Chính sách cho cán bộ dôi dư - cần “thấu tình đạt lý”

Từng cơ quan, đơn vị phải thực hiện tốt công tác chính trị tư tưởng và chế độ, chính sách đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động bị ảnh hưởng do sắp xếp lại tổ chức, bộ máy; bảo đảm công bằng, công khai, khách quan, không để phát sinh phức tạp. Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh điều này tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW mới đây.

Dù chủ trương đã có, thực hiện tinh gọn bộ máy chúng ta cũng đã làm, nhưng lần này đòi hỏi chúng ta phải làm quyết liệt hơn, triệt để và toàn diện hơn. Bởi, đây là thời điểm chín muồi để thực hiện “cuộc cách mạng” về bộ máy, bảo đảm cho bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Thực hiện tinh gọn bộ máy, chúng ta “không thể chậm trễ hơn được nữa”. Đây là sức mạnh nội tại cần thiết khi “đất nước đang đứng trước cánh cửa lịch sử bước vào kỷ nguyên vươn mình”. Điều này đòi hỏi quyết tâm cao, nỗ lực rất lớn của những người trong cuộc.

Với tinh thần “Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng”, nhiều bộ, ngành đã và đang khẩn trương “xắn tay” vào cuộc, xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn đầu mối. Việc triển khai thực hiện chủ trương tinh gọn có hiệu quả hay không cần phải được lượng hóa bởi những con số cụ thể.

Mới đây, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã họp về sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Bộ Tài chính. Theo kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, hợp nhất Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính. Được biết, tổng số đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính trước khi sắp xếp là 56 đầu mối. Theo kế hoạch sau khi sắp xếp lại hai bộ thành Bộ Kinh tế, Tài chính sẽ có 35 đầu mối và thêm 1 đầu mối là đơn vị sự nghiệp công lập do sáp nhập Bảo hiểm Xã hội Việt Nam vào; giảm tổng số 22/56 đầu mối.

Trong khi đó, là 1 trong 8 bộ, cơ quan ngang bộ được duy trì, nhưng có sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy bên trong, Bộ Công Thương cũng đề xuất phương án tinh gọn. Theo đó, kết thúc mô hình tổ chức Tổng cục Quản lý thị trường, chuyển 63 Cục Quản lý thị trường ở địa phương về UBND các tỉnh, thành phố và kiến nghị mô hình Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương. Đồng thời hợp nhất một số cục, vụ… Thực hiện phương án sắp xếp tinh gọn, số đầu mối trong cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương giảm 5 đơn vị (từ 28 đơn vị xuống còn 23 đơn vị), tức giảm 17,8% số đầu mối.

Đây mới chỉ là một trong những Bộ đã và đang có kế hoạch sắp xếp tổ chức bộ máy khi hợp nhất; sắp xếp, tinh gọn tổ chức bên trong. Và ở nhiều địa phương, phương án sắp xếp, tổ chức bộ máy cũng đã và đang được tiến hành khẩn trương. Dù chưa có thống kê đầy đủ nhưng những con số bước đầu về dự kiến giảm đầu mối và tổ chức bên trong của các bộ, của địa phương cũng cho thấy, tinh thần quyết liệt trong thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy lần này.

Việc lượng hóa giảm đầu mối, gọn cơ cấu bên trong sẽ giúp bộ máy giảm bớt những tầng nấc trung gian không cần thiết, giảm gánh nặng ngân sách. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng, việc tinh giản không có nghĩa là cắt giảm cơ học mà tinh gọn bộ máy phải đi đôi với tinh giản biên chế, chất lượng cán bộ, công chức, để cơ quan nhà nước không còn là "vùng trú ẩn an toàn" cho cán bộ yếu kém. Từ đó, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động thực chất của bộ máy nhà nước, nâng cao hiệu quả của nền công vụ hiện đại, mang tính phục vụ đúng nghĩa.

Lợi ích từ việc tinh gọn bộ máy là điều không thể phủ nhận. Nhưng tinh gọn bộ máy cũng một việc “khó, rất khó” là điều ai cũng có thể cảm nhận. Khó cho người thực hiện và khó cho cả những đối tượng chịu ảnh hưởng từ việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy. Nhưng không vì khó, vì rào cản mà chùn bước. Vì lợi ích chung, vì sự phát triển, đòi hỏi chúng ta phải quyết tâm làm cho bằng được. Điều này không chỉ đòi hỏi sự quyết tâm, quyết liệt của người đứng đầu, mà cần có cả sự hy sinh của người trong cuộc - nhất là những cán bộ thuộc diện dôi dư ở lần sắp xếp lần này.

