Sẽ hoàn thành các chỉ tiêu về nước sạch vào đầu năm 2025

Để đẩy nhanh tiến độ cấp nước sạch cho người dân nông thôn, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 311/KH-UBND, trong đó giao Sở Xây dựng Hà Nội chủ trì làm việc với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các huyện có xã chưa được cấp nước sạch và các nhà đầu tư.

Theo thống kê của Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội, tính đến hết năm 2023, tỷ lệ người dân nông thôn được tiếp cận nguồn nước sạch tập trung đạt khoảng 90%. Tổng số xã được đầu tư hệ thống cấp nước tập trung trong năm 2023 đã tăng 15 xã so với năm 2022. Cụ thể tại các huyện: Sóc Sơn: 6 xã, Ứng Hòa: 5 xã, Mỹ Đức: 4 xã.

Hiện các dự án phát triển mạng cấp nước cho khu vực nông thôn đang tiếp tục được triển khai thực hiện. Đến nay, 100% số xã thuộc các huyện: Gia Lâm, Phú Xuyên, Mê Linh, Hoài Đức, Thanh Trì và thị xã Sơn Tây đã được cấp nước sạch.

Sở Xây dựng đã tổng hợp, tham mưu, báo cáo UBND TP. Hà Nội giao 10 đơn vị triển khai cấp nước cho các xã còn lại chưa có nước sạch tập trung theo hình thức xã hội hóa. Thời gian thực hiện hoàn thành năm 2025 nhằm đáp ứng nhu cầu nước sạch cho 100% người dân nông thôn.

Hà Nội sẽ hoàn thành các chỉ tiêu về nước sạch vào đầu năm 2025. Ảnh: ITN
Hà Nội sẽ hoàn thành các chỉ tiêu về nước sạch vào đầu năm 2025. Ảnh: ITN

Thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy, UBND TP. Hà Nội đang chỉ đạo xã hội hóa cấp nước sạch để phục vụ nhu cầu của người dân các địa phương.

Hà Nội đang tiến hành lập điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến 2065 với những định hướng mới về phát triển không gian và hạ tầng kỹ thuật đô thị. Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội Nguyễn Đức Hùng cho biết, để giảm áp lực cho hệ thống hạ tầng, trong đó có hạ tầng cấp nước sạch sinh hoạt, quy hoạch điều chỉnh lần này sẽ định hình lại các chỉ tiêu về dân số, mật độ cư trú và phân bổ dân số giữa các khu vực.

Đồng thời, sẽ mở rộng diện bao phủ cấp nước, gia tăng tổng công suất nguồn phù hợp với định hướng phát triển không gian, dự báo dân số. Xây dựng bổ sung nhà máy nước quy mô lớn tại phía Nam Hà Nội. Điều chỉnh, bổ sung các tuyến ống truyền dẫn phù hợp với kế hoạch phát triển mạng lưới cấp nước truyền dẫn theo giai đoạn phát triển.

Đặc biệt trong định hướng lần này sẽ phân 5 vùng tính toán cấp nước nhằm cân bằng nguồn nước trong từng vùng bảo đảm an toàn cấp nước cho toàn thành phố. Để tạo nên đô thị bền vững, có chất lượng tiện nghi sống cao, việc thiếu nước sạch cục bộ sẽ không còn tái diễn, bên cạnh việc đưa ra những định hướng quy hoạch khả thi, sát thực tiễn thì việc quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch cũng sẽ được chú trọng.

Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội Vũ Duy Tuấn cho biết, liên quan đến việc đẩy nhanh tiến độ cấp nước sạch, thành phố đang triển khai 5 dự án nguồn và tích cực đôn đốc 10 đơn vị triển khai cấp nước cho các xã còn lại trên địa bàn thành phố theo hình thức xã hội hóa, thời gian thực hiện hoàn thành giai đoạn 2023 - 2025.

UBND huyện Ba Vì triển khai tại 3 xã miền núi không thể tiếp cận hệ thống cấp nước tập trung theo hình thức đầu tư công. Đến hết năm 2023, tổng nguồn nước sạch tập trung cung cấp cho thành phố đạt khoảng 1.530.000m3/ngày - đêm, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của 100% dân cư đô thị và mở rộng cấp nước cho khu vực nông thôn. Khu vực nông thôn, đã có 289/413 xã (khoảng 90%) người dân được tiếp cận nguồn nước sạch từ việc đầu tư xây dựng công trình cấp nước tập trung của thành phố.

“Đến nay, các vướng mắc trong cấp nước sạch cho người dân đều đã được giải quyết, bảo đảm tới đầu năm 2025 sẽ hoàn tất các chỉ tiêu về nước sạch đã cam kết thực hiện tại chương trình”, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cho biết.

