25 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được tiếp cận vốn vay ưu đãi

(ĐBNDO) - Nguồn vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội đã giúp hàng chục triệu hộ nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận vốn vay ưu đãi, với mức dư nợ bình quân 19 triệu đồng/khách hàng, giúp trên 3,6 triệu hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm cho trên 11,8 triệu lao động; trên 3,3 triệu học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng gần 6,6 triệu công trình cung cấp nước sạch và vệ sinh ở nông thôn, 484 nghìn căn nhà cho hộ nghèo và các hộ gia đình chính sách, 700 chòi tránh lũ… Đây là chia sẻ của Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Bá Thuyền với PV Báo ĐBND.

- Thưa ông, qua giám sát, ông có nhận xét gì về công tác xóa đói, giảm nghèo theo các chương trình cho vay ưu đãi của Ngân hàng CSXH tại địa phương?
 
ĐBQH Nguyễn Bá Thuyền: Ngân hàng Chính sách xã hội là tổ chức tín dụng của Nhà nước, hoạt động vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, không vì mục đích lợi nhuận. Trải qua nhiều năm hoạt động, nguồn vốn từ NHCSXH đã giúp 25 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận vốn vay ưu đãi, với mức dư nợ bình quân 19 triệu đồng/khách hàng, trong đó trên 3,6 triệu hộ vượt qua ngưỡng nghèo; vốn tín dụng chính sách đã giúp thu hút, tạo việc làm cho trên 11,8 triệu lao động, trong đó trên 104 nghìn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; giúp trên 3,3 triệu học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng gần 6,6 triệu công trình cung cấp nước sạch và vệ sinh ở nông thôn, xây dựng được 484 nghìn căn nhà cho hộ nghèo và các hộ gia đình chính sách, 700 chòi tránh lũ, trên 102 nghìn ngôi nhà vượt lũ cho hộ gia đình vùng đồng bằng Sông Cửu Long …

ĐBQH Nguyễn Bá Thuyền Ảnh: Q.Khánh
ĐBQH Nguyễn Bá Thuyền Ảnh: Q.Khánh
Tại Lâm Đồng, các chương trình tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội đã góp phần không nhỏ cho công cuộc xóa đói giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội tại địa phương mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang thực hiện.

-Theo ghi nhận của ông, các chương trình cho vay đã đáp ứng được nhu cầu của người dân chưa?
 
ĐBQH Nguyễn Bá Thuyền: Trong những năm qua, bằng nguồn vốn của Chính phủ cho vay qua Ngân hàng Chính sách xã hội, mỗi năm toàn tỉnh có hàng nghìn hộ nghèo, hộ cận nghèo có điều kiện vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Nhiều hộ thậm chí còn trở thành hộ khá, hộ giàu. Tuy nhiên, trong số 11 chương trình mà Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh lâu nay đang thực hiện cho vay, chỉ có một số nguồn vốn cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu, còn lại mới chỉ đáp ứng được một phần. Điển hình trong số này phải kể đến cho vay hộ cận nghèo (mới đáp ứng được khoảng 60%), hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn (được 10%), hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 54 (chưa đến 30%)…

Cũng do nguồn vốn chưa đủ đáp ứng nên việc bình xét cho vay ở cơ sở gặp phải một số khó khăn. Nhiều tổ tiết kiệm và vay vốn đã phải tổ chức bỏ phiếu kín để bình xét việc cho vay. Giờ đây, thêm chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo nên trước mắt nguồn vốn sẽ ưu tiên dành cho các hộ có hoàn cảnh kinh tế khó khăn hơn, có nguy cơ tái nghèo cao và có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả. Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh cũng sẽ tiếp tục tham mưu với Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh chuyển phần tiền đến hạn của chương trình cho vay hộ nghèo sang cho vay hộ cận nghèo (do nguồn vốn cho vay hộ nghèo cơ bản đã đáp ứng đủ và ngày càng giảm đáng kể). Khi nguồn vốn cho vay hộ cận nghèo cơ bản đáp ứng đủ thì Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh sẽ có điều kiện đáp ứng tốt hơn nhu cầu cho vay đối với hộ mới thoát nghèo.
 
- Ông có ý kiến đóng góp, đề xuất gì với Chính quyền địa phương và Ngân hàng Chính sách xã hội cũng như Chính phủ trong công tác xóa đói giảm nghèo bền vững tại địa phương?
 
ĐBQH Nguyễn Bá Thuyền: Trước thực tế thiếu nguồn vốn, rất cần sự chia sẻ của các hộ đối tượng cũng như sự quan tâm, tạo điều kiện về nguồn vốn của cấp ủy, chính quyền, các hội, đoàn thể các cấp cho những hộ đối tượng để các gia đình có điều kiện vươn lên phát triển kinh tế, từ đó có điều kiện thoát nghèo bền vững hơn.
 
Đề nghị Chính phủ cần có kế hoạch, tăng nguồn vốn cho vay đối với Ngân hàng Chính sách xã hội, đặc biệt là các hộ cận nghèo để tránh tái nghèo, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững; đồng thời tăng mức vay, kéo dài thời gian vay.

- Xin trân trọng cảm ơn ông !  

Luật trong cuộc sống

Ảnh minh họa
Luật trong cuộc sống

Đơn giản hóa thủ tục hành chính ngay từ khâu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Đây là một trong những nội dung nêu trong Công điện số 131/CĐ-TTg về việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm phiền hà, chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp ngay từ khâu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành ngày 11.12 vừa qua.

