công ty TNHH Jungle Boss, đơn vị đã gửi hình ảnh của sinh vật này đến các nhóm thám hiểm hang động chuyên nghiệp nhưng cũng chưa có ai từng thấy. “Đây có thể là một loài sinh vật mới ở vùng lõi vườn quốc gia và cần có nghiên cứu sâu hơn”, ông Lê Lưu Dũng cho biết.

Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình Nguyễn Văn Long cho biết đã gửi hình ảnh của loài sinh vật này đến Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam để tham khảo ý kiến.

Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải
Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải

Tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường" do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức vào sáng 18.9, Viện trưởng Viện Công nghệ VinIT GS.TSKH Nguyễn Quốc Sỹ đã chỉ ra 5 nhóm công nghệ chủ chốt thế giới đang dùng để xử lý chất thải rắn, cùng các bài học kinh nghiệm về vấn đề xử lý rác trên thế giới. 

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải
Môi trường

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải.

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác
Xã hội

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%
Môi trường

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%

Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống Nguyễn Văn Toàn nhận định, hiện tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp tái chế là rất lớn. Tuy nhiên, trong khoảng 60.000 tấn rác thải phát sinh thì chúng ta chỉ có 15% được thu gom thái chế, sử dụng.

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp
Xã hội

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp

Tại tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9, ông Nguyễn Quang Huân, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Chủ tịch HĐQT Công ty Halcom Việt Nam nhấn mạnh hiệu quả xử lý rác trên thực tế hiện đang rất thấp.

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường
Xã hội

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường

Đây là nhấn mạnh của ông Nguyễn Hữu Tiến, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Môi trường đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội Urenco tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”, do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9.