Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

"Kim chỉ nam" hoàn thiện chính sách, pháp luật về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Theo Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Trần Văn Khải, Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ đổi mới, sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia thực sự là "kim chỉ nam" cho việc xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới, sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong kỷ nguyên mới.

Tầm nhìn chiến lược, hành động cụ thể, kịp thời và đầy ắp hơi thở cuộc sống

- Thưa ông, việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới, sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh hiện nay của đất nước ta?

- Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện tầm nhìn chiến lược, một hành động cụ thể, kịp thời và đầy ắp hơi thở cuộc sống và khát vọng đưa đất nước phát triển bứt phá, giàu mạnh trong kỷ nguyên mới. Nghị quyết xác định phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia là đột phá quan trọng hàng đầu, là động lực chính để phát triển nhanh lực lượng sản xuất hiện đại, hoàn thiện quan hệ sản xuất, đổi mới phương thức quản trị quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội, ngăn chặn nguy cơ tụt hậu.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Trần Văn Khải

Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Trần Văn Khải

Có thể thấy vai trò, ý nghĩa quan trọng của Nghị quyết số 57- NQ/TW của Bộ Chính trị không chỉ giới hạn trong lĩnh vực khoa học công nghệ, chuyển đổi số mà được thể hiện sâu sắc trên nhiều mặt đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội… thông suốt, nhất quán, mạnh mẽ, hướng tới những giải pháp thực hiện có tính cách mạng đặt trong cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy nhà nước, hệ thống chính trị đang diễn ra quyết liệt và khẩn trương dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng lại càng có ý nghĩa, vai trò to lớn.

Nghị quyết số 57-NQ/TW đã cho thấy sự cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước ta trong việc tập trung ưu tiên các nguồn lực và cơ chế chính sách phát triển các lĩnh vực này. Nghị quyết thực sự là kim chỉ nam cho các chính sách đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, đó là kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên giàu mạnh dưới sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu.

- Theo ông, đâu là những điểm đột phá về tư duy của Nghị quyết số 57-NQ/TW để góp phần đưa Việt Nam ngày càng phát triển nhanh và bền vững?

- Nghị quyết số 57-NQ/TW mang tính đột phá về tư duy lý luận và hành động, vừa mang tính dân tộc, vừa mang tính thời đại sâu sắc, đánh dấu bước ngoặt trong việc phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, góp phần đưa Việt Nam phát triển nhanh và bền vững trong kỷ nguyên mới.

Nghị quyết có nhiều điểm đột phá tư duy mạnh mẽ. Một là, chuyển đổi tư duy từ "ứng dụng" sang "làm chủ và sáng tạo công nghệ". Thay vì chỉ tập trung vào việc ứng dụng công nghệ nước ngoài, Nghị quyết nhấn mạnh năng lực tự chủ, khả năng sáng tạo công nghệ mới, phát triển các công nghệ lõi, qua đó nâng cao vị thế Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu. Tư duy này giúp Việt Nam chuyển từ vai trò "người tiêu dùng" công nghệ sang "người sản xuất", tham gia sâu vào quá trình này, góp phần khẳng định vị thế, tiềm lực của đất nước và trí tuệ, khát vọng, bản lĩnh dân tộc.

Hai là, đặt con người làm trung tâm, khoa học và công nghệ làm động lực. Nghị quyết khẳng định con người, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, là trung tâm của phát triển. Chuyển đổi số không chỉ là vấn đề công nghệ mà còn là vấn đề văn hóa, giáo dục và tư duy, giúp mọi người dân, tổ chức tham gia và hưởng lợi từ tiến bộ công nghệ.

Ba là, đột phá tư duy về quản lý số, kinh tế số và xã hội số, trong đó nhấn mạnh: thay vì coi khoa học, công nghệ và chuyển đổi số là lĩnh vực hỗ trợ, nghị quyết đặt các yếu tố này vào trọng tâm của mô hình kinh tế mới, phương thức quản lý mới trên nền tảng số, giúp tăng năng suất lao động, tối ưu hóa nguồn lực và tạo ra các ngành kinh tế mới. Đồng thời, xây dựng xã hội số toàn diện được xem là đột phá, thúc đẩy công dân số, giáo dục số và quản lý số, qua đó chuyển đổi cách thức sống và làm việc của người dân.