Bảo đảm sử dụng đất công bằng, công khai, hiệu quả
Luật trong cuộc sống

Bảo đảm sử dụng đất công bằng, công khai, hiệu quả

Tạo hành lang pháp lý an toàn, đầy đủ, thuận lợi, ổn định, khả thi cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống người dân, nhất là các quy định chuyển tiếp, bảo đảm điều kiện tiếp cận, sử dụng đất và nguồn lực khác công bằng, công khai, hiệu quả. Đây là một trong những nội dung quyết nghị của Quốc hội nêu trong Nghị quyết về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị giải trình làm rõ những vấn đề Đoàn giám sát nêu
Luật trong cuộc sống

Tiếp tục sửa đổi các luật liên quan để gỡ khó cho thị trường bất động sản

Sau khi làm việc với 12 tỉnh, thành phố, 8 bộ, ngành, Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023” đã có cuộc làm việc với Chính phủ vào chiều 13.9.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị
Luật trong cuộc sống

Cần cơ chế phù hợp, xử lý dứt điểm các dự án đang đình trệ

Cơ chế giải quyết phù hợp, xử lý dứt điểm đối với các dự án bất động sản gặp khó khăn, vướng mắc pháp lý, đình trệ do triển khai thực hiện, nhiều dự án kéo dài, pháp luật qua các thời kỳ có nhiều thay đổi. Đây là vấn đề được các thành viên Đoàn giám sát của Quốc hội, đại diện các bộ, ngành tập trung phân tích tại cuộc làm việc với Chính phủ về quản lý thị trường bất động sản, phát triển nhà ở xã hội.

Tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử
Luật trong cuộc sống

Tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử

Tại họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch Nước về các luật được thông qua tại Kỳ họp thứ Bảy, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Đặng Thanh Tùng nêu rõ, tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử. Quy định này xuất phát từ thực tế khối lượng hồ sơ, tài liệu được lưu trữ tại cấp xã rất lớn, trong khi đó, nguồn lực về con người, cơ sở vật chất dành cho công tác này rất hạn chế, dẫn đến việc lưu trữ tại nhiều địa phương không bảo đảm.

Tác động tích cực đến thị trường bất động sản
Luật trong cuộc sống

Tác động tích cực đến thị trường bất động sản

Theo Luật sư HOÀNG TUẤN VŨ, Công ty Luật TNHH Tuệ Anh, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội, Luật Đất đai năm 2024 có nhiều quy định thiết thực, hợp lý, chắc chắn khi có hiệu lực thi hành sẽ tác động đáng kể đến thị trường bất động sản, đáp ứng mong đợi của chính quyền, doanh nghiệp và người dân.

Quy định chuyển tiếp bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất
Luật trong cuộc sống

Quy định chuyển tiếp bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất

Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội Khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Năm được xem là bước tiến lớn trong việc hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lý và sử dụng đất đồng bộ; đồng thời, khắc phục tình trạng lãng phí, hoang hóa, ô nhiễm, suy thoái và những tồn tại, vướng mắc về quản lý và sử dụng đất do lịch sử để lại. Đặc biệt, khi Luật có hiệu lực, những quy định chuyển tiếp vẫn bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp cho người sử dụng đất theo hướng có lợi nhất.

Bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi
Luật trong cuộc sống

Bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi

Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Năm, Quốc hội Khóa XV được xem là đạo luật quan trọng, bởi với nhiều điểm mới, Luật sẽ tác động và ảnh hưởng đến hầu hết mọi mặt của đời sống xã hội, nhất là việc bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi. Theo đó, kỳ vọng khi Luật chính thức có hiệu lực và đi vào cuộc sống, cả người dân, doanh nghiệp, các tổ chức khác và Nhà nước đều được hưởng lợi.

Giảm tỷ lệ cổ phần của cổ đông lớn có giảm tỷ lệ sở hữu chéo ngân hàng không?
Luật trong cuộc sống

Giảm tỷ lệ cổ phần của cổ đông lớn có giảm tỷ lệ sở hữu chéo ngân hàng không?

Để ngăn chặn tình trạng sở hữu chéo, gây nhiều hệ lụy cho hệ thống ngân hàng, dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) cần tiếp tục hoàn thiện nhiều nội dung. Trong đó, có các quy định về những cá nhân, tổ chức là cổ đông của ngân hàng; công bố thông tin; quản trị ngân hàng; cơ chế thanh tra, giám sát…

Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về từ thiện nhân đạo
Luật trong cuộc sống

Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về từ thiện nhân đạo

Cuối năm 2021, trước một số vấn đề phát sinh, Chính phủ đã ban hành Nghị định 93/2021 có nhiều bổ sung, sửa đổi so với Nghị định 64/2008, góp phần quản lý chặt chẽ hơn hoạt động từ thiện nhân đạo của các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân. Nhưng, với sự thay đổi của hoạt động từ thiện ở nước ta hiện nay và xu hướng trên thế giới, tại Hội thảo vừa được Viện Nghiên cứu lập pháp tổ chức, các chuyên gia cho rằng, phải có cơ sở pháp lý đầy đủ để thực hiện hoạt động từ thiện nhân đạo.

Bài cuối: Pháp quyền, dân chủ và đạo đức - ba nhân tố căn bản trên lộ trình đổi mới thể chế
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài cuối: Pháp quyền, dân chủ và đạo đức - ba nhân tố căn bản trên lộ trình đổi mới thể chế

TS. NHỊ LÊ - Nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản

Trọng sự thứ năm, đó là nắm chắc và phát triển đạo đức làm nền móng nhằm nâng cao văn hóa chính trị phát triển trong văn hóa dân tộc thực thi đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền dân chủ, văn minh và tiến bộ.