Cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh

Hai chính sách “phải có”

Theo TS. Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tư vấn kinh tế của Thủ tướng, để phát triển đột phá, TP. Hồ Chí Minh phải được chủ động trong huy động vốn và lập quỹ đất để phát triển hạ tầng và triển khai các dự án ở TP. Thủ Đức. 

“Đầu tàu của đầu tàu”

- Dự kiến Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh tại Kỳ họp vào tháng 5 tới. Theo ông, một Nghị quyết mới thay thế cho Nghị quyết 54/2017/QH14 có ý nghĩa như thế nào với thành phố ở thời điểm này?

- Quốc hội Khóa XIV thông qua Nghị quyết 54/2017/QH14 thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh là quyết sách chính xác với nhận thức TP. Hồ Chí Minh là “đầu tàu của đầu tàu”. Nghĩa là, TP. Hồ Chí Minh là đầu tàu của khu vực trọng điểm kinh tế phía Nam trong khi trọng điểm kinh tế phía Nam là đầu tàu kinh tế của cả nước.

TP. Hồ Chí Minh triển khai Nghị quyết mới được 2 năm thì xảy ra dịch Covid-19 vào năm 2020 và 2021. Năm 2022 phải tập trung khắc phục hậu quả dịch bệnh để lại, khôi phục kinh tế. Như vậy về bản chất, việc thực thi Nghị quyết 54/2017/QH14 chỉ có 2 năm. Đến cuối năm 2022 và quý I.2023, tình hình đã thay đổi, nhiều quyết sách ưu đãi cho TP. Hồ Chí Minh không còn phù hợp và bộc lộ hạn chế, bất cập. Vì vậy, việc có một Nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 54/2017/QH14 và phù hợp với tình hình mới là điều tất yếu và kịp thời giúp thành phố phát huy các thế mạnh, có bước phát triển đột phá.

Ông Nguyễn Đức Kiên

Mở rộng phạm vi thí điểm chính sách đặc thù

Dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh (bản gửi Bộ Tư pháp thẩm định) điều chỉnh 7 lĩnh vực gồm: (1) quản lý đầu tư; (2) tài chính ngân sách; (3) quản lý đô thị và tài nguyên môi trường; (4) thu hút nhà đầu tư chiến lược; (5) quản lý khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo;  (6) tổ chức bộ máy của TP. Hồ Chí Minh; (7) tổ chức bộ máy TP. Thủ Đức.

Trước đó, Nghị quyết 54/2017/QH14 chỉ điều chỉnh 4 lĩnh vực, gồm: đất đai, đầu tư, tài chính - ngân sách nhà nước và cơ chế ủy quyền, thu nhập của cán bộ, công chức thành phố. 

Một số chính sách mới đáng chú ý trong dự thảo Nghị quyết là, trường hợp có tăng chi đầu tư phát triển từ nguồn tăng thu ngân sách địa phương, HĐND thành phố được phân bổ cho các dự án, chương trình, nhiệm vụ mới.

Thành phố cũng được thí điểm mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông; được áp dụng đầu tư theo phương thức PPP với các dự án thể thao, công nghiệp văn hóa, bảo tàng, di tích và di sản văn hóa với quy mô đầu tư không thấp hơn 100 tỷ đồng; được thực hiện dự án theo phương thức xây dựng - chuyển giao (hợp đồng BT).

Dự thảo Nghị quyết cho phép thành phố quyết định áp dụng phí, lệ phí chưa được quy định trong danh mục của Luật Phí và lệ phí; điều chỉnh các loại phí, lệ phí trong danh mục, trừ án phí và lệ phí tòa án. Thành phố được vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước..., tổng dư nợ vay không vượt quá 120% số thu ngân sách thành phố được hưởng theo phân cấp (Nghị quyết 54/2017/QH14 là 90%).

Đối với dự án sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác, HĐND thành phố được quyết định chuyển đổi dưới 500ha, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 

- Nhìn lại 5 năm triển khai Nghị quyết 54/2017/QH14 kết quả chưa được như mong đợi. Có ý kiến cho rằng, một nguyên nhân mang tính quyết định là các cơ chế đặc thù cho thành phố chưa có gì vượt trội, đột phá. Ông có tán thành với nhận định này không?

