Vốn ủy thác - nguồn lực quan trọng

Gần 1,2 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách được vay vốn; gần 113.000 lao động có việc làm; hơn 8.000 lượt học sinh, sinh viên (HSSV) khó khăn được vay vốn học tập và hơn 770.000 nhà ở và công trình nước sạch, công trình vệ sinh ở nông thôn cho người nghèo được xây dựng… là những kết quả sau 6 tháng nỗ lực chuyển tải dòng vốn ưu đãi về với người nghèo của Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH). Trong đó, đáng chú ý, nguồn vốn ủy thác từ các địa phương chuyển sang ngân hàng đã vượt kế hoạch năm; thể hiện sự quan tâm của cấp ủy địa phương đối với tín dụng ưu đãi ngày một lớn và trở thành nguồn lực quan trọng trong hoạt động của NHCSXH.

Vốn ủy thác đạt 104% kế hoạch năm

Báo cáo sơ kết hoạt động của toàn hệ thống NHCSXH 6 tháng đầu năm cho thấy, việc thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22.11.2014 của Ban Bí thư (Chỉ thị số 40) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách đạt được kết quả rất khích lệ. Theo đó, đến hết tháng 6.2019, nguồn vốn ủy thác từ các địa phương chuyển sang để NHCSXH thực hiện cho vay đối với các đối tượng chính sách đạt 14.128 tỷ đồng, hoàn thành 104% kế hoạch giao tăng năm 2019. Đặc biệt, một số địa phương như Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu… đã ủy thác qua NHCSXH với số tiền hàng trăm tỷ đồng. Kết quả này một lần nữa khẳng định, tinh thần của Chỉ thị số 40 đã, đang và sẽ lan tỏa mạnh mẽ tới các cấp ủy, chính quyền. Trực tiếp tác động tích cực đến đời sống của người nghèo, người yếu thế.

Vốn chính sách phủ sóng khắp mọi miền đất nước Ảnh: Đức Kiên, Trần Giáp
Vốn chính sách phủ sóng khắp mọi miền đất nước Ảnh: Đức Kiên, Trần Giáp

Có thể nói, kể từ khi thực hiện Chỉ thị số 40 đến nay, nguồn vốn địa phương ủy thác sang NHCSXH để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tăng 10.320 tỷ đồng, riêng 6 tháng đầu năm 2019 tăng 2.318 tỷ đồng so với cuối năm 2018.

Cùng với đó, NHCSXH còn huy động được 26.743 tỷ đồng vốn từ các tổ chức, cá nhân trên thị trường; tăng 1.687 tỷ đồng so với năm 2018. Trong đó điển hình một số đơn vị thực hiện tốt công tác huy động vốn trên thị trường như Thanh Hóa, Nghệ An, Long An, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Bắc Giang… Qua đó, đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu giải ngân các chương trình tín dụng chính sách, chất lượng tín dụng được củng cố và ngày càng nâng cao. Đến hết tháng 6, tổng nợ quá hạn và nợ khoanh là 1.488 tỷ đồng, chiếm 0,75%/tổng dư nợ, trong đó nợ quá hạn là 807 tỷ đồng, chiếm 0,41%/tổng dư nợ.

Ngoài ra, việc nâng cấp máy móc trang thiết bị tin học, phần mềm CoreBanking, hệ thống cơ sở dữ liệu... được quan tâm đầu tư, giúp cải cách các thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người nghèo, đối tượng chính sách trong giao dịch; bảo đảm công tác quản trị, hỗ trợ vận hành phục vụ các hoạt động nghiệp vụ, kiểm tra, giám sát từ xa. Đặc biệt, NHCSXH luôn trực tiếp tham gia hoàn thiện cơ chế chính sách; báo cáo cấp có thẩm quyền một số nội dung liên quan tới tín dụng chính sách xã hội… tất cả vì mục tiêu hỗ trợ người nghèo, đối tượng chính sách vượt qua khó khăn, không để ai bị bỏ lại phía sau!

Không lùi bước trước khó khăn!

 Đến ngày 30.6.2019, tổng nguồn vốn của NHCSXH đạt 207.217 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt 198.505 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ các chương trình tín dụng theo chỉ tiêu tăng trưởng Thủ tướng Chính phủ giao đạt 173.855 tỷ đồng, đạt 66% kế hoạch tăng trưởng dư nợ Thủ tướng Chính phủ giao.

