Cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh

Hai chính sách “phải có”

Theo TS. Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tư vấn kinh tế của Thủ tướng, để phát triển đột phá, TP. Hồ Chí Minh phải được chủ động trong huy động vốn và lập quỹ đất để phát triển hạ tầng và triển khai các dự án ở TP. Thủ Đức. 

“Đầu tàu của đầu tàu”

- Dự kiến Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh tại Kỳ họp vào tháng 5 tới. Theo ông, một Nghị quyết mới thay thế cho Nghị quyết 54/2017/QH14 có ý nghĩa như thế nào với thành phố ở thời điểm này?

- Quốc hội Khóa XIV thông qua Nghị quyết 54/2017/QH14 thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh là quyết sách chính xác với nhận thức TP. Hồ Chí Minh là “đầu tàu của đầu tàu”. Nghĩa là, TP. Hồ Chí Minh là đầu tàu của khu vực trọng điểm kinh tế phía Nam trong khi trọng điểm kinh tế phía Nam là đầu tàu kinh tế của cả nước.

TP. Hồ Chí Minh triển khai Nghị quyết mới được 2 năm thì xảy ra dịch Covid-19 vào năm 2020 và 2021. Năm 2022 phải tập trung khắc phục hậu quả dịch bệnh để lại, khôi phục kinh tế. Như vậy về bản chất, việc thực thi Nghị quyết 54/2017/QH14 chỉ có 2 năm. Đến cuối năm 2022 và quý I.2023, tình hình đã thay đổi, nhiều quyết sách ưu đãi cho TP. Hồ Chí Minh không còn phù hợp và bộc lộ hạn chế, bất cập. Vì vậy, việc có một Nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 54/2017/QH14 và phù hợp với tình hình mới là điều tất yếu và kịp thời giúp thành phố phát huy các thế mạnh, có bước phát triển đột phá.

Ông Nguyễn Đức Kiên

Mở rộng phạm vi thí điểm chính sách đặc thù

Dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh (bản gửi Bộ Tư pháp thẩm định) điều chỉnh 7 lĩnh vực gồm: (1) quản lý đầu tư; (2) tài chính ngân sách; (3) quản lý đô thị và tài nguyên môi trường; (4) thu hút nhà đầu tư chiến lược; (5) quản lý khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo;  (6) tổ chức bộ máy của TP. Hồ Chí Minh; (7) tổ chức bộ máy TP. Thủ Đức.

Trước đó, Nghị quyết 54/2017/QH14 chỉ điều chỉnh 4 lĩnh vực, gồm: đất đai, đầu tư, tài chính - ngân sách nhà nước và cơ chế ủy quyền, thu nhập của cán bộ, công chức thành phố. 

Một số chính sách mới đáng chú ý trong dự thảo Nghị quyết là, trường hợp có tăng chi đầu tư phát triển từ nguồn tăng thu ngân sách địa phương, HĐND thành phố được phân bổ cho các dự án, chương trình, nhiệm vụ mới.

Thành phố cũng được thí điểm mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông; được áp dụng đầu tư theo phương thức PPP với các dự án thể thao, công nghiệp văn hóa, bảo tàng, di tích và di sản văn hóa với quy mô đầu tư không thấp hơn 100 tỷ đồng; được thực hiện dự án theo phương thức xây dựng - chuyển giao (hợp đồng BT).

Dự thảo Nghị quyết cho phép thành phố quyết định áp dụng phí, lệ phí chưa được quy định trong danh mục của Luật Phí và lệ phí; điều chỉnh các loại phí, lệ phí trong danh mục, trừ án phí và lệ phí tòa án. Thành phố được vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước..., tổng dư nợ vay không vượt quá 120% số thu ngân sách thành phố được hưởng theo phân cấp (Nghị quyết 54/2017/QH14 là 90%).

Đối với dự án sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác, HĐND thành phố được quyết định chuyển đổi dưới 500ha, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 

- Nhìn lại 5 năm triển khai Nghị quyết 54/2017/QH14 kết quả chưa được như mong đợi. Có ý kiến cho rằng, một nguyên nhân mang tính quyết định là các cơ chế đặc thù cho thành phố chưa có gì vượt trội, đột phá. Ông có tán thành với nhận định này không?

