Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi): Tránh xung đột về chính sách

So với quy định hiện hành, dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) đã bổ sung quy định mới về thời hạn sở hữu nhà chung cư. Tuy nhiên, cách thức quy định khiến nảy sinh lo ngại về xung đột chính sách.

Tại Hội thảo do Viện Nghiên cứu lập pháp tổ chức, các đại biểu nhìn nhận, việc quy định thời hạn sở hữu nhà chung cư, mặc dù mục tiêu hướng đến là bảo đảm sự an toàn về tính mạng, sức khỏe của người dân nhưng cách thức quy định theo hướng hạn chế quyền sở hữu của người dân như dự thảo Luật lại dẫn đến những lo ngại về xung đột chính sách.

Nhà lưu trú của công nhân có phải nhà ở xã hội?

Nếu như Luật Nhà ở năm 2014 chỉ quy định chung một loại hình nhà ở xã hội thì dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) đã phân tách thành 3 loại hình khác nhau theo 3 nhóm đối tượng thụ hưởng, gồm: Nhà ở xã hội (hướng đến người thu nhập thấp); Nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp; Nhà ở cho lực lượng vũ trang. Nhà ở cho công nhân khu công nghiệp là nhu cầu bức thiết hiện nay, đặc biệt trong giai đoạn bùng dịch Covid-19 vừa qua. Bởi vậy, dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) đã dành riêng Mục 3 Chương VI (từ Điều 88 đến Điều 97) để quy định về nhà lưu trú công nhân.

Phân tích rõ hơn, ông Nguyễn Văn Đỉnh, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng, Điều 3 dự thảo Luật quy định: “Nhà lưu trú công nhân là công trình xây dựng được đầu tư xây dựng trên phần diện tích đất dịch vụ thuộc phạm vi khu công nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế để bố trí cho công nhân, người lao động, chuyên gia thuê lưu trú trong thời gian làm việc tại khu công nghiệp đó theo quy định của Luật này”. Ngoài nhà lưu trú thì diện tích này còn để xây dựng công trình dịch vụ, tiện ích công cộng phục vụ người lao động. Như vậy, nhà lưu trú công nhân theo dự thảo Luật là đồng nhất với loại hình “cơ sở lưu trú” theo Nghị định số 35/2022/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế.

Tuy nhiên, Nghị định 35 chỉ quy định về “Cơ sở lưu trú được xây dựng tại phần diện tích đất dịch vụ của khu công nghiệp” và đây khó có thể coi là một hình thức nhà ở xã hội. Cơ sở lưu trú chỉ là một hình thức “ký túc xá” cho công nhân trong thời gian ngắn, phục vụ nhu cầu tạm thời mà không đáp ứng được nhu cầu ăn ở, sinh hoạt ổn định của hộ gia đình như nhà ở xã hội.

Theo Luật Cư trú năm 2020 quy định: “Lưu trú là việc công dân ở lại một địa điểm không phải nơi thường trú hoặc nơi tạm trú trong thời gian ít hơn 30 ngày”. Theo ông Nguyễn Văn Đỉnh, như vậy “lưu trú” có tính chất kém ổn định hơn nhiều so với “ở”. Việc quy định loại hình cơ sở lưu trú cho công nhân trong khu công nghiệp như trong dự thảo Luật là không bảo đảm tính chặt chẽ, khoa học. Về nguyên tắc, nhà ở xã hội hay bất kỳ loại nhà ở nào đều phải xây dựng trên đất ở; trong khi công trình trên đất dịch vụ, nằm trong khu công nghiệp không thể coi là “nhà ở”.

