Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh

Khẳng định vai trò cầu nối vững chắc giữa Quốc hội và Nhân dân

Phát huy tinh thần quyết tâm của Quốc hội, năm 2024, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh đã nỗ lực tập trung các nhiệm vụ trọng tâm, tháo gỡ và khơi thông những "điểm nghẽn" lớn về thể chế, hạ tầng và nhân lực... góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời, củng cố niềm tin của cử tri và người dân, khẳng định vai trò cầu nối vững chắc giữa Quốc hội và Nhân dân.

Ghi dấu ấn những kiến nghị xác đáng, xuất phát từ thực tiễn

Phát huy vai trò, trách nhiệm, trí tuệ của các ĐBQH, năm 2024, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực. Đồng thời, phối hợp thực hiện tốt các hoạt động xã hội, xứng đáng với vai trò đại diện của Nhân dân và có nhiều đóng góp quan trọng vào thành tựu chung của Quốc hội, của đất nước và địa phương.

Nổi bật, công tác lập pháp được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng, Đoàn ĐBQH đã chủ động xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho các đại biểu, bảo đảm các ý kiến đều sâu sát và chất lượng. Với các dự án luật có phạm vi ảnh hưởng rộng, tác động tới nhiều nhóm đối tượng và còn nhiều quan điểm trái chiều, Đoàn đã linh hoạt kết hợp nhiều phương pháp với sự tham gia của các chuyên gia, cơ quan, đơn vị và địa phương liên quan, như: tổ chức lấy ý kiến bằng văn bản, khảo sát thực tế và tổ chức các hội nghị chuyên đề. Cụ thể, Đoàn đã tổ chức 8 hội nghị xây dựng pháp luật; lấy ý kiến góp ý bằng văn bản vào 29 dự án luật được xem xét, thông qua, 10 dự án luật khác cho ý kiến lần đầu, cùng với nhiều nghị quyết tại Kỳ họp thứ Bảy, thứ Tám và các kỳ họp bất thường…

Cùng với đó, phát huy cao độ trách nhiệm, quyết tâm đổi mới, sáng tạo, các ĐBQH trong Đoàn luôn tích cực, chủ động tham gia phát biểu ý kiến, ghi dấu ấn tại nghị trường với những nội dung kiến nghị xác đáng, xuất phát từ thực tiễn. Đơn cử như: đề xuất sớm có quy định quản lý dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường; giải pháp sản xuất xanh, tiêu dùng xanh, bảo vệ môi trường; đấu tranh, phản bác và bảo vệ hàng hóa, thương hiệu Việt; khuyến khích hòa giải, đối thoại; tăng nhân lực thẩm phán, đầu tư cơ sở vật chất ngành tư pháp…

n1.jpg
Phát huy tinh thần trách nhiệm, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh có nhiều đóng góp quan trọng vào thành tựu chung của Quốc hội, của đất nước và địa phương. Ảnh: H. Phong

Tại các kỳ họp, các ĐBQH đã thảo luận, thống nhất bấm nút thông qua nhiều cơ chế, chính sách quan trọng giải quyết kịp thời các vấn đề quốc kế dân sinh, vấn đề cấp bách trong thực tiễn, tháo gỡ khó khăn về cơ chế, chính sách, tạo điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh, hỗ trợ, nâng cao đời sống của người dân, như: 1 luật sửa 4 luật về đầu tư, 1 luật sửa 9 luật về kinh tế, Luật Đầu tư công (sửa đổi), Luật Điện lực (sửa đổi), Luật Sửa đổi một số điều Luật Bảo hiểm Y tế, Luật Công đoàn (sửa đổi); Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa, về phòng, chống ma túy; dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam; chủ trương khởi động lại việc đầu tư dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận...

Bên cạnh đó, với quan điểm giám sát “đúng” và “trúng” những bất cập trong thực tiễn, hoạt động giám sát của Đoàn ĐBQH được triển khai có trọng tâm, trọng điểm, đạt hiệu quả cao. Trong năm, Đoàn đã hoàn thiện 4 cuộc giám sát chuyên đề về thực hiện chính sách, pháp luật bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập; việc thực hiện Nghị quyết 43 và các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam; quản lý thị trường bất động sản và nhà ở… Quá trình giám sát, Đoàn chú trọng kết hợp việc xem xét báo cáo và khảo sát, kiểm tra thực tế, bảo đảm trọng tâm và đi sâu vào các vấn đề cử tri quan tâm. Qua đó, kịp thời phát hiện những tồn tại, hạn chế và vướng mắc; yêu cầu và đôn đốc các cơ quan có trách nhiệm xem xét, giải quyết triệt để.

Đặc biệt, trong hoạt động chất vấn, các ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh đã thẳng thắn đề cập đến những vấn đề “nóng” được cử tri và Nhân dân quan tâm. Cụ thể, Đoàn đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về các cơ chế, chính sách thu hút xã hội hóa trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa được UNESCO vinh danh; việc chậm ban hành danh mục và đơn giá dịch vụ sự nghiệp công, gây ảnh hưởng đến cơ chế tự chủ trong lĩnh vực văn hóa, thể thao… Hay như chất vấn các Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp về định mức chi phí giám định tư pháp trong các lĩnh vực pháp y, kỹ thuật hình sự…

Góp phần củng cố niềm tin của cử tri và người dân

Là đại biểu đại diện cho ý chí, nguyện vọng của cử tri, hoạt động TXCT luôn được Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh hết sức quan tâm, có nhiều đổi mới thiết thực. Với phương châm “nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”, Đoàn đã chú trọng thông tin kịp thời, tránh trùng lặp và chồng chéo, đồng thời đi sâu sát cơ sở để thu hút sự tham gia đông đảo của cử tri.

Cụ thể, trong năm 2024, Đoàn tổ chức 26 hội nghị TXCT định kỳ, 1 cuộc TXCT toàn tỉnh và 2 cuộc TXCT chuyên đề… Thông qua TXCT, các ĐBQH tỉnh đã báo cáo với cử tri những nội dung, kết quả của kỳ họp, động viên nhân dân thực hiện tốt những nghị quyết của Quốc hội. Đồng thời lắng nghe, tập hợp ý kiến của cử tri để kiến nghị với các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết những nội dung công việc, nhiệm vụ liên quan đến quốc kế dân sinh. Những ý kiến, kiến nghị của cử tri cũng sẽ được đề cập trong các phát biểu tham luận hoặc chất vấn trực tiếp của ĐBQH tỉnh tại các kỳ họp của Quốc hội.

Bên cạnh đó, trong năm 2024, Đoàn ĐBQH phối hợp chặt chẽ trong tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị. Hoạt động giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng được Đoàn đặc biệt chú trọng, với sự chủ động theo dõi và đôn đốc thực hiện các kiến nghị giám sát, củng cố niềm tin của cử tri và người dân, khẳng định vai trò cầu nối vững chắc giữa Quốc hội và Nhân dân.

Bước sang năm 2025, với tinh thần trách nhiệm và sự khẩn trương, tin rằng, các ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh sẽ tiếp tục mang những quyết sách đến gần hơn với thực tiễn cuộc sống, góp phần tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn phát triển mới, đưa đất nước vững vàng tiến vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Các ĐBQH tỉnh Quảng Ninh tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Không ngừng đổi mới, xứng đáng với niềm tin, kỳ vọng của cử tri

Cùng với tinh thần quyết tâm của Quốc hội, trong năm 2024, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh đã tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động để lại nhiều tin yêu, kỳ vọng trong lòng cử tri, Nhân dân. Nhân dịp năm mới và kỷ niệm 79 năm ngày Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6.1.1946 - 6.1.2025), Báo Đại biểu Nhân dân đã có cuộc trao đổi với Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh NGUYỄN THỊ THU HÀ về những kết quả nổi bật của Đoàn ĐBQH tỉnh sau một năm nhiều nỗ lực, đổi mới.

Cử tri huyện Xuân Lộc phát biểu ý kiến tại buổi tiếp xúc. Ảnh: Hoàng Oanh
Quốc hội và Cử tri

Đồng Nai: Nhiều kiến nghị liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xóa nhà tạm, nhà dột nát

Sau Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, ngày 13.12, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai đã tổ chức TXCT phường Bảo Vinh, thành phố Long Khánh và huyện Xuân Lộc để thông tin đến cử tri kết quả kỳ họp; đồng thời, lắng nghe các ý kiến, kiến nghị của cử tri.