Bốn là, gắn kết lý luận, nghiên cứu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo với thực tiễn phát triển của đất nước. Nghị quyết "phá vỡ" rào cản giữa nghiên cứu khoa học hàn lâm và thực tiễn kinh tế, xã hội; tạo điều kiện về cơ chế, nguồn lực… để các ý tưởng sáng tạo, công nghệ tiên tiến được thương mại hóa nhanh chóng; đồng thời khuyến khích doanh nghiệp tham gia sâu vào nghiên cứu và phát triển (R&D), thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, tạo đột phá trong việc xây dựng các cơ chế mở, khuyến khích sáng tạo; thử nghiệm các mô hình công nghệ mới, dịch vụ mới khi chưa có khung pháp lý cụ thể.

Năm là, tư duy hành động quyết liệt, sáng tạo, liên tục, trong đó thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, do Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban... Đây là điểm đột phá lớn nhất về tư duy tổ chức hành động trong Nghị quyết số 57-NQ/TW, chưa từng có tiền lệ.

Quốc hội đi đầu, đóng vai trò then chốt xây dựng, hoàn thiện thể chế

- Nghị quyết số 57-NQ/TW đề ra 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp, trong đó nhấn mạnh việc khẩn trương, quyết liệt hoàn thiện thể chế; xoá bỏ mọi tư tưởng, quan niệm, rào cản đang cản trở sự phát triển; đưa thể chế thành một lợi thế cạnh tranh trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Điều này đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ như thế nào với Quốc hội, thưa ông?

- Vượt qua những rào cản, đưa thể chế thành lợi thế và động lực cạnh tranh phát triển trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là một thách thức lớn những cũng là cơ hội lớn cho hoạt động lập pháp. Trong tiến trình này, Quốc hội cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ quy trình lập pháp, đi đầu và đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng cơ chế nền tảng; rà soát, sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo hành lang pháp lý đầy đủ, thuận lợi, thông thoáng; góp phần hoàn thiện thể chế; xóa bỏ mọi tư tưởng, quan niệm, rào cản đang cản trở sự phát triển.

Quốc hội cần thực hiện đầy đủ và có hiệu quả những nội dung chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, đó là: Chủ động, tích cực, khẩn trương xây dựng hành lang pháp lý cho những vấn đề mới, xu hướng mới (nhất là những vấn đề liên quan đến cách mạng 4.0, trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh…) tạo khung khổ pháp lý để thực hiện thành công cuộc cách mạng về chuyển đổi số, tạo đột phá cho phát triển đất nước những năm tiếp theo. Theo đó, cần tập trung rà soát các luật liên quan như Luật Chuyển giao Công nghệ; Luật Khoa học và Công nghệ; Luật Công nghệ cao; Luật Chuyển đổi số; Luật Sở hữu trí tuệ; Luật Đầu tư công, Luật Giáo dục Đại học và các luật về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo... để sửa đổi, bổ sung kịp thời. Bên cạnh đó cần nghiên cứu ban hành Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox), cho phép thử nghiệm các công nghệ, sản phẩm, mô hình kinh doanh mới trong môi trường được kiểm soát để tháo gỡ các rào cản pháp lý và khuyến khích đổi mới sáng tạo.

Mặt khác, Quốc hội cần quan tâm phân bổ ngân sách phù hợp, bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách hằng năm cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia và tăng dần theo yêu cầu phát triển. Đây là điểm mới, điểm đột phá mạnh mẽ về nguồn lực ngân sách cho cuộc cách mạng khoa học công nghệ mà Nghị quyết ghi nhận. Đồng thời, khuyến khích chi tiêu công vào các lĩnh vực công nghệ lõi, công nghệ mới nổi như AI, blockchain, IoT và năng lượng tái tạo; xây dựng các chính sách ưu đãi thuế cho doanh nghiệp công nghệ, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo; khuyến khích quỹ đầu tư mạo hiểm vào các lĩnh vực này.