- Tôi không cho rằng kết quả triển khai Nghị quyết 54/2017/QH14 chưa được như mong đợi là do làm nóng vội hay do các cơ chế đặc thù chưa vượt trội, chưa đột phá. Nghị quyết của Quốc hội quy định các chính sách đặc thù cho TP. Hồ Chí Minh tại thời điểm đó là vượt trội nhưng chỉ có 2 năm thực hiện, còn 3 năm là “buông” để tập trung chống dịch. Trong dịch bệnh, các cơ chế, chính sách trong Nghị quyết không phát huy hết hiệu quả.

Trong bối cảnh hiện nay, đất nước kỳ vọng gì ở TP. Hồ Chí Minh và năng lực của thành phố còn thiếu điều gì để thực hiện kỳ vọng đó? Quốc hội có trách nhiệm ban hành những cơ chế, chính sách để lấp đầy điểm yếu đó. Tôi cho rằng đây là mục tiêu quan trọng nhất để ban hành một Nghị quyết mới thí điểm các chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh.

Chủ động huy động vốn và lập quỹ đất

- Theo ông, trong dự thảo Nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 54/2017/QH14 nên có những cơ chế, chính sách đặc thù nào giúp TP. Hồ Chí Minh phát triển đột phá?

- Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 54/2017/QH14, TP. Hồ Chí Minh dần chuyển thành trung tâm tài chính, khoa học, dịch vụ của cả khu vực phía Nam. Đấy là điều chúng ta cần kỳ vọng và là nhiệm vụ đặt ra cho thành phố. Do đó, có hai cơ chế cần được đặt ra với Nghị quyết mới.

Đầu tiên, phải phân cấp phân quyền mạnh hơn nữa để thành phố có thể chủ động huy động vốn, đáp ứng được phát triển hạ tầng cho khu vực. Ví dụ, tuyến đường vành đai 3 (đi qua địa phận 4 tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An và TP. Hồ Chí Minh - PV) đang làm theo hướng qua tỉnh nào thì tỉnh đó chịu trách nhiệm đầu tư. Nó không sai so với quy định hiện hành nhưng rất khó để phát huy được đồng bộ kết cấu hạ tầng. Nếu quy hoạch và cơ chế đúng, chúng ta có thể có phép TP. Hồ Chí Minh phát hành trái phiếu địa phương để làm nhiệm vụ đó và Chính phủ đứng ra bảo lãnh. Trái phiếu đó bao gồm cả tiền thực hiện cả những cơ sở hạ tầng nằm trên địa phận hành chính TP. Hồ Chí Minh và địa phận hành chính các tỉnh khác.

Chúng ta phải đi từ tư duy không gian kinh tế không có địa phận hành chính. Đây là một không gian kinh tế thống nhất của cả nước, cả vùng. Không phải là vì nợ công, nợ Chính phủ mà chúng ta ngần ngại không cho TP. Hồ Chí Minh phát hành trái phiếu, ngần ngại việc Chính phủ bảo lãnh cho thành phố. Đấy mới là cơ chế đặc thù, cơ chế tài chính mạnh nhất dành cho thành phố.

- Cơ chế thứ hai là gì, thưa ông?

- Đó là phải cho TP. Hồ Chí Minh cơ chế là lập quỹ đất của thành phố để có thể chủ động trong việc triển khai dự án ở khu vực TP. Thủ Đức. Từ đó, phục vụ thu hút các nhà đầu tư, thu hút các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiền tệ vào hoạt động trong đó.

Các nhà đầu tư không cần giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm thuế thu nhập cá nhân 5 năm đầu là 50%, 5 năm sau là 30%... và các thứ khác. Cái họ cần là tạo điều kiện để họ có thể triển khai xong dự án nhanh từ 18 - 24 tháng và chế độ “một cửa” chứ không phải là việc giảm thuế. Một doanh nghiệp đầu tư hàng tỷ đô la như chúng ta mong đợi, nếu triển khai dự án nhanh, thời gian ngắn nhất họđã tiết kiệm được vài nghìn tỷ đồng nếu tính lãi suất vay của ngân hàng Việt Nam.

Vì thế không nên đưa vấn đề giảm thuế ra trong Nghị quyết mới mà nên chấp nhận cho phép ngân sách thành phố dành một khoản để giải phóng mặt bằng phục vụ các nhà đầu tư đầu tư nhà máy, trung tâm tài chính và quan trọng là đầu tư chỗ ở và các tiểu khu ở phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị thông minh và thành phố xanh.