Đại biểu Đỗ Thị Lan phát biểu thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản.
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Hoàn thiện các quy định về quản lý, khai thác khoáng sản

Là những người đại diện cho cử tri, Nhân dân Quảng Ninh - địa phương có tiềm năng thế mạnh về tài nguyên, khoáng sản và từ chính những vướng mắc trong hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực này, tại Kỳ họp thứ Tám, các ĐBQH tỉnh đã tham gia nhiều ý kiến tâm huyết nhằm hoàn thiện các quy định của dự án Luật Địa chất và khoáng sản.

Đoàn ĐBQH tỉnh kiểm tra khu vực sạt trượt đất đá trên diện rộng do ảnh hưởng của bão số 3 tại phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Hướng đến những chuyển biến rõ nét trong thực tiễn

Để có được nguồn tư liệu, thông tin hết sức phong phú, giàu tính thực tiễn mang đến nghị trường Kỳ họp thứ Tám, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh đã có những bước chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng, nhất là hoạt động khảo sát và lắng nghe, tiếp thu thấu đáo những tâm tư, nguyện vọng của cử tri, nhân dân.

Các ĐBQH tỉnh Quảng Ninh tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Gửi trọn niềm tin

Từ những đóng góp tích cực của Đoàn ĐBQH tỉnh tại Kỳ họp thứ Tám vừa qua, cử tri các địa phương trong tỉnh Quảng Ninh đều chung một mong mỏi, các nội dung được thông qua tại kỳ họp, nhất là một số dự án Luật, nghị quyết có tác động ảnh hưởng sâu tới đời sống các tầng lớp nhân dân sẽ sớm đi vào cuộc sống.

Cử tri kiến nghị lựa chọn cán bộ đủ năng lực quản lý sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy
Quốc hội và Cử tri

Cử tri kiến nghị lựa chọn cán bộ đủ năng lực quản lý sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Tiếp xúc với Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình sau Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, nhiều cử tri huyện Cao Phong bày tỏ đồng tình với chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy tại các bộ, ngành, địa phương. Đồng thời, mong muốn chủ trương quan trọng này được thực hiện đồng thời với việc quy định chức năng của các cơ quan, đơn vị; có giải pháp khả thi, đúng đắn để lựa chọn được người đủ năng lực quản lý sau sắp xếp.

Những đề xuất tâm huyết, sâu sát, thiết thực
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Những đề xuất tâm huyết, sâu sát, thiết thực

Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV đã xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, trong đó, có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và thực tiễn đang đòi hỏi cấp thiết. Đóng góp vào thành công đó là những đề xuất tâm huyết, sâu sát, thiết thực của Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng vào các dự thảo luật và những vấn đề bức thiết đặt ra trong thực tiễn phát triển của đất nước và thành phố.

Lấp “khoảng trống” pháp lý trong quản lý vốn nhà nước
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Lấp “khoảng trống” pháp lý trong quản lý vốn nhà nước

Không chỉ trên hội trường, trong các phiên thảo luận tại Tổ số 4, các ĐBQH đoàn thành phố Hải Phòng cũng đã đóng góp, đề xuất những ý kiến rất chất lượng. Đó là đề xuất việc lấp đầy “khoảng trống” về pháp lý trong quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp của Đảng ở các địa phương và các doanh nghiệp có vốn nhà nước dưới 50% vốn điều lệ; bổ sung kinh doanh trò chơi điện tử trực tuyến vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt; tiếp cận ở góc độ nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập là viên chức đặc biệt…

Động lực, nguồn lực mới cho sự phát triển
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Động lực, nguồn lực mới cho sự phát triển

Năm 2024, mặc dù phải hứng chịu thiệt hại nặng nề từ cơn bão số 3 nhưng dự kiến tốc độ tăng trưởng GRDP của thành phố Hải Phòng đạt trên 11% - năm thứ 10 liên tiếp duy trì tốc độ tăng trưởng 2 con số; đã hoàn thành việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã; thành lập thành phố Thủy Nguyên, quận An Dương; Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng được Quốc hội thông qua… Những nhiệm vụ tưởng chừng như không thể đã làm được, mang ý nghĩa lịch sử, tạo động lực, nguồn lực mới cho sự phát triển của thành phố.