Dự án Luật Đất đai (sửa đổi):

Đánh giá thấu đáo thực tiễn, dự báo xu thế phát triển

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách được các đại biểu đánh giá cao về chất lượng. Tuy nhiên, để bảo đảm tính ổn định, lâu dài của Luật Đất đai, các đại biểu cũng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo cần tiếp tục rà soát kỹ lưỡng, đánh giá thấu đáo các vấn đề thực tiễn đang đòi hỏi phải có quy định trong luật cũng như dự báo các vấn đề có thể phát sinh trong tương lai, đặc biệt là vấn đề mang tính xu thế phát triển của thế giới để bổ sung quy định cần thiết. 

ĐBQH Trần Thị Hồng Thanh (Ninh Bình):
Tạo cơ sở pháp lý đầy đủ cho quản lý, sử dụng đất di tích, di sản

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) không có định nghĩa về loại đất di tích, di sản, cũng không có quy định riêng về quy hoạch, kế hoạch sử dụng loại đất đặc thù này mà mới chỉ đặt ra yêu cầu bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh. Dự thảo Luật có một điều là Điều 204 quy định về đất có di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên nhưng nội dung Điều 204 về cơ bản kế thừa Điều 158 của Luật Đất đai hiện hành. Với quy định như vậy, dường như không có điểm đột phá về tư duy trong quản lý và sử dụng loại đất này, thiếu quy định chi tiết, cụ thể và đầy đủ về cơ chế quản lý mà chưa thấy được những điểm đặc thù trong quản lý và sử dụng đối với loại đất này. Do vậy, đề nghị bổ sung trong dự thảo Luật các quy định để làm rõ những điểm đặc thù về việc quản lý, sử dụng đất di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên theo hướng:

Đánh giá thấu đáo thực tiễn, dự báo xu thế phát triển -0
Đại biểu Trần Thị Hồng Thanh (Ninh Bình) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Một là, bổ sung vào Điều 3 về giải thích từ ngữ khái niệm về đất có di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên.

Hai là, có quy định riêng về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đối với loại đất này. Việc quy hoạch sử dụng đất cần xác định rõ vùng lõi, vùng phụ cận lõi và vùng bao quanh bên ngoài di tích, di sản để có quy định chế độ bảo vệ di tích, di sản tích hợp, lồng ghép trong việc quản lý và sử dụng loại đất này. Cụ thể, đối với vùng lõi của di tích, di sản và vùng phụ cận lõi di tích, di sản, nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm, sử dụng đất sai mục đích, vùng bao quanh bên ngoài di tích, di sản được sử dụng đất nhưng không được làm ảnh hưởng đến việc bảo vệ di tích, di sản.

Ba là, trong Luật Đất đai (sửa đổi) cần có quy định cụ thể hơn về việc sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân trong khu vực di sản. Cho phép chuyển đổi một số diện tích nhất định đất vườn, ao sang đất ở trong khu dân cư tập trung của di sản. Cho phép đối với diện tích đất giao không đúng thẩm quyền từ trước ngày 1.7.2014 đang sử dụng ổn định, không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch nằm trong khu vực được quy hoạch là khu dân cư tập trung được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản sản khác gắn liền với đất theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 20 Nghị định số 43 năm 2014 của Chính phủ để giải quyết những bất cập nêu trên, cũng như bổ sung quy định về thu hồi đất, hỗ trợ, tái định cư cho người dân trong trường hợp phải di dời ra khỏi khu vực di sản, cho phép chuyển đổi một số diện tích nhất định đất vườn, ao sang đất ở trong các khu dân cư tập trung. Cùng với đó, trong khu di sản có nhiều loại đất khác nhau như đất tôn giáo, đất dân cư, đất nông nghiệp, đất dịch vụ, du lịch, với đặc thù như vậy thì mỗi loại đất này cần phải có quy định riêng về cơ chế, chính sách phù hợp với đặc điểm riêng của một di sản hỗn hợp văn hóa thiên nhiên.

ĐBQH Nguyễn Tuấn Anh (Long An):
Bổ sung lại quy định về đất xây dựng công trình ngầm, công trình trên không

Dự thảo Luật lấy ý kiến Nhân dân có quy định nội dung liên quan đến không gian sử dụng đất, đất xây dựng công trình ngầm và đất xây dựng công trình trên không, tuy nhiên trong dự thảo Luật mới đã bỏ nội dung này, chỉ còn một số quy định liên quan như: tại khoản 5 Điều 9 quy định phát triển công trình trên không theo quy hoạch; khoản 3 Điều 75 quy định về thu hồi diện tích phần đất bề mặt phục vụ xây dựng công trình ngầm; khoản 4 Điều 120 quy định cho thuê đất xây dựng công trình ngầm có mục đích kinh doanh. Quy định như vậy là chưa đảm bảo tính toàn diện. Vì vậy, đề nghị xem xét, bổ sung lại quy định về không gian sử dụng đất, đất xây dựng công trình ngầm, công trình trên không, vì đây là yêu cầu thực tiễn phát triển đất nước và cũng là xu thế phổ biến trong quy hoạch và xây dựng trên thế giới hiện nay.