Vai trò của Quốc hội không chỉ dừng lại ở việc ban hành pháp luật mà còn phải giám sát, đôn đốc, hỗ trợ các chính sách đi vào thực tế. Vì vậy, tăng cường năng lực giám sát thực thi pháp luật cũng là nhiệm vụ rất quan trọng. Quốc hội cần giám sát chặt chẽ việc thực thi các chính sách liên quan, bảo đảm các nghị quyết, luật được triển khai hiệu quả, không bị trì hoãn hoặc thực hiện hình thức. Giám sát việc loại bỏ các tư tưởng, quan niệm cũ, rào cản quan liêu đang cản trở đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong các cơ quan, tổ chức. Đồng thời, việc giám sát cần phát hiện những quy định lạc hậu, mâu thuẫn, không khả thi hay điểm nghẽn của thể chế, cơ chế… chủ động phối hợp với Chính phủ, các cơ quan, cá nhân có quyền sáng kiến pháp luật đưa vào chương trình xây dựng luật hàng năm để sửa đổi, bổ sung kịp thời; khơi thông ách tắc và thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tiến triển mạnh mẽ, mang lại những thành tựu lớn trong kỷ nguyên mới của đất nước.

Diễn đàn Quốc hội

Báo chí - cầu nối mật thiết và hiệu quả giữa cơ quan dân cử với cử tri
Quốc hội và Cử tri

Báo chí - cầu nối mật thiết và hiệu quả giữa cơ quan dân cử với cử tri

Trao đổi về vai trò của báo chí trong hoạt động của Quốc hội và HĐND các cấp trước thềm Lễ trao Giải Diên Hồng lần thứ ba - năm 2025 sẽ diễn ra vào tối 5.1, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương NGUYỄN THỊ VIỆT NGA khẳng định, báo chí đóng vai trò vô cùng quan trọng trong tuyên truyền hoạt động của cơ quan dân cử; là cầu nối mật thiết và hiệu quả giữa cơ quan đại diện và cử tri.

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu thông tin về Luật Công đoàn năm 2024
Diễn đàn Quốc hội

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam báo cáo Quốc hội về thu, chi, quản lý, sử dụng tài chính Công đoàn

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cho biết, Luật Công đoàn năm 2024 có quy định mới là định kỳ 2 năm Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam báo cáo Quốc hội về tình hình thu, chi và quản lý, sử dụng tài chính Công đoàn; đồng thời Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính Công đoàn và báo cáo kết quả với Quốc hội cùng thời điểm.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm
Diễn đàn Quốc hội

Bổ sung thủ tục đặc biệt với dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghiệp bán dẫn, công nghệ cao

Điểm mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu là bổ sung thủ tục đầu tư đặc biệt đối với dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghiệp bán dẫn, công nghệ cao tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, khu thương mại tự do và khu chức năng trong khu kinh tế theo hướng chuyển từ "tiền kiểm" sang "hậu kiểm". Quy định này dự kiến sẽ rút ngắn thời gian thực hiện dự án khoảng 260 ngày.

Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV
Diễn đàn Quốc hội

Quốc hội năm 2024 - một năm gặt hái nhiều thành công

Năm 2024 có thể coi là một năm “ngoại lệ”, hiếm có - một năm Quốc hội họp 6 kỳ, gồm 2 kỳ thông lệ và 4 kỳ bất thường (từ Kỳ họp bất thường lần thứ Năm đến Kỳ họp bất thường lần thứ Tám) với tổng thời gian làm việc là 61,5 ngày. Trong năm, Quốc hội đã khẩn trương xử lý có hiệu quả cao hàng trăm đầu việc với phương châm, Quốc hội luôn đồng hành với Chính phủ, góp phần thể chế hóa, lan tỏa mạnh mẽ tinh thần đổi mới, đoàn kết và thống nhất rất cao của Hội nghị Trung ương 10 Khóa XIII.

