Sau 9 tháng đầu năm mới thực hiện được 19% kế hoạch lợi nhuận, Tasco muốn huy động hơn 1.700 tỷ đồng để ‘bơm vốn’ cho công ty con

Số tiền thu về từ đợt chào bán dự kiến hơn 1.785 tỷ đồng sẽ được HUT sử dụng để bổ sung nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của các công ty con.

Công ty cổ phần Tasco (mã chứng khoán: HUT) vừa công bố nghị quyết Hội đồng quản trị thông qua việc triển khai chào bán cổ phiếu ra công chúng và phương án sử dụng vốn từ đợt phát hành.

Theo đó, công ty dự kiến phát hành hơn 178,5 triệu cổ phiếu mới cho cổ đông hiện hữu, tương đương 20% tổng số cổ phiếu đang lưu hành (gần 893 triệu cổ phiếu).

Với mệnh giá bán 10.000 đồng/cổ phiếu, nếu chào bán thành công toàn bộ, vốn điều lệ của công ty sẽ tăng từ 8.925 tỷ đồng lên 10.710 tỷ đồng, tương đương lượng cổ phiếu lưu hành của Tasco vượt 1 tỷ cổ phiếu.

1424452d-phia-truoc-toa-nha-tasco-tower-lo-hh2-khu-do-thi-me-tri-duong-pham-hung-quan-nam-tu-liem-sunoffice-1957.jpg

Tỷ lệ thực hiện quyền là 5:1, tức cổ đông sở hữu 5 cổ phiếu cũ sẽ được mua 1 cổ phiếu mới. Thời gian chào bán là sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy chứng nhận, dự kiến thực hiện từ quý 1 - 2.2025.

Số tiền thu về từ đợt chào bán dự kiến hơn 1.785 tỷ đồng sẽ được HUT sử dụng để bổ sung nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của các công ty con.

Cụ thể, công ty dùng 485 tỷ đồng góp vốn vào Công ty cổ phần Tasco Auto; 800 tỷ đồng góp vốn cho Công ty TNHH Bảo hiểm Tasco; và 500 tỷ đồng còn lại được dùng góp vốn vào Công ty cổ phần VETC. Thời điểm giải ngân dự kiến vào Quý 1 – 2.2025.

Về tình hình kinh doanh của Tasco, theo báo cáo tài chính mới nhất công bố, trong quý 3.2024, doanh thu thuần đạt hơn 8.000 tỷ đồng, tăng gấp ba lần, chủ yếu nhờ vào doanh thu bán hàng tăng vọt lên 6.752 tỷ đồng, so với mức 2.126 tỷ đồng cùng kỳ năm 2023. Tasco hiện đang phân phối các sản phẩm chủ đạo như ô tô, bất động sản và bảo hiểm.

Doanh thu từ mảng dịch vụ cũng ghi nhận mức tăng đáng kể, đạt 887 tỷ đồng trong kỳ, cao gấp 9 lần cùng kỳ. Các dịch vụ mà Tasco cung cấp bao gồm dịch vụ ô tô, hạ tầng thông minh và dịch vụ tài chính. Tuy nhiên, trái ngược với hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu từ hoạt động thu phí giảm nhẹ 2,8% so với cùng kỳ, còn 256 tỷ đồng.

tasco-3407.jpg

Dù doanh thu tăng mạnh, biên lãi gộp của Tasco chỉ đạt 8,48%, giảm 2 điểm phần trăm so với cùng kỳ do giá vốn hàng bán cao, đặc biệt với mặt hàng ô tô. Lợi nhuận gộp sau khi trừ giá vốn đạt 681 tỷ đồng, tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ.

Nguồn thu từ hoạt động tài chính cũng tăng trưởng đáng kể, đạt 147 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với quý 3.2023, chủ yếu nhờ các hoạt động tài chính khác không được Tasco thuyết minh chi tiết. Hoạt động kinh doanh của các công ty liên doanh, liên kết được cải thiện rõ rệt, từ mức lỗ 7 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái chuyển thành lợi nhuận 12 tỷ đồng trong quý này.

Cùng với mức tăng doanh thu, các chi phí của Tasco cũng gia tăng đáng kể. Cụ thể, chi phí bán hàng tăng gấp 3 lần, đạt 290 tỷ đồng, và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng gấp 3,7 lần, đạt 354 tỷ đồng. Chi phí tài chính tăng 37%, lên hơn 161 tỷ đồng.