Theo tôi, đây là hai ưu đãi cần thể hiện rõ trong Nghị quyết mới.

Du ngoạn ngắm cảnh trên sông Sài Gòn bằng ca nô | Les Rives

Đừng “lăn tăn” biên chế của ủy ban phường

- Nghị quyết 31-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP. Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 yêu cầu “sớm ban hành chính sách, pháp luật vượt trội, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho TP. Hồ Chí Minh khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, huy động mọi nguồn lực đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững”. Điều này cần cụ thể hóa như thế nào trong Nghị quyết mới cho thành phố, ngoài hai chính sách ông vừa nhắc tới?

- Ngoài việc cần cụ thể hóa được hai điểm chính đã nêu ở trên, theo tôi, không nên “lăn tăn”chuyện UBND phường bao nhiêu người, cơ cấu ra sao…, đó là việc của ngân sách thành phố. Nghị quyết cần thật ngắn gọn. Đồng thời, rà soát các luật và hai chính sách nêu trên nếu vướng về luật thì sửa đổi và ghi vào Nghị quyết.

Ví dụ: Chủ trương Chính phủ không tiến hành bảo lãnh trái phiếu cho các địa phương phải bỏ. Trong Nghị quyết phải ghi được: “TP. Hồ Chí Minh được quyền phát hành trái phiếu địa phương và Chính phủ có nghĩa vụ bảo lãnh cho thành phố, trên cơ sở các dự án được Bộ Chính trị quy định trong Nghị quyết 31”. Nghị quyết cũng phải đặt mục tiêu xây dựng thành phố Thủ Đức thành một trung tâm tài chính của Việt Nam.

Và, theo tôi đã là Nghị quyết phải có không gian, thời gian khống chế để sau này chúng ta tổng kết, rút kinh nghiệm và luật hóa. Để không chỉ TP. Hồ Chí Minh mà các tỉnh khác trong khu vực đều có một cơ chế thông thoáng như thế. Thời gian chỉ trong 5 năm để tổng kết và luật hóa; không gian là khu vực TP. Hồ Chí Minh. Việc của các cơ quan của Quốc hội dựa trên hai mục tiêu lớn rà soát lại hệ thống luật, điểm nào giao thoa với luật khác thì chúng ta quy định mạnh mẽ hơn và đưa vào Nghị quyết thực hiện trong vòng 5 năm. Về các mục tiêu, yêu cầu thì trong Nghị quyết 31 của Bộ Chính trị và Quyết định 34 của Thủ tướng về Đông Nam Bộ đều đã có rồi.

- Xin cảm ơn ông!

Quốc hội và Cử tri

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi)
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm cân đối Quỹ bảo hiểm thất nghiệp khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy

Trong phiên họp chiều 6.1, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đã cụ thể hóa 4 nhóm chính sách với nhiều điểm mới về quản trị thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, hiện đại, bền vững và hội nhập; đồng thời đề nghị Chính phủ và cơ quan chủ trì soạn thảo cần dự báo, đánh giá tác động về những vấn đề liên quan đến đăng ký lao động, xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu về người lao động, cân đối quỹ bảo hiểm thất nghiệp để bảo đảm tính khả thi trong tổ chức thực hiện.

toàn cảnh phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Tháo gỡ điểm nghẽn, giải phóng nguồn lực để phát triển công nghiệp công nghệ số

"Luật Công nghiệp công nghệ số ban hành phải đi ngay vào thực hiện Nghị quyết số 57 – NQ/TW; tính toán, làm rõ từ nay đến năm 2030, năm 2045, phải làm chủ công nghệ chiến lược như thế nào để phát triển đất nước; tháo gỡ các điểm nghẽn, rào cản, giải phóng nguồn lực để hoàn thiện, xác lập hành lang pháp lý vững chắc cho phát triển công nghệ số", Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh tại Phiên họp thứ 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 6.1.

Khúc tráng ca của tinh thần dân tộc và ý chí quật cường
Chính sách và cuộc sống

Khúc tráng ca của tinh thần dân tộc và ý chí quật cường

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục

Lần đầu tiên đội tuyển Việt Nam nâng cao cúp vô địch Đông Nam Á trên sân khách. Tối 5.1, người hâm mộ bóng đá cả nước đã vỡ òa niềm vui chiến thắng, với niềm tự hào vô bờ; đó là những điều vô giá mà thể thao đem lại.

Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Ngọc Lâm
Diễn đàn Quốc hội

Giấy tờ, tài liệu đã có thông tin trong cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia thì không phải xuất trình, chứng minh

Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Ngọc Lâm cho biết, theo Luật Dữ liệu năm 2024, đối với trường hợp giấy tờ, tài liệu được quy định phải có trong thủ tục hành chính đã có thông tin trong cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia, thì công dân không phải xuất trình giấy tờ, tài liệu minh chứng. Quy trình giải quyết thủ tục hành chính nhờ vậy cũng được đơn giản hóa không cần kê khai nhiều thông tin như trước.

Các ĐBQH tỉnh Quảng Ninh tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Không ngừng đổi mới, xứng đáng với niềm tin, kỳ vọng của cử tri

Cùng với tinh thần quyết tâm của Quốc hội, trong năm 2024, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh đã tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động để lại nhiều tin yêu, kỳ vọng trong lòng cử tri, Nhân dân. Nhân dịp năm mới và kỷ niệm 79 năm ngày Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6.1.1946 - 6.1.2025), Báo Đại biểu Nhân dân đã có cuộc trao đổi với Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh NGUYỄN THỊ THU HÀ về những kết quả nổi bật của Đoàn ĐBQH tỉnh sau một năm nhiều nỗ lực, đổi mới.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tặng quà cho các hộ gia đình bị ảnh hưởng bão số 3 trong chuyến thăm và làm việc tại Yên Bái.
Quốc hội và Cử tri

Đặt lợi ích người dân vào trung tâm của mọi quyết sách

Bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo cho thế hệ tương lai và các đối tượng yếu thế luôn là quan điểm ưu tiên nhất quán được Đảng, Nhà nước ta tập trung triển khai, thực hiện song song cùng các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội. Từ ngày 1.1.2025, trong không khí tươi vui của mùa Xuân mới đang về, cùng niềm tin, kỳ vọng trước tâm, thế vững vàng của đất nước chuyển mình vào kỷ nguyên mới, những quyết sách thể hiện tinh thần “đặt người dân vào trung tâm” của Quốc hội được Chính phủ triển khai nhanh chóng, quyết liệt ngay từ những ngày đầu năm đã tiếp tục nhận được sự ủng hộ đồng tình, đánh giá rất cao từ cử tri, Nhân dân cả nước.

Kỳ vọng rất lớn…
Chính sách và cuộc sống

Kỳ vọng rất lớn…

Năm 2024, cả nước đặt chỉ tiêu xây dựng 130.000 căn nhà ở xã hội. Tuy nhiên, theo báo cáo tổng kết công tác năm 2024 của Bộ Xây dựng, chỉ có khoảng 21.000 căn được xây dựng, tương đương hơn 16% kế hoạch.

Báo chí - cầu nối mật thiết và hiệu quả giữa cơ quan dân cử với cử tri
Quốc hội và Cử tri

Báo chí - cầu nối mật thiết và hiệu quả giữa cơ quan dân cử với cử tri

Trao đổi về vai trò của báo chí trong hoạt động của Quốc hội và HĐND các cấp trước thềm Lễ trao Giải Diên Hồng lần thứ ba - năm 2025 sẽ diễn ra vào tối 5.1, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương NGUYỄN THỊ VIỆT NGA khẳng định, báo chí đóng vai trò vô cùng quan trọng trong tuyên truyền hoạt động của cơ quan dân cử; là cầu nối mật thiết và hiệu quả giữa cơ quan đại diện và cử tri.

Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương
Quốc hội và Cử tri

Số hóa và phát huy giá trị di sản văn hóa trên môi trường điện tử

Theo Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương, một điểm nhấn quan trọng của Luật Di sản văn hóa năm 2024 là số hóa di sản văn hóa và phát huy giá trị di sản văn hóa trên môi trường điện tử. Việc chuyển đổi số di sản văn hóa góp phần thực hiện thành công cuộc cách mạng chuyển đổi số như chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Khẳng định vai trò cầu nối vững chắc giữa Quốc hội và Nhân dân
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Khẳng định vai trò cầu nối vững chắc giữa Quốc hội và Nhân dân