Nghị trường đầy ắp tiếng dân
Diễn đàn Quốc hội

Nghị trường đầy ắp tiếng dân

Đại biểu dân cử là người được Nhân dân gửi gắm quyền làm chủ của mình, quyền chính trị thiêng liêng của con người mà Hiến pháp đã ghi nhận. Khi và chỉ khi người đại biểu đập “nhịp đập” của cuộc sống, thực sự lắng nghe, thấu hiểu và trong tất cả các hoạt động đều xuất phát từ ý chí, nguyện vọng, quyền lợi chính đáng cao nhất của Nhân dân, đến lợi ích của quốc gia, dân tộc, nghị trường sẽ đầy ắp tiếng dân, hoạt động của cơ quan dân cử thực sự sinh động, hiệu quả thiết thực. Góp phần quan trọng hiện thực hóa mục tiêu đưa đất nước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV
Diễn đàn Quốc hội

Cấm nhập khẩu, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ năm 2025

Trong Nghị quyết số 173/2024/QH15 về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội thống nhất cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, các loại khí, chất gây nghiện, gây tác hại cho sức khỏe con người từ năm 2025, bảo đảm sức khỏe cộng đồng, trật tự, an toàn xã hội.

Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND
Diễn đàn Quốc hội

Nâng cao hiệu quả quản lý, xây dựng, thực thi pháp luật

Thảo luận tại tổ về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, một số đại biểu Quốc hội cho rằng, quy định về nguyên tắc trong hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND tại dự thảo Luật cần thể hiện lại, bảo đảm kết quả giám sát sẽ phục vụ đắc lực việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, xây dựng và thực thi pháp luật, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, của địa phương.

Để công tác thông quan thuận lợi, tốt hơn, nhanh hơn
Diễn đàn Quốc hội

Để công tác thông quan thuận lợi, tốt hơn, nhanh hơn

Thủ tục hải quan là một trong những lĩnh vực có tác động lớn đến sự phát triển chung, nhất là đối với một địa phương đặc thù như Đồng Nai, có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất. Để đáp ứng nhu cầu phát triển của hoạt động xuất nhập khẩu trong xu thế phát triển chung, nhiều ý kiến cho rằng, ngành hải quan Đồng Nai cần tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ doanh nghiệp tốt và thuận lợi hơn nữa.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên
Diễn đàn Quốc hội

Từng bước giảm chi trực tiếp từ "tiền túi" của người tham gia bảo hiểm y tế

Tại họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch Nước về các luật được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nêu rõ, với 8 nhóm điểm mới, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế sẽ giải quyết căn cơ tồn tại, vướng mắc mang tính cấp bách, góp phần từng bước giảm tỷ lệ chi trực tiếp từ "tiền túi" của người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả Quỹ BHYT. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2025.

Cơ sở quan trọng để Quốc hội tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế phát triển khoa học công nghệ
Diễn đàn Quốc hội

Cơ sở quan trọng để Quốc hội tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế phát triển khoa học công nghệ

Việc Bộ Chính trị ban hành một Nghị quyết về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia với những giải pháp rõ ràng, toàn diện, đặc biệt là việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương do Tổng Bí thư Tô Lâm đứng đầu đã thể hiện tầm nhìn chiến lược, sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng ta đối với lĩnh vực đặc biệt quan trọng này. Nhấn mạnh như vậy, các đại biểu Quốc hội, chuyên gia, nhà khoa học cũng cho rằng, Nghị quyết là cơ sở quan trọng để Quốc hội tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế phát triển khoa học công nghệ hiện nay.