Xem xét kỹ lưỡng quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư

Bên cạnh đó, so với quy định hiện hành, dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) đã bổ sung quy định mới về thời hạn sở hữu nhà chung cư, cụ thể tại Điều 25, Điều 26. Theo đó, chủ sở hữu nhà chung cư sẽ không còn quyền sở hữu sau khi nhà chung cư hết thời hạn sử dụng hoặc chưa hết thời hạn sử dụng nhưng bị hư hỏng đến mức không sử dụng được theo kết luận của kiểm định. Quy định này nhận được sự quan tâm rất lớn của người dân và doanh nghiệp. Phó Tổng thư ký, Trưởng Ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Đậu Anh Tuấn phân tích, theo quy định của pháp luật, quyền sở hữu đối với tài sản được Nhà nước bảo vệ và bảo đảm. Việc quy định thời hạn sở hữu nhà chung cư, mặc dù mục tiêu hướng đến là bảo đảm sự an toàn về tính mạng, sức khỏe của người dân - những lợi ích công cộng, nhưng cách thức quy định theo hướng hạn chế quyền sở hữu của người dân như dự thảo Luật lại dẫn đến những lo ngại về xung đột chính sách với Bộ luật Dân sự và Hiến pháp.

Theo PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến, Trưởng khoa Pháp luật kinh tế, Đại học Luật Hà Nội, khoản 1, Điều 26 quy định trường hợp chủ sở hữu không có nhu cầu đóng góp kinh phí để phá dỡ, xây dựng lại nhà ở thì được bồi thường giá trị quyền sử dụng đất theo tỷ lệ diện tích sử dụng chung được xác định theo quy định của pháp luật đất đai tại thời điểm thực hiện bồi thường và phải bàn giao lại diện tích đất thuộc quyền sử dụng cho chủ đầu tư dự án. Tuy nhiên, nội dung của Luật Đất đai năm 2013 và dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) chưa thấy có quy định nào đề cập cụ thể, trực tiếp về vấn đề này. Vì vậy, nội dung này trong dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) dẫn chiếu việc xử lý theo pháp luật đất đai sẽ gây sự lúng túng cho các cơ quan áp dụng khi Luật có hiệu lực thi hành.

PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến cũng cho rằng, nếu không được quy định chi tiết, cụ thể đối với “trường hợp chủ sở hữu không có nhu cầu đóng góp kinh phí để phá dỡ, xây dựng lại nhà ở thì được bồi thường giá trị quyền sử dụng đất theo tỷ lệ diện tích sử dụng chung được xác định theo quy định của pháp luật đất đai tại thời điểm thực hiện bồi thường và phải bàn giao lại diện tích đất thuộc quyền sử dụng cho chủ đầu tư dự án”, thì có thể tiềm ẩn nguy cơ xung đột, mâu thuẫn khi chủ sở hữu nhà chung cư, chủ đầu tư, cơ quan nhà nước và tổ chức, cá nhân có liên quan không thỏa hiệp, giải quyết hài hòa về lợi ích.

Kết luận hội thảo, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Thị Mai Phương đánh giá cao những ý kiến góp ý trực diện, sâu sắc của các chuyên gia, nhà khoa học. Nhấn mạnh dự án Luật lần này cần thể chế hóa kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước trong việc phát triển nhà ở cho nhân dân, khắc phục những tồn tại, hạn chế, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật đề nghị Bộ Xây dựng - cơ quan chủ trì soạn thảo, tổng hợp, tiếp thu đầy đủ những nội dung được các chuyên gia góp ý, bảo đảm chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật với chất lượng cao nhất.

Quốc hội và Cử tri

Trưởng đoàn ĐBQH thành phố Lê Tiến Châu phát biểu tại buổi tiếp xúc
Quốc hội và Cử tri

Lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

Thành ủy Hải Phòng đặt trọng tâm tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện chỉ đạo của Trung ương về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị thành phố gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ. Thành phố tích cực phối hợp với tỉnh Hải Dương xây dựng phương án bảo đảm cơ sở vật chất, điều kiện làm việc sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, xã; tổng hợp, thống kê các cơ chế đặc thù, với tinh thần chính sách nào ưu việt, có lợi cho người dân, doanh nghiệp hơn thì tiếp tục duy trì...