Phát huy tinh thần quyết tâm của Quốc hội, năm 2024, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh đã nỗ lực tập trung các nhiệm vụ trọng tâm, tháo gỡ và khơi thông những "điểm nghẽn" lớn về thể chế, hạ tầng và nhân lực... góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời, củng cố niềm tin của cử tri và người dân, khẳng định vai trò cầu nối vững chắc giữa Quốc hội và Nhân dân.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Cụ thể hóa thủ tục đầu tư đặc biệt

Thủ tục đầu tư đặc biệt được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp cuối năm 2024, là bước đột phá của pháp luật về đầu tư. Dự án thuộc diện áp dụng thủ tục đầu tư đặc biệt sẽ được lược bỏ nhiều loại giấy phép, thủ tục hành chính và được chuyển từ cơ chế quản lý “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”; nhờ đó, thời gian triển khai, thực hiện dự án được rút ngắn rất nhiều.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn với nhân dân thôn Lời, tỉnh Hà Nam nhân Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc
Xây dựng luật

Những quyết sách thiết thực, vì dân

Cùng với những quyết sách đột phá, khai thông các điểm nghẽn, mở ra không gian phát triển mới cho đất nước, năm 2024 cũng là năm ghi dấu ấn nhiều quyết sách quan trọng của Quốc hội liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân, không chỉ có ý nghĩa hết sức thiết thực trong hiện tại mà còn tác động lâu dài đến tương lai, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và cuộc sống an toàn, bình yên cho Nhân dân.

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu thông tin về Luật Công đoàn năm 2024
Diễn đàn Quốc hội

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam báo cáo Quốc hội về thu, chi, quản lý, sử dụng tài chính Công đoàn

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cho biết, Luật Công đoàn năm 2024 có quy định mới là định kỳ 2 năm Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam báo cáo Quốc hội về tình hình thu, chi và quản lý, sử dụng tài chính Công đoàn; đồng thời Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính Công đoàn và báo cáo kết quả với Quốc hội cùng thời điểm.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Trần Văn Khải
Diễn đàn Quốc hội

"Kim chỉ nam" hoàn thiện chính sách, pháp luật về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Theo Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Trần Văn Khải, Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ đổi mới, sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia thực sự là "kim chỉ nam" cho việc xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới, sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong kỷ nguyên mới.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm
Diễn đàn Quốc hội

Bổ sung thủ tục đặc biệt với dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghiệp bán dẫn, công nghệ cao

Điểm mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu là bổ sung thủ tục đầu tư đặc biệt đối với dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghiệp bán dẫn, công nghệ cao tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, khu thương mại tự do và khu chức năng trong khu kinh tế theo hướng chuyển từ "tiền kiểm" sang "hậu kiểm". Quy định này dự kiến sẽ rút ngắn thời gian thực hiện dự án khoảng 260 ngày.

Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV
Diễn đàn Quốc hội

Quốc hội năm 2024 - một năm gặt hái nhiều thành công

Năm 2024 có thể coi là một năm “ngoại lệ”, hiếm có - một năm Quốc hội họp 6 kỳ, gồm 2 kỳ thông lệ và 4 kỳ bất thường (từ Kỳ họp bất thường lần thứ Năm đến Kỳ họp bất thường lần thứ Tám) với tổng thời gian làm việc là 61,5 ngày. Trong năm, Quốc hội đã khẩn trương xử lý có hiệu quả cao hàng trăm đầu việc với phương châm, Quốc hội luôn đồng hành với Chính phủ, góp phần thể chế hóa, lan tỏa mạnh mẽ tinh thần đổi mới, đoàn kết và thống nhất rất cao của Hội nghị Trung ương 10 Khóa XIII.

Nghị trường đầy ắp tiếng dân
Diễn đàn Quốc hội

Nghị trường đầy ắp tiếng dân

Đại biểu dân cử là người được Nhân dân gửi gắm quyền làm chủ của mình, quyền chính trị thiêng liêng của con người mà Hiến pháp đã ghi nhận. Khi và chỉ khi người đại biểu đập “nhịp đập” của cuộc sống, thực sự lắng nghe, thấu hiểu và trong tất cả các hoạt động đều xuất phát từ ý chí, nguyện vọng, quyền lợi chính đáng cao nhất của Nhân dân, đến lợi ích của quốc gia, dân tộc, nghị trường sẽ đầy ắp tiếng dân, hoạt động của cơ quan dân cử thực sự sinh động, hiệu quả thiết thực. Góp phần quan trọng hiện thực hóa mục tiêu đưa đất nước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.