Sau cùng, Tasco báo cáo lợi nhuận sau thuế đạt 36 tỷ đồng, tăng gấp gần 3 lần so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, mức lợi nhuận này chỉ chiếm chưa đến 1% doanh thu thuần.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2024, doanh thu thuần của Tasco đạt hơn 19.750 tỷ đồng, tăng gấp 6,2 lần cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế cũng tăng gấp 4,3 lần, đạt 127 tỷ đồng.

Với sự hợp nhất mảng ô tô vào hoạt động kinh doanh, ban lãnh đạo Tasco đã đề ra mục tiêu đầy tham vọng cho năm 2024, với tổng doanh thu dự kiến đạt 24.750 tỷ đồng (xấp xỉ 1 tỷ USD) và lợi nhuận sau thuế 660 tỷ đồng, cao hơn nhiều so với mức thực hiện năm 2023. Tính đến hết quý 3.2024, Tasco đã hoàn thành khoảng 82% kế hoạch doanh thu nhưng mới đạt 19% mục tiêu lợi nhuận.

Tại thời điểm cuối quý 3.2024, tổng tài sản của Tasco đạt 28.055 tỷ đồng, tăng gần 5% so với đầu năm. Quỹ tiền nhàn rỗi của doanh nghiệp đạt gần 2.600 tỷ đồng, trong đó bao gồm 2.021 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương tiền, cùng 577 tỷ đồng đầu tư giữ đến ngày đáo hạn.

Hàng tồn kho của Tasco cũng tăng mạnh, đạt hơn 3.100 tỷ đồng, tăng 25% so với đầu năm. Cơ cấu hàng tồn kho bao gồm 1.876 tỷ đồng hàng hoá và 868 tỷ đồng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tại các dự án bất động sản như Khu dân cư Nam Cầu Cẩm Lệ (585 tỷ đồng), khu nhà ở Tam Bình – Hiệp Bình Phước (41,1 tỷ đồng).

Về các khoản phải thu ngắn hạn, Tasco ghi nhận gần 5.870 tỷ đồng, bao gồm 1.585 tỷ đồng công nợ phải thu của khách hàng và 4.000 tỷ đồng phải thu từ các bên thứ ba hoặc bên liên quan.

Trên bảng cân đối kế toán, tổng nợ phải trả của Tasco đạt hơn 15.868 tỷ đồng, tăng nhẹ 2,8% so với đầu năm. Trong đó, nợ vay ngắn hạn chiếm 3.782 tỷ đồng (tăng 13,9%) và nợ vay dài hạn là 5.459 tỷ đồng (tăng 11,3%).

Tài chính

AMH
Kinh tế

“Lấp” khoảng trống pháp lý trong xử lý nợ xấu

Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm cơ chế xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đã hết hiệu lực thi hành từ 1.1.2024. Với khoảng trống pháp lý hiện nay, tiến trình xử lý nợ xấu chậm hơn và tốn kém hơn. Để hoàn thiện hành lang pháp lý xử lý nợ xấu, Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), trong đó luật hóa một số nội dung của Nghị quyết 42.

Kiến nghị giải pháp “cởi trói” cho trái phiếu hạ tầng giao thông
Tài chính

Kiến nghị giải pháp “cởi trói” cho trái phiếu hạ tầng giao thông

Mặc dù Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) cho phép, song đến nay chưa có doanh nghiệp nào phát hành trái phiếu thành công để đầu tư dự án PPP, đại diện Tập đoàn Đèo Cả nói tại Hội nghị “Quỹ đầu tư và đầu tư nước ngoài trong Kỷ nguyên phát triển mới của Việt Nam” do Bộ Tài chính tổ chức ngày 28.3.

Toàn cảnh Hội nghị
Tài chính

Nhà đầu tư chứng khoán cá nhân nên tham gia quỹ chuyên nghiệp

Tại Hội nghị "Quỹ đầu tư và đầu tư nước ngoài trong kỷ nguyên phát triển mới của Việt Nam" ngày 28.3, các chuyên gia cho rằng, cần thay đổi nhận thức và hành vi của nhà đầu tư cá nhân, khuyến khích họ tham gia các quỹ đầu tư chuyên nghiệp để giảm thiểu rủi ro, vừa tận dụng được chuyên môn của các nhà quản lý quỹ, vừa mang lại lợi nhuận dài hạn cao hơn so với giao dịch ngắn hạn theo cảm tính.

VIB ra mắt gói vay căn hộ, nhà phố quy mô 45.000 tỷ
Tài chính

VIB ra mắt gói vay căn hộ, nhà phố quy mô 45.000 tỷ

Sau thành công của Gói vay căn hộ, nhà phố năm 2024 với đặc tính “Vay nhanh, trả dễ”, góp phần giúp hơn 15.000 gia đình Việt sở hữu căn nhà mơ ước, VIB đã chính thức ra mắt gói Vay mua căn hộ, nhà phố năm 2025 quy mô 45.000 tỷ đồng, cùng với nhiều tính năng ưu việt và lợi ích cao dành cho khách hàng.