- Tôi không cho rằng kết quả triển khai Nghị quyết 54/2017/QH14 chưa được như mong đợi là do làm nóng vội hay do các cơ chế đặc thù chưa vượt trội, chưa đột phá. Nghị quyết của Quốc hội quy định các chính sách đặc thù cho TP. Hồ Chí Minh tại thời điểm đó là vượt trội nhưng chỉ có 2 năm thực hiện, còn 3 năm là “buông” để tập trung chống dịch. Trong dịch bệnh, các cơ chế, chính sách trong Nghị quyết không phát huy hết hiệu quả.

Trong bối cảnh hiện nay, đất nước kỳ vọng gì ở TP. Hồ Chí Minh và năng lực của thành phố còn thiếu điều gì để thực hiện kỳ vọng đó? Quốc hội có trách nhiệm ban hành những cơ chế, chính sách để lấp đầy điểm yếu đó. Tôi cho rằng đây là mục tiêu quan trọng nhất để ban hành một Nghị quyết mới thí điểm các chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh.

Chủ động huy động vốn và lập quỹ đất

- Theo ông, trong dự thảo Nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 54/2017/QH14 nên có những cơ chế, chính sách đặc thù nào giúp TP. Hồ Chí Minh phát triển đột phá?

- Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 54/2017/QH14, TP. Hồ Chí Minh dần chuyển thành trung tâm tài chính, khoa học, dịch vụ của cả khu vực phía Nam. Đấy là điều chúng ta cần kỳ vọng và là nhiệm vụ đặt ra cho thành phố. Do đó, có hai cơ chế cần được đặt ra với Nghị quyết mới.

Đầu tiên, phải phân cấp phân quyền mạnh hơn nữa để thành phố có thể chủ động huy động vốn, đáp ứng được phát triển hạ tầng cho khu vực. Ví dụ, tuyến đường vành đai 3 (đi qua địa phận 4 tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An và TP. Hồ Chí Minh - PV) đang làm theo hướng qua tỉnh nào thì tỉnh đó chịu trách nhiệm đầu tư. Nó không sai so với quy định hiện hành nhưng rất khó để phát huy được đồng bộ kết cấu hạ tầng. Nếu quy hoạch và cơ chế đúng, chúng ta có thể có phép TP. Hồ Chí Minh phát hành trái phiếu địa phương để làm nhiệm vụ đó và Chính phủ đứng ra bảo lãnh. Trái phiếu đó bao gồm cả tiền thực hiện cả những cơ sở hạ tầng nằm trên địa phận hành chính TP. Hồ Chí Minh và địa phận hành chính các tỉnh khác.

Chúng ta phải đi từ tư duy không gian kinh tế không có địa phận hành chính. Đây là một không gian kinh tế thống nhất của cả nước, cả vùng. Không phải là vì nợ công, nợ Chính phủ mà chúng ta ngần ngại không cho TP. Hồ Chí Minh phát hành trái phiếu, ngần ngại việc Chính phủ bảo lãnh cho thành phố. Đấy mới là cơ chế đặc thù, cơ chế tài chính mạnh nhất dành cho thành phố.

- Cơ chế thứ hai là gì, thưa ông?

- Đó là phải cho TP. Hồ Chí Minh cơ chế là lập quỹ đất của thành phố để có thể chủ động trong việc triển khai dự án ở khu vực TP. Thủ Đức. Từ đó, phục vụ thu hút các nhà đầu tư, thu hút các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiền tệ vào hoạt động trong đó.

Các nhà đầu tư không cần giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm thuế thu nhập cá nhân 5 năm đầu là 50%, 5 năm sau là 30%... và các thứ khác. Cái họ cần là tạo điều kiện để họ có thể triển khai xong dự án nhanh từ 18 - 24 tháng và chế độ “một cửa” chứ không phải là việc giảm thuế. Một doanh nghiệp đầu tư hàng tỷ đô la như chúng ta mong đợi, nếu triển khai dự án nhanh, thời gian ngắn nhất họđã tiết kiệm được vài nghìn tỷ đồng nếu tính lãi suất vay của ngân hàng Việt Nam.