Và sự hy sinh quyền lợi vì lợi ích chung của mỗi người trong tinh gọn bộ máy cũng cần được ghi nhận một cách xứng đáng. Do đó, Nhà nước cần có các chính sách phù hợp đối với những trường hợp rời khỏi công vụ do tinh gọn bộ máy. Nên chăng cần phân tách thành nhóm cán bộ tạo điều kiện chuyển công tác khác và nhóm cán bộ dôi dư. Với nhóm cán bộ chuyển công tác khác, hay cho thôi việc, nghỉ hưu trước tuổi, cần được nghiên cứu, tính toán cẩn trọng, “thấu tình, đạt lý” để có chính sách hỗ trợ phù hợp. Làm tốt được điều này sẽ tạo sự đồng thuận, hưởng ứng tích cực của Nhân dân, nhất là những đối tượng thuộc diện dôi dư, tránh được những “tâm tư này, tâm tư kia” không đáng có.

Quốc hội và Cử tri

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Dựa vào Nhân dân để đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

PGS.TS Lê Minh Thông - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật

Mô hình tổ chức của các tổ chức chính trị - xã hội phải đa dạng và linh hoạt hơn, thích ứng với các môi trường cụ thể của cơ quan nhà nước, sản xuất, kinh doanh, địa bàn dân cư. Tiếp tục sắp xếp lại tổ chức bộ máy của MTTQ Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội các cấp theo đúng tính chất của một tổ chức chính trị - xã hội đại diện cho ý chí, nguyện vọng và lợi ích của người dân, không rập khuôn máy móc theo mô hình cơ quan nhà nước. Tập trung xây dựng tổ chức bộ máy hợp lý tại cấp trung ương và cấp cơ sở, tinh gọn thực chất và mạnh mẽ cơ cấu tổ chức tại cấp trung gian, giảm đầu mối trực thuộc.

Tổng Bí thư Tô Lâm trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam” tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ngày 25.11.2024. Ảnh: Lâm Hiển
Quốc hội và Cử tri

Bài 3: Sắp xếp, kiện toàn bộ máy rõ về chức năng, tinh gọn về tổ chức, hiệu quả về hoạt động

PGS.TS Lê Minh Thông - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật
Để sắp xếp, kiện toàn hợp lý tổ chức bộ máy nhà nước trong giai đoạn phát triển mới cần tiếp tục đổi mới tư duy về Nhà nước. Theo đó, tư duy lại vai trò của Nhà nước trong điều kiện hiện nay ở nước ta, cụ thể cần đổi mới nhận thức trên một số vấn đề cơ bản.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Hoãn xuất cảnh khi nợ thuế: thực thi sao cho hợp lý?

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến đóng góp về dự thảo Nghị định hướng dẫn thực hiện khoản 9 Điều 6 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 luật, liên quan đến ngưỡng nợ thuế và thời gian nợ đối với các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh. Dự thảo này dự kiến có hiệu lực từ ngày 1.1.2025.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc quán triệt triển khai tổng kết Nghị quyết số 18 của Trung ương
Quốc hội và Cử tri

Tạo động lực để cán bộ sẵn sàng chấp nhận thay đổi, sẵn sàng hy sinh vì lợi ích chung

PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục

Việc sáp nhập và tinh gọn bộ máy là một phần quan trọng trong chiến lược nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị. Tuy nhiên, quá trình này cũng có những thách thức, nhất là vấn đề xử lý cán bộ dôi dư. Những người làm công tác quản lý, công chức và viên chức bị ảnh hưởng bởi các đợt sáp nhập, thu gọn bộ máy không chỉ phải đối mặt với sự thay đổi trong công việc mà còn là những điều chỉnh trong cuộc sống cá nhân và sự nghiệp. Vì vậy, việc tìm ra một phương án xử lý hài hòa, vừa đảm bảo quyền lợi cho cán bộ, công chức bị dôi dư, vừa không làm gián đoạn tiến trình cải cách là một nhiệm vụ hết sức quan trọng.

Khởi đầu mới…
Chính sách và cuộc sống

Khởi đầu mới…

Theo kế hoạch định hướng, sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp sẽ kết thúc hoạt động và chuyển 19 tập đoàn, tổng công ty về các bộ, ngành quản lý.