Bac A Bank hỗ trợ doanh nghiệp phát triển đường dài với lãi vay ưu đãi chỉ từ 5,5%
Tài chính

Bac A Bank hỗ trợ doanh nghiệp phát triển đường dài với lãi vay ưu đãi chỉ từ 5,5%

Nhằm hỗ trợ Khách hàng doanh nghiệp tiếp cận nhanh nguồn tài chính ưu đãi - đáp ứng toàn diện nhu cầu mở rộng đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh, Ngân hàng TMCP Bắc Á chính thức triển khai chương trình ưu đãi “Vay vốn dễ dàng - Vững vàng chạm đích” áp dụng đối với các khoản vay trung và dài hạn.

AMH
Tài chính

Kho bạc Nhà nước hoạt động theo mô hình mới

Từ ngày 15.3.2025, hệ thống Kho bạc Nhà nước đi vào hoạt động theo mô hình tổ chức bộ máy mới thống nhất. Đây là dấu mốc quan trọng với hệ thống Kho bạc Nhà nước, bước sang giai đoạn phát triển mới tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.

Doanh nghiệp liên tiếp mua bản quyền chương trình của Trung Quốc đưa về Việt Nam lãi lớn nhờ doanh thu tài chính
Tài chính

Doanh nghiệp liên tiếp mua bản quyền chương trình của Trung Quốc đưa về Việt Nam lãi lớn nhờ doanh thu tài chính

Nhìn vào dữ liệu tài chính cho thấy, việc đưa các chương trình bản quyền từ Trung Quốc về Việt Nam đang là "gà đẻ trứng vàng" của Yeah 1 Group. Ngay sau "anh trai" và "chị đẹp", mới đây Yeah 1 Group cho biết trong năm 2025 sẽ tiếp tục phát triển hai dự án trọng điểm là Show It All và HAHA Farmer đều được mua bản quyền từ Trung Quốc.

Ảnh
Tài chính

Việt Nam có thể tăng trưởng 8% trong năm nay

Theo Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam Andrea Coppola, Việt Nam “hoàn toàn có thể đạt” mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm nay, với các điều kiện đi kèm, như: phải có chính sách tài khóa hiệu quả hơn nữa, tăng giải ngân vốn đầu tư công cả về mức đầu tư cũng như chất lượng; thúc đẩy đầu tư tư nhân; theo dõi sát sao lạm phát để có điều chỉnh kịp thời…

Công ty Thanh Tuyền liên tiếp "trúng thầu sát giá" trên địa bàn tỉnh Lai Châu
Tài chính

Công ty Thanh Tuyền liên tiếp "trúng thầu sát giá" trên địa bàn tỉnh Lai Châu

Trong nhiều năm qua, Công ty TNHH MTV Thanh Tuyền đã trở thành doanh nghiệp "quen mặt", liên tiếp trúng nhiều gói thầu trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Theo dữ liệu đấu thầu, doanh nghiệp này đã trúng khoảng hơn 60 gói thầu với tổng giá trị lên tới hơn 2.000 tỷ đồng, bao gồm cả liên danh và độc lập.

Việt Nam cần sớm phát triển thị trường vốn
Tài chính

Bài toán lớn nhất là nguồn vốn phục vụ tăng trưởng

Trước yêu cầu phải đầu tư phát triển hạ tầng cao tốc, điện hạt nhân, năng lượng tái tạo... nếu không sớm phát triển thị trường vốn, mục tiêu tăng trưởng cao năm nay và giai đoạn tới sẽ rất thách thức. Theo các chuyên gia, các kênh thị trường trái phiếu, thị trường nợ… hiệu quả sẽ giúp khai thông, huy động được nguồn vốn trong dân, gồm 15 triệu tỷ đồng tiền gửi tiết kiệm và hàng trăm tỷ USD của ngành bảo hiểm.

AMH
Tài chính

Mong đợi gì ở nghị quyết phát triển đột phá kinh tế tư nhân?

Thủ tướng vừa yêu cầu Bộ Tài chính xây dựng nghị quyết về các cơ chế, chính sách phát triển đột phá khu vực kinh tế tư nhân với quan điểm đây phải là một trong những động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng. Các chuyên gia hy vọng, nghị quyết sẽ giải quyết các vấn đề về môi trường kinh doanh trên tinh thần doanh nghiệp được phép làm những điều pháp luật không cấm và thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần khởi nghiệp.