Vì thế không nên đưa vấn đề giảm thuế ra trong Nghị quyết mới mà nên chấp nhận cho phép ngân sách thành phố dành một khoản để giải phóng mặt bằng phục vụ các nhà đầu tư đầu tư nhà máy, trung tâm tài chính và quan trọng là đầu tư chỗ ở và các tiểu khu ở phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị thông minh và thành phố xanh.

Theo tôi, đây là hai ưu đãi cần thể hiện rõ trong Nghị quyết mới.

Du ngoạn ngắm cảnh trên sông Sài Gòn bằng ca nô | Les Rives

Đừng “lăn tăn” biên chế của ủy ban phường

- Nghị quyết 31-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP. Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 yêu cầu “sớm ban hành chính sách, pháp luật vượt trội, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho TP. Hồ Chí Minh khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, huy động mọi nguồn lực đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững”. Điều này cần cụ thể hóa như thế nào trong Nghị quyết mới cho thành phố, ngoài hai chính sách ông vừa nhắc tới?

- Ngoài việc cần cụ thể hóa được hai điểm chính đã nêu ở trên, theo tôi, không nên “lăn tăn”chuyện UBND phường bao nhiêu người, cơ cấu ra sao…, đó là việc của ngân sách thành phố. Nghị quyết cần thật ngắn gọn. Đồng thời, rà soát các luật và hai chính sách nêu trên nếu vướng về luật thì sửa đổi và ghi vào Nghị quyết.

Ví dụ: Chủ trương Chính phủ không tiến hành bảo lãnh trái phiếu cho các địa phương phải bỏ. Trong Nghị quyết phải ghi được: “TP. Hồ Chí Minh được quyền phát hành trái phiếu địa phương và Chính phủ có nghĩa vụ bảo lãnh cho thành phố, trên cơ sở các dự án được Bộ Chính trị quy định trong Nghị quyết 31”. Nghị quyết cũng phải đặt mục tiêu xây dựng thành phố Thủ Đức thành một trung tâm tài chính của Việt Nam.

Và, theo tôi đã là Nghị quyết phải có không gian, thời gian khống chế để sau này chúng ta tổng kết, rút kinh nghiệm và luật hóa. Để không chỉ TP. Hồ Chí Minh mà các tỉnh khác trong khu vực đều có một cơ chế thông thoáng như thế. Thời gian chỉ trong 5 năm để tổng kết và luật hóa; không gian là khu vực TP. Hồ Chí Minh. Việc của các cơ quan của Quốc hội dựa trên hai mục tiêu lớn rà soát lại hệ thống luật, điểm nào giao thoa với luật khác thì chúng ta quy định mạnh mẽ hơn và đưa vào Nghị quyết thực hiện trong vòng 5 năm. Về các mục tiêu, yêu cầu thì trong Nghị quyết 31 của Bộ Chính trị và Quyết định 34 của Thủ tướng về Đông Nam Bộ đều đã có rồi.

- Xin cảm ơn ông!

Quốc hội và Cử tri

Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương
Quốc hội và Cử tri

Số hóa và phát huy giá trị di sản văn hóa trên môi trường điện tử

Theo Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương, một điểm nhấn quan trọng của Luật Di sản văn hóa năm 2024 là số hóa di sản văn hóa và phát huy giá trị di sản văn hóa trên môi trường điện tử. Việc chuyển đổi số di sản văn hóa góp phần thực hiện thành công cuộc cách mạng chuyển đổi số như chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Khẳng định vai trò cầu nối vững chắc giữa Quốc hội và Nhân dân
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Khẳng định vai trò cầu nối vững chắc giữa Quốc hội và Nhân dân

Phát huy tinh thần quyết tâm của Quốc hội, năm 2024, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh đã nỗ lực tập trung các nhiệm vụ trọng tâm, tháo gỡ và khơi thông những "điểm nghẽn" lớn về thể chế, hạ tầng và nhân lực... góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời, củng cố niềm tin của cử tri và người dân, khẳng định vai trò cầu nối vững chắc giữa Quốc hội và Nhân dân.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Cụ thể hóa thủ tục đầu tư đặc biệt