Cử tri huyện Xuân Lộc phát biểu ý kiến tại buổi tiếp xúc. Ảnh: Hoàng Oanh
Quốc hội và Cử tri

Đồng Nai: Nhiều kiến nghị liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xóa nhà tạm, nhà dột nát

Sau Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, ngày 13.12, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai đã tổ chức TXCT phường Bảo Vinh, thành phố Long Khánh và huyện Xuân Lộc để thông tin đến cử tri kết quả kỳ họp; đồng thời, lắng nghe các ý kiến, kiến nghị của cử tri.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và các đại biểu dự Kỳ họp thứ 20, HĐND TP. Hà Nội Khóa XVI
Chính sách và cuộc sống

Tăng tốc ở địa phương

Trung ương, Quốc hội, Chính phủ triển khai đến đâu thì bộ, ngành, địa phương phải bắt nhịp đến đấy. Có như vậy, chủ trương phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho địa phương mới thực sự ý nghĩa và hiệu quả.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Yêu cầu cấp bách

Phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị khẩn trương chuẩn bị các điều kiện, rút ngắn thời gian khâu chuẩn bị văn bản hướng dẫn để đưa các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám đi vào thực tiễn nhanh nhất, hiệu quả nhất, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đây là yêu cầu cấp bách trong bối cảnh nền kinh tế đang cần những động lực mới để phục hồi và phát triển sau những khó khăn và thách thức kéo dài.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Cân nhắc tiêu chí xác định mức hỗ trợ doanh nghiệp, tránh phát sinh cơ chế “xin - cho”

Nhấn mạnh xây dựng Nghị định quy định về thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ đầu tư nhằm kiến tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thu hút, khuyến khích tất cả các loại hình doanh nghiệp, thành phần kinh tế đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu, việc quản lý, hỗ trợ Quỹ phải bảo đảm chặt chẽ, tránh tình trạng mất cân đối giữa khả năng đáp ứng của Quỹ với tổng số tiền cần hỗ trợ; nghiên cứu quy trình đánh giá để hỗ trợ chi phí một cách minh bạch, khách quan.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Cần chế tài đủ mạnh

Bảo đảm kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật dù được quan tâm nhưng thời gian qua vẫn để lọt những văn bản có nội dung trái pháp luật. Tuy vậy, việc xử lý trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân thời gian qua mới “thực hiện dưới hình thức phê bình, kiểm điểm, rút kinh nghiệm hoặc không xét thi đua, khen thưởng cuối năm”.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn
Quốc hội và Cử tri

Quốc hội gương mẫu đi đầu trong hoàn thiện thể chế

"Quốc hội đã và đang chủ động chuyển từ tư duy quản lý sang kiến tạo, tăng cường giám sát, cải cách thủ tục hành chính; giảm chi phí, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân, xác định trách nhiệm gương mẫu đi đầu trong hoàn thiện thể chế, nâng cao "tuổi thọ" các luật; thực hiện tinh gọn bộ máy trong thời gian tới", Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh tại Phiên họp sáng 10.12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Nên có tiêu chí cụ thể
Chính sách và cuộc sống

Nên có tiêu chí cụ thể

Theo văn bản tổng hợp, giải đáp các vấn đề dư luận quan tâm trong tháng 11, trong đó có việc đánh thuế bất động sản của Bộ Tài chính thì để hạn chế tình trạng đầu cơ bất động sản, gần đây Bộ Xây dựng đã đề xuất giải pháp đánh thuế với người sở hữu từ 2 nhà, đất trở lên. Bộ Tài chính đồng thuận và sẽ nghiên cứu phương án mà Bộ Xây dựng đề xuất.

Mở ra cơ hội và thời kỳ hợp tác mới trong quan hệ Việt Nam - Singapore, Việt Nam - Nhật Bản
Diễn đàn Quốc hội

Mở ra cơ hội và thời kỳ hợp tác mới trong quan hệ Việt Nam - Singapore, Việt Nam - Nhật Bản

Với hơn 50 hoạt động của Chủ tịch Quốc hội và của các bộ, ngành, địa phương tham gia Đoàn với các đối tác của bạn, chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã thành công rất tốt đẹp, đạt nhiều kết quả thực chất, toàn diện, trên các kênh Đảng, Quốc hội, Chính phủ, giao lưu nhân dân và các trụ cột của quan hệ Đối tác chiến lược với Singapore và Đối tác chiến lược toàn diện với Nhật Bản. Thông qua chuyến thăm, đã mở ra nhiều định hướng, cơ hội và thời kỳ hợp tác mới trong quan hệ hợp tác Việt Nam - Singapore, Việt Nam - Nhật Bản.

ĐBQH Phạm Thị Thanh Mai phát biểu tại hội trường
Lập pháp

Xử lý nghiêm các hành vi thao túng thị trường chứng khoán

Theo đánh giá của ĐBQH Phạm Thị Thanh Mai (Hà Nội), hiện nay, việc sử dụng các công nghệ thông tin hiện đại để thực hiện các hành vi thao túng thị trường chứng khoán đang diễn ra phổ biến. Do đó, đại biểu đề xuất cần nghiên cứu quy định để bảo đảm khả năng bao quát các hành vi được thực hiện bởi nhiều công cụ khác nhau.