Sacombank: Lợi nhuận tăng trưởng, thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần sụt giảm 69%

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của STB khi kết thúc năm 2022 đạt mức  8.837 tỷ đồng, tăng thêm 5.283 tỷ đồng so với năm 2021.

Dữ liệu tài chính được công bố thể hiện, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank; Mã chứng khoán: STB) có thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự năm 2022 đạt mức 37.390 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế cả năm đạt 6.339 tỷ đồng, tăng 44% so với năm 2021 và vượt 20% kế hoạch năm.

Trong đó, hoạt động chính của ngân hàng mang về 17.147 tỷ đồng lãi thuần, tăng 43% so với cùng kỳ. Mảng hoạt động dịch vụ và kinh doanh ngoại hối cũng ghi nhận kết quả khả quan với 5.194 tỷ và 1.062 tỷ đồng lãi, tăng lần lượt 20% và 44%. Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh khác tăng đột biến 501% lên 2.745 tỷ đồng.

Sacombank: Lợi nhuận tăng trưởng, thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần sụt giảm 69% -0

Ở chiều ngược lại, thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần giảm đến 69% chỉ còn 12 tỷ đồng. Mảng chứng khoán đầu tư lỗ gần 20 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lãi 164 tỷ đồng.

Đáng chú ý, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của STB năm 2022 đạt mức  8.837 tỷ đồng, tăng thêm 5.283 tỷ đồng so với năm 2021.

Riêng trong quý 4.2022, lợi nhuận trước thuế của Sacombank đạt gần 1.900 tỷ đồng, tăng 65% so với cùng kỳ, trong đó thu nhập lãi thuần tăng trưởng 142%. 

Tính đến 31.12.2022, tổng tài sản của Sacombank đạt gần 592.000 tỷ đồng, tăng 13,6% so với cuối năm 2021.

Trong đó, cho vay khách hàng tăng 13,1% đạt hơn 438.600 tỷ đồng. Số dư tiền gửi khách hàng tăng 6,4% đạt 454.740 tỷ đồng. Số dư nợ xấu của ngân hàng giảm 24,9% còn 4.299 tỷ đồng, đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng từ 1,47% về 0,98%.

Tài chính

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh
Tài chính

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh

Thông tư 68/2024/TT-BTC đã bổ sung quy định về giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh của nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đây là bước tiến rất quan trọng để gỡ “nút thắt” để đáp ứng các tiêu chuẩn nâng hạng thị trường thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi thứ cấp theo tiêu chí của FTSE Russell.

Chuyên nghiệp hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Tài chính

Chuyên nghiệp hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Sau giai đoạn khó khăn, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã từng bước phục hồi. Lũy kế 7 tháng qua đã có 183 đợt phát hành riêng lẻ thành công với khối lượng hơn 174 nghìn tỷ đồng, gấp 2,78 lần so với cùng kỳ năm 2023. Để tiếp tục phục hồi và phát triển thị trường một cách chuyên nghiệp, các chuyên gia rằng cần nâng cao chất lượng xếp hạng tín nhiệm và năng lực nhà đầu tư, xây dựng văn hóa minh bạch…

Hateco Group của Đại gia Trần Văn Kỳ kinh doanh ra sao?
Tài chính

Hateco Group của Đại gia Trần Văn Kỳ kinh doanh ra sao?

Hệ sinh thái Hateco của “đại gia” Trần Văn Kỳ đang sở hữu 8 thành viên gồm: Hateco Hà Nội, Hateco Thăng Long, Hateco Long Biên, Hateco Kinh Bắc, Hateco ICIC, Hateco Logistics, Hateco Đông Anh và Hafintech, với hoạt động chính trong 3 lĩnh vực là bất động sản, logistics và đầu tư phát triển cảng biển.