Thủ tục đầu tư đặc biệt được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp cuối năm 2024, là bước đột phá của pháp luật về đầu tư. Dự án thuộc diện áp dụng thủ tục đầu tư đặc biệt sẽ được lược bỏ nhiều loại giấy phép, thủ tục hành chính và được chuyển từ cơ chế quản lý “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”; nhờ đó, thời gian triển khai, thực hiện dự án được rút ngắn rất nhiều.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn với nhân dân thôn Lời, tỉnh Hà Nam nhân Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc
Xây dựng luật

Những quyết sách thiết thực, vì dân

Cùng với những quyết sách đột phá, khai thông các điểm nghẽn, mở ra không gian phát triển mới cho đất nước, năm 2024 cũng là năm ghi dấu ấn nhiều quyết sách quan trọng của Quốc hội liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân, không chỉ có ý nghĩa hết sức thiết thực trong hiện tại mà còn tác động lâu dài đến tương lai, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và cuộc sống an toàn, bình yên cho Nhân dân.

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu thông tin về Luật Công đoàn năm 2024
Diễn đàn Quốc hội

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam báo cáo Quốc hội về thu, chi, quản lý, sử dụng tài chính Công đoàn

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cho biết, Luật Công đoàn năm 2024 có quy định mới là định kỳ 2 năm Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam báo cáo Quốc hội về tình hình thu, chi và quản lý, sử dụng tài chính Công đoàn; đồng thời Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính Công đoàn và báo cáo kết quả với Quốc hội cùng thời điểm.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Trần Văn Khải
Diễn đàn Quốc hội

"Kim chỉ nam" hoàn thiện chính sách, pháp luật về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Theo Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Trần Văn Khải, Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ đổi mới, sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia thực sự là "kim chỉ nam" cho việc xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới, sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong kỷ nguyên mới.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm
Diễn đàn Quốc hội

Bổ sung thủ tục đặc biệt với dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghiệp bán dẫn, công nghệ cao

Điểm mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu là bổ sung thủ tục đầu tư đặc biệt đối với dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghiệp bán dẫn, công nghệ cao tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, khu thương mại tự do và khu chức năng trong khu kinh tế theo hướng chuyển từ "tiền kiểm" sang "hậu kiểm". Quy định này dự kiến sẽ rút ngắn thời gian thực hiện dự án khoảng 260 ngày.

Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV
Diễn đàn Quốc hội

Quốc hội năm 2024 - một năm gặt hái nhiều thành công

Năm 2024 có thể coi là một năm “ngoại lệ”, hiếm có - một năm Quốc hội họp 6 kỳ, gồm 2 kỳ thông lệ và 4 kỳ bất thường (từ Kỳ họp bất thường lần thứ Năm đến Kỳ họp bất thường lần thứ Tám) với tổng thời gian làm việc là 61,5 ngày. Trong năm, Quốc hội đã khẩn trương xử lý có hiệu quả cao hàng trăm đầu việc với phương châm, Quốc hội luôn đồng hành với Chính phủ, góp phần thể chế hóa, lan tỏa mạnh mẽ tinh thần đổi mới, đoàn kết và thống nhất rất cao của Hội nghị Trung ương 10 Khóa XIII.

Nghị trường đầy ắp tiếng dân
Diễn đàn Quốc hội

Nghị trường đầy ắp tiếng dân

Đại biểu dân cử là người được Nhân dân gửi gắm quyền làm chủ của mình, quyền chính trị thiêng liêng của con người mà Hiến pháp đã ghi nhận. Khi và chỉ khi người đại biểu đập “nhịp đập” của cuộc sống, thực sự lắng nghe, thấu hiểu và trong tất cả các hoạt động đều xuất phát từ ý chí, nguyện vọng, quyền lợi chính đáng cao nhất của Nhân dân, đến lợi ích của quốc gia, dân tộc, nghị trường sẽ đầy ắp tiếng dân, hoạt động của cơ quan dân cử thực sự sinh động, hiệu quả thiết thực. Góp phần quan trọng hiện thực hóa mục tiêu đưa đất nước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Ảnh minh họa
Quốc hội và Cử tri