Môi trường

Đi xe điện, đón mùa xuân - Chuyện của Yadea và người Việt
Môi trường

Đi xe điện, đón mùa xuân - Chuyện của Yadea và người Việt

Trong những năm gần đây, người Việt Nam đã bắt đầu thay đổi thói quen đi lại, đặc biệt là xu hướng sử dụng xe điện. Điều này không chỉ phản ánh sự phát triển của công nghệ mà còn là sự nhạy bén trước những vấn đề môi trường ngày càng nghiêm trọng. Khi Tết Nguyên Đán đến gần, hình ảnh những chiếc xe điện lăn bánh trên đường phố ngày càng trở nên phổ biến. Sự chuyển mình này không chỉ là một xu hướng nhất thời mà còn phản ánh một thay đổi lớn trong thói quen đi lại của người Việt Nam.

Lặng thầm nghề quan trắc thủy văn
Môi trường

Lặng thầm nghề quan trắc thủy văn

Nghề quan trắc thủy văn đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và bảo vệ nguồn nước, đồng thời cung cấp thông tin quý giá cho các quyết định phát triển bền vững. Nhưng ít ai biết, ngoài sự tỉ mỉ, chính xác, tâm huyết những người làm trong lĩnh vực này còn phải đối mặt với bão lũ, mưa giông… và am hiểu sâu sắc về các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến nguồn nước. Họ được ví như người theo dõi nhịp cảm xúc, nhịp sống của các con sông.

Tái sinh rừng ngập mặn gắn với ứng phó biến đổi khí hậu
Môi trường

Tái sinh rừng ngập mặn gắn với ứng phó biến đổi khí hậu

Trước diễn biến ngày càng tiêu cực của biến đổi khí hậu, nghiêm trọng nhất là tình trạng sạt lở bờ biển, ven sông làm mất rừng, mất đất sản xuất của người dân, việc đẩy mạnh trồng rừng ngập mặn tại các địa phương ven biển sẽ góp phần giảm thiểu xói mòn, sạt lở, biến đổi khí hậu, tạo sinh kế bền vững cho người dân dưới tán rừng.

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách để bảo vệ sức khỏe cây trồng và con người
Môi trường

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách để bảo vệ sức khỏe cây trồng và con người

Ngày 24.12, Báo Nông thôn ngày nay phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật, Hiệp hội CropLife Việt Nam tổ chức Tọa đàm thứ 2 nằm trong chuỗi Tọa đàm: “Hiểu đúng về thuốc bảo vệ thực vật” với chủ đề: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật “4 đúng” vì sức khỏe cây trồng và con người.

Tọa đàm: Luật Bảo vệ môi trường - Hành lang pháp lý cho phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Tọa đàm: Luật Bảo vệ môi trường - Hành lang pháp lý cho phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn

Nhằm trao đổi, thảo luận về vai trò, hiệu quả thực tiễn cũng như các giải pháp triển khai Luật Bảo vệ môi trường trong thực tiễn, hiệu lực, hiệu quả và hiệu năng, Báo Đại biểu Nhân dân phối hợp với Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Tọa đàm với chủ đề: "Luật Bảo vệ môi trường - Hành lang pháp lý cho phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn".

Trưởng ban Khoa học Hội Kinh tế môi trường Việt Nam. GS.TS Hoàng Xuân Cơ. Ảnh: Duy Thông
Xã hội

Nói ít làm nhiều, triển khai thực chất và hiệu quả

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường ngày càng nghiêm trọng, Luật Bảo vệ môi trường đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn. Đây cũng là nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng.

Đường làng ngõ xóm trang trang sạch đẹp tại xã Yên Lợi, huyện Ý Yên. Ảnh: PV
Xã hội

Nâng cao công tác bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường, nâng cao các tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh Nam Định không chỉ mang lại điều kiện sống tốt hơn cho người dân mà còn khai thác được các giá trị kinh tế từ cảnh quan nông nghiệp - nông thôn, từng bước phát triển thành ngành kinh tế du lịch sinh thái, đem lại thu nhập cho người dân.

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là một xu thế tất yếu
Xã hội

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là một xu thế tất yếu

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là xu thế chung của thế giới, hiện nay đa số các nước cũng theo đuổi các chính sách liên quan đến hướng phát triển kinh tế tuần hoàn để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, trong đó có Việt Nam. Muốn bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, không còn cách nào khác là chúng ta phải thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.

Rừng ngập mặn đã đem lại nhiều nguồn lợi cho cộng đồng ven biển tỉnh Sóc Trăng
Xã hội

Rừng ngập mặn đã đem lại nhiều nguồn lợi cho cộng đồng ven biển tỉnh Sóc Trăng

Mới đây, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam, cùng nhiều lãnh đạo, đại biểu đến từ nhiều cơ quan tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức tổng kết dự án “Tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng ven biển thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long, Giai đoạn 1”.

Nông nghiệp xanh, định hướng phát triển bền vững
Môi trường

Nông nghiệp xanh, định hướng phát triển bền vững

Nông nghiệp xanh là định hướng phát triển bền vững của vùng đồng bằng sông Cửu Long nhằm nâng cao chất lượng, bảo vệ môi trường, đồng thời tạo sinh kế ổn định cho người dân. Để làm được điều này, các chuyên gia cho rằng, việc bảo vệ môi trường phải được tích hợp chặt chẽ với các chương trình nâng cao chuỗi giá trị.