Đó là yêu cầu của Tổng Giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng đối với tập thể cán bộ, nhân viên toàn hệ thống trong việc thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ những tháng cuối năm. Đây cũng là quan điểm điều hành của Thủ tướng Chính phủ đặt ra tại phiên họp Chính phủ trực tuyến với các địa phương ngày 4.7 vừa qua: “Kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, thách thức, kiên định với mục tiêu, nhiệm vụ đề ra”. Trên tinh thần quyết liệt này, Tổng Giám đốc Dương Quyết Thắng yêu cầu các đơn vị trong hệ thống quyết tâm, tập trung, nỗ lực vượt mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ năm 2019 được Chính phủ giao; trong đó, tập trung giải ngân kịp thời đáp ứng nhu cầu vay vốn của các đối tượng thụ hưởng, sớm hoàn thành kế hoạch đã được giao năm 2019. Đồng thời, tăng cường xử lý, thu hồi nợ đến hạn, tạo nguồn vốn cho vay quay vòng đối với các chương trình tín dụng; chấp hành nghiêm túc định mức Quỹ an toàn chi trả, sử dụng hiệu quả, tránh lãng phí vốn. Tham mưu cho các bộ, ban, ngành Trung ương và cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp tiếp tục chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư và Quyết định số 401/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Tăng cường chỉ đạo củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách, theo đó, thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng trong toàn hệ thống, trong đó tập trung vào các chi nhánh có chất lượng tín dụng còn thấp hoặc chưa ổn định. Tiếp tục thực hiện chương trình kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề và phúc tra các chi nhánh tỉnh, thành phố theo kế hoạch.

Đặc biệt, Tổng Giám đốc Dương Quyết Thắng nhấn mạnh, toàn hệ thống thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền về tín dụng chính sách, nhất là công tác tuyên truyền để cấp ủy, chính quyền các địa phương hiểu, quan tâm tới hoạt động của NHCSXH; giúp người dân nâng cao nhận thức, trách nhiệm đối với việc sử dụng đồng vốn ưu đãi của Nhà nước, nhằm tăng thêm nguồn lực cho người dân để tập trung đầu tư sản xuất, vươn lên thoát nghèo.

Xã hội

Triển khai xây dựng cầu Phong Châu mới
Xã hội

Triển khai xây dựng cầu Phong Châu mới

Chiều 21.12, tại xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Phú Thọ tổ chức Lễ triển khai thi công Dự án đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới - Quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình dự Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Nội vụ
Xã hội

Dấu ấn toàn diện trong các mặt công tác

Năm 2024 là năm Bộ Nội vụ rất bận rộn với khối lượng công việc khổng lồ, dồn dập, nhiều việc khó, phức tạp như vấn đề vị trí việc làm, tiền lương, thi tuyển công chức, sắp xếp, tinh gọn bộ máy… nhưng với tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”, ngành nội vụ đã phát huy cao độ trách nhiệm, chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong tham mưu để nhanh chóng đưa chủ trương của Đảng đi vào thực tiễn cuộc sống. Đây là đánh giá của hầu hết đại biểu dự hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Bộ Nội vụ tổ chức hôm qua.

Căn cốt để xây dựng gia đình hạnh phúc và bền vững
Xã hội

Căn cốt để xây dựng gia đình hạnh phúc và bền vững

PGS.TS. Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội

Gia đình là nền tảng giáo dục quan trọng, góp phần định hướng nhân cách và năng lực của thế hệ trẻ. Để đạt được mục tiêu giáo dục cho một tương lai bền vững, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội, đồng thời nâng cao nhận thức và trách nhiệm của từng thành viên trong gia đình.

Tổ hợp tên lửa phòng không S-125-VT
Đời sống

Nổi bật thông điệp hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển

Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang khẳng định, Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 là sự kiện quan trọng nhằm thực hiện chủ trương hội nhập quốc tế đồng bộ, toàn diện, sâu rộng cho tất cả các lĩnh vực; tăng cường đối ngoại quốc phòng, phát triển hợp tác với tất cả các nước. Triển lãm là điểm đến kết nối các doanh nghiệp các đơn vị nghiên cứu sản xuất sử dụng vũ khí trang bị với các đối tác tiềm năng trong lĩnh vực quốc phòng, hứa hẹn mang đến cơ hội hợp tác về xuất khẩu và chuyển giao công nghệ cho tất cả các bên.

Long An: Nâng cao chất lượng môi trường nông thôn
Môi trường

Long An: Nâng cao chất lượng môi trường nông thôn

Hoạt động thu gom, xử lý rác thải tại nông thôn được các địa phương tập trung thực hiện, từng bước giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường. Người dân ý thức hơn trong bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan nông thôn xanh, sạch, đẹp.

Sinh viên Khóa 1 Tiếng Nhật do Công ty XKLĐ hợp tác với Trường Cao đẳng Yên Bái trong buổi khai giảng.
Đời sống

Nhiều gia đình khá giả nhờ xuất khẩu lao động

Nhờ quan tâm triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác đưa người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài nên giai đoạn 2019-2023, tỉnh Yên Bái đã có 2.212 lao động đi làm việc tại các thị trường chủ yếu như: Trung Đông, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Nga...