Chính sách vượt trội, công bằng, nhân văn

Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy đang trong giai đoạn gấp rút với tinh thần khẩn trương “Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng” được nhân dân đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên, cùng với đó, cần có cơ chế, chính sách bảo đảm công bằng, nhân văn đối với những đối tượng do sắp xếp tổ chức bộ máy, cũng như chính sách vượt trội để giữ chân, thu hút người tài.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh
Quốc hội và Cử tri

Thành lập Văn phòng công chứng tư nhân ở huyện có mật độ dân số thấp

Điểm mới của Luật Công chứng năm 2024 là cho phép thành lập Văn phòng công chứng theo loại hình tư nhân ở các đơn vị hành chính cấp huyện có mật độ dân số thấp, cơ sở hạ tầng và dịch vụ chưa phát triển và khó khăn trong việc thành lập Văn phòng công chứng theo loại hình công ty hợp danh. Đây là thông tin được Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh chia sẻ tại Họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về các luật được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám.

Nhiều điểm nhấn ấn tượng
Chính sách và cuộc sống

Nhiều điểm nhấn ấn tượng

Vượt qua rất nhiều khó khăn, thách thức, đến thời điểm này, có thể khẳng định, “chuyến tàu kinh tế” 2024 đã về đích với nhiều điểm nhấn ấn tượng như tăng trưởng GDP đạt trên 7%; 15 chỉ tiêu chủ yếu đều đạt và vượt...

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Đưa Việt Nam tiến lên trong kỷ nguyên số

Trong một thế giới không ngừng thay đổi bởi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, mỗi quốc gia đều phải đối diện với bài toán sống còn: làm sao để không chỉ tồn tại mà còn phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên số. Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia của Bộ Chính trị (Nghị quyết 57) đã vạch ra lộ trình rõ ràng và mạnh mẽ, đưa Việt Nam từng bước khẳng định vị thế của mình trên bản đồ khoa học, công nghệ và kinh tế số toàn cầu.

Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV
Diễn đàn Quốc hội

Cấm nhập khẩu, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ năm 2025

Trong Nghị quyết số 173/2024/QH15 về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội thống nhất cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, các loại khí, chất gây nghiện, gây tác hại cho sức khỏe con người từ năm 2025, bảo đảm sức khỏe cộng đồng, trật tự, an toàn xã hội.

Quang cảnh cuộc làm việc
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm tính thống nhất và mục tiêu cải cách thủ tục hành chính

Ghi nhận và đánh giá cao những kết quả Cục Hải quan TP. Hải Phòng đạt được trong thời gian qua, tuy nhiên, Đoàn khảo sát của Ủy ban Pháp luật về thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan đề nghị, cần làm rõ việc kiểm tra sau thông quan có phân loại đối với doanh nghiệp tự hoàn thành thủ tục và doanh nghiệp thông qua dịch vụ của đại lý hay không? Việc khảo sát mức độ hài lòng của doanh nghiệp được đánh giá dựa trên đối tượng nào, là doanh nghiệp đến làm thủ tục, hay sau khi hoàn thành thủ tục, khảo sát tại trụ sở hay khảo sát qua cổng thông tin điện tử?

Động lực xây dựng nền công nghiệp điện ảnh hiện đại
Ý kiến đại biểu

Động lực xây dựng nền công nghiệp điện ảnh hiện đại

Tại cuộc làm việc giữa Đoàn khảo sát của Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục với Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hồ Chí Minh về việc triển khai thực hiện Luật Điện ảnh, các đại biểu nhấn mạnh, để xây dựng nền công nghiệp điện ảnh hiện đại, có khả năng cạnh tranh ở khu vực và quốc tế, Thành phố cần có kế hoạch, đề án cụ thể, phát huy thế mạnh trong phát triển điện ảnh trên địa bàn.