Giải phóng nguồn lực để tăng trưởng
Quốc hội và Cử tri

Giải phóng nguồn lực để tăng trưởng

Cuối tháng 10.2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1250/QĐ-TTg thành lập Ban chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, trong đó, nhiệm vụ trọng tâm là tổng hợp các khó khăn, vướng mắc theo các nhóm vấn đề cụ thể, xác định thẩm quyền xử lý của các cấp có liên quan, đồng thời chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc tháo gỡ...

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Quốc hội và Cử tri

Tạo cơ sở pháp lý toàn diện phát triển bền vững ứng dụng năng lượng nguyên tử

Cho ý kiến về dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi), các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị tiếp tục rà soát, đối chiếu các quy định của dự thảo Luật với các luật có liên quan để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất; đồng thời, rà soát, tham chiếu, bảo đảm tương thích với điều ước quốc tế về năng lượng nguyên tử mà Việt Nam là thành viên, nhằm xây dựng cơ sở pháp lý đầy đủ, toàn diện cho phát triển bền vững ứng dụng năng lượng nguyên tử.

Cử tri phát biểu ý kiến
Quốc hội và Cử tri

Hoàn thành Đề án sáp nhập tỉnh Hải Dương và TP. Hải Phòng trước 30.4

Đề án sáp nhập tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng sẽ được hoàn thành trước ngày 30.4; thành phố sẽ tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trong Nhân dân về nội dung này. Thành phố cũng đang tích cực phối hợp với tỉnh Hải Dương xây dựng phương án bảo đảm cơ sở vật chất, điều kiện làm việc (trụ sở, nhà ở, chế độ chính sách…) cho các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã... 

Bài cuối: Tăng cường thực thi pháp luật để phát triển bền vững
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Bài cuối: Tăng cường thực thi pháp luật để phát triển bền vững

Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường (BVMT) theo hướng đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế; tăng cường thực thi pháp luật, nâng cao trách nhiệm của các cấp, ngành, doanh nghiệp và cộng đồng trong BVMT, hướng đến phát triển bền vững… là những mục tiêu chung của Nghệ An trong thời gian tới được Đoàn ĐBQH tỉnh ghi nhận qua giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về BVMT từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành trên địa bàn.

Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Chính sách và cuộc sống

Vì công việc mà chọn người

Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 11, Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị việc sắp xếp nhân sự khi sáp nhập, hợp nhất và chuẩn bị nhân sự Đại hội Đảng “phải lấy tiêu chuẩn cao nhất là vì yêu cầu công việc, sau đó mới đến các tiêu chí khác”. Yêu cầu này thể hiện tư duy đổi mới, thực chất trong công tác cán bộ, đồng thời là đòi hỏi cấp bách trong tình hình hiện nay.

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín

Ngày 13.4, tại TP Cẩm Phả, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến tới 64 điểm cầu trên địa bàn TP Cẩm Phả, TP Hạ Long, huyện Vân Đồn và huyện Cô Tô, với sự tham gia của gần 3.000 cử tri. 

Ảnh minh họa
Xây dựng luật

Nên luật hóa nghĩa vụ chuyển giao công nghệ với hợp đồng điện hạt nhân

PGS.TS. Vương Hữu Tấn - Nguyên Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam

Dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) nên bổ sung một điều quy định về phát triển điện hạt nhân, trong đó tuyên bố chính sách dài hạn, bền vững của quốc gia về phát triển điện hạt nhân với mục tiêu phải chiếm một tỷ lệ hợp lý trong cán cân cung cấp điện năng và chúng ta có khả năng làm chủ, phát triển công nghệ để vận hành an toàn, khai thác hiệu quả. Đồng thời, luật hóa nghĩa vụ chuyển giao công nghệ đối với hợp đồng điện hạt nhân.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Chính sách và cuộc sống

Đòn bẩy thể chế

Dù đã có nhiều chủ trương đúng đắn, kịp thời, nhưng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ở nước ta vẫn chưa thực sự trở thành động lực trung tâm cho tăng trưởng kinh tế, phát triển đất nước.

Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa chủ trì buổi giám sát tại huyện Hoằng Hóa
Quốc hội và Cử tri

Thanh Hóa giải bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao

Nhận thức rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của chất lượng nguồn nhân lực đối với sự phát triển, những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm phát triển nguồn nhân lực và tạo ra sự thay đổi lớn cả về số lượng, chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển. Tuy nhiên, công tác đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao của tỉnh Thanh Hóa vẫn đang gặp nhiều khó khăn, thách thức. Giám sát lĩnh vực này, Đoàn ĐBQH tỉnh đã chỉ ra nhiều nguyên nhân, kiến nghị giải pháp sớm giải bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn tỉnh.

Công nhân trang trại nông nghiệp công nghệ cao DELCO, xã Nguyệt Đức (Thuận Thành, Bắc Ninh) thu hoạch dưa lưới trồng trong nhà kính
Chính sách và cuộc sống

Biện pháp khuyến nông hiệu quả

Theo chương trình làm việc Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự án Nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp. Nhiều ý kiến cho rằng, việc tiếp tục thực hiện chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp (SDĐNN) trong thời điểm hiện nay là cần thiết. Bởi đây được coi là biện pháp khuyến nông hiệu quả, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk tiếp xúc cử tri chuyên đề với ngành Y tế
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Tháo gỡ "điểm nghẽn" để y tế cơ sở phát triển bền vững

Ngày 11.4, Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị TXCT chuyên đề với ngành y tế, nhằm lắng nghe ý kiến, kiến nghị từ đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế trên địa bàn. Đồng thời, chia sẻ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động khám, chữa bệnh và quản lý y tế tại cơ sở, làm cơ sở quan trọng cho công tác tham mưu chính sách trước Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Trần Thị Nhị Hà trình bày dự thảo Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp Tám, Quốc hội Khóa XV
Quốc hội và Cử tri

Giải quyết kiến nghị cử tri hiệu quả, nhanh chóng và triệt để

Tại Phiên họp giải trình cung cấp thông tin việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, các ý kiến cho rằng, với mục tiêu các kiến nghị của cử tri được giải quyết hiệu quả, nhanh chóng, triệt để, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành rà soát, bảo đảm ban hành đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành luật, nâng cao trách nhiệm trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn theo thẩm quyền.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội về sửa đổi Hiến pháp
Quốc hội và Cử tri

Hành động ngày đêm đưa thể chế thành lợi thế cạnh tranh

TS. Trần Văn Khải - Phó Bí thư Đảng ủy Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Quốc hội đang khẩn trương chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Chín, dự kiến sẽ khai mạc ngày 5.5 tới - kỳ họp lịch sử với lượng công việc đồ sộ và hệ trọng. Toàn bộ hệ thống Quốc hội và các đại biểu Quốc hội đều đang dốc sức triển khai chủ trương lớn của Đảng và chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, đưa thể chế thành lợi thế cạnh tranh, đồng thời thực hiện mục tiêu tinh gọn bộ máy, phát triển khoa học công nghệ và chuyển đổi số.

Cử tri Ea Súp, Buôn Đôn kiến nghị giải quyết dứt điểm tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đắk Lắk: Cử tri kiến nghị giải quyết dứt điểm tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp

Tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp kéo dài nhiều năm, nhu cầu đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu và các chính sách an sinh xã hội... là những nội dung nổi bật được cử tri hai huyện biên giới Ea Súp và Buôn Đôn (Đắk Lắk) kiến nghị tới Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk tại các cuộc TXCT trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội khóa XV.

 Kiến nghị tăng cường giám sát quá trình sắp xếp, tổ chức bộ máy
Quốc hội và Cử tri

Kiến nghị tăng cường giám sát quá trình sắp xếp, tổ chức bộ máy

Tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, chiều 10.4, Tổ đại biểu số 2 thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk do Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Thu Nguyệt làm trưởng đoàn đã có buổi tiếp xúc với cử tri 6 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Cư M’gar.