Quang cảnh hội thảo
Diễn đàn Quốc hội

Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy định pháp luật về công tác dân nguyện

Nhấn mạnh việc thực hiện có hiệu quả công tác dân nguyện góp phần khẳng định bản chất Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đồng thời thể hiện rõ nét tính chất dân chủ của xã hội, để đổi mới công tác dân nguyện của Quốc hội Việt Nam đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến hết năm 2030, tầm nhìn 2045, các đại biểu tại Hội thảo “Thành tựu và những dấu ấn nổi bật của Quốc hội khóa XV” cho rằng, cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy định pháp luật về công tác dân nguyện.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy
Diễn đàn Quốc hội

Hạn chế đầu cơ, giữ mỏ nhằm trục lợi chính sách

Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy, Luật Địa chất và khoáng sản năm 2024 đã bổ sung phạm vi điều chỉnh đối với hoạt động chế biến khoáng sản, nhằm thực hiện giải pháp phòng, chống lãng phí trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hoặc nhà máy chế biến khoáng sản khi chưa xác định rõ nguồn nguyên liệu của dự án, hạn chế đầu cơ, giữ mỏ nhằm trục lợi chính sách.

Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Viết Chức
Diễn đàn Quốc hội

Xây dựng bộ máy “tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả”

TS. Nguyễn Viết Chức - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng (nay là Ủy ban Văn hóa, Giáo dục) tin tưởng, chủ trương tinh gọn bộ máy của cả hệ thống chính trị hiện đang được triển khai sẽ mang lại kết quả rất lớn để xây dựng bộ máy “tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả” như Tổng Bí thư Tô Lâm và Trung ương đã xác định.

Thực thi kịp thời, có hiệu quả cam kết trước Quốc hội, cử tri và Nhân dân cả nước
Diễn đàn Quốc hội

Thực thi kịp thời, có hiệu quả cam kết trước Quốc hội, cử tri và Nhân dân cả nước

Sau 29,5 ngày làm việc nghiêm túc, khoa học, dân chủ, trách nhiệm cao, với tinh thần đổi mới, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khắc phục các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực, tập trung cao độ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống của Nhân dân, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra.

Toàn cảnh phiên họp Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất
Diễn đàn Quốc hội

Công khai, minh bạch, không để trục lợi chính sách, thất thoát, lãng phí

Trong Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất được thông qua tại Kỳ họp thứ Tám vừa qua, Quốc hội quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất (dự án thí điểm) trên phạm vi toàn quốc đối với 4 trường hợp.

ĐBQH Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) phát biểu
Diễn đàn Quốc hội

Xử lý trách nhiệm với trường hợp chậm thi hành pháp luật về hành chính

Trước những con số cho thấy bản án hành chính còn tồn đọng qua các năm có xu hướng tăng, các đại biểu Quốc hội đề nghị, cần làm rõ tại sao lại tăng ở mục thi hành xong nhưng cũng tăng ở số bản án tồn đọng? Đồng thời, cần tổng kiểm tra, rà soát toàn diện tình hình giải quyết các vụ việc, xét xử, thi hành án hành chính, từ đó có các giải pháp quyết liệt, tích cực tập trung giải quyết các vụ việc, vụ án tồn đọng, kéo dài, dư luận xã hội, Nhân dân bức xúc kiến nghị.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Dựa vào Nhân dân để đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

PGS.TS Lê Minh Thông - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật

Mô hình tổ chức của các tổ chức chính trị - xã hội phải đa dạng và linh hoạt hơn, thích ứng với các môi trường cụ thể của cơ quan nhà nước, sản xuất, kinh doanh, địa bàn dân cư. Tiếp tục sắp xếp lại tổ chức bộ máy của MTTQ Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội các cấp theo đúng tính chất của một tổ chức chính trị - xã hội đại diện cho ý chí, nguyện vọng và lợi ích của người dân, không rập khuôn máy móc theo mô hình cơ quan nhà nước. Tập trung xây dựng tổ chức bộ máy hợp lý tại cấp trung ương và cấp cơ sở, tinh gọn thực chất và mạnh mẽ cơ cấu tổ chức tại cấp trung gian, giảm đầu mối trực thuộc.