Đánh giá thấu đáo thực tiễn, dự báo xu thế phát triển -2
Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh (Long An) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Cùng với đó, đề nghị định nghĩa rõ về công trình trên không khác hay tương đương với công trình trên mặt đất có sử dụng phạm vi không gian theo chiều cao trên không và thống nhất cách hiểu với các luật hiện hành, vì Luật Xây dựng hiện nay không có quy định về công trình trên không. Bổ sung khái niệm và quy định cụ thể vào luật về công trình ngầm và quyền sử dụng không gian trên không, không gian ngầm. Làm rõ việc phát triển công trình ngầm, công trình trên không được quy định tại khoản 5 Điều 9 là theo quy hoạch nào.

Trường hợp Chính phủ tiếp tục trình phương án bỏ các quy định về nội dung trên trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) thì cần làm rõ các luật chuyên ngành về xây dựng, quy hoạch đô thị sẽ giải quyết các vấn đề bất cập trong thực tiễn liên quan đến công trình ngầm, công trình trên không như thế nào. Nếu không quy định ngay mà chờ việc sửa đổi, bổ sung các luật khác thì có sớm giải quyết, tháo gỡ được các vấn đề vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn liên quan đến các loại công trình này hay không?

Để bảo đảm tính lâu dài của luật thì các quy định cần phải được xem xét thấu đáo, dự báo các vấn đề có thể phát sinh trong tương lai, đặc biệt là vấn đề mang tính xu thế phát triển của thế giới, do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo rà soát, bổ sung quy định cần thiết. Đơn cử như công trình trong lòng núi thuộc loại công trình nào và nên có quy định thế nào trong dự thảo Luật này?

ĐBQH Nguyễn Quang Huân (Bình Dương):
"Bảo đảm cuộc sống bằng hoặc tốt hơn" là hoàn toàn khả thi

Tôi đánh giá cao Ban soạn thảo và các cơ quan thẩm tra đã nỗ lực tiếp thu tới hơn 11,6 triệu ý kiến để đưa vào trong báo cáo lần này. Chất lượng dự thảo Luật rõ ràng đã được nâng lên hẳn. Tuy nhiên tôi thấy có một số những điểm ở phiên bản trước rất tốt nhưng lại không thấy đưa vào dự thảo lần này. Ví dụ trong Điều 86 về nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (trước đây là Điều 89), có nêu nguyên tắc “người bị thu hồi phải có cuộc sống bằng hoặc tốt hơn trước khi di dời”. Việc này là rất nhân văn.

Đánh giá thấu đáo thực tiễn, dự báo xu thế phát triển -1
Đại biểu Nguyễn Quang Huân (Bình Dương) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Trong dự thảo Luật cũ quy định "phải đảm bảo thu nhập và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn", việc "đảm bảo thu nhập" thì rất khó có thể đảm bảo được, nhưng cuộc sống bằng hoặc tốt hơn thì hoàn toàn có thể, vì không nhất thiết cuộc sống tốt hơn là phải thu nhập tốt hơn. Chẳng hạn những người sống ở ven sông, kênh rạch thu nhập đang tốt nhưng khi di dời vào trong đất liền người ta làm vườn, nuôi trồng có thể thu nhập không bằng nhưng cuộc sống thì tốt hơn, ổn định hơn, con cái được tới trường. Như vậy, đánh giá cuộc sống tốt hơn không chỉ căn cứ vào thu nhập mà có nhiều chỉ tiêu, điều này trong mục 2.3 của Nghị quyết số 18 của Trung ương. Do đó, chúng ta cũng nên xem xét lại nội dung này.

Nguyên tắc đền bù theo giá thị trường, khi đưa ra tranh luận có rất nhiều ý kiến, vì chúng ta dùng từ "đền bù theo giá thị trường" là rất khó xác định. Nhưng trong Nghị quyết số 18 của Trung ương đã nêu là đền bù theo nguyên tắc thị trường. Nguyên tắc thị trường khác với “theo giá thị trường”. Quy định này cũng phù hợp với cách dùng của một số tổ chức quốc tế là "đền bù tiếp cận giá thị trường". Nguyên tắc giá thị trường được xác định như thế nào là do các cơ quan tư vấn tham khảo qua nhiều ý kiến trước thời điểm đền bù. Như vậy, thời điểm đền bù không nhất thiết phải theo giá thị trường tại thời điểm đó, nhưng nguyên tắc phải được đảm bảo.

Tôi cho 2 điểm trên đây là rất tốt và hoàn toàn khả thi. Việc này chúng ta làm rồi chứ không phải chưa làm. Mấy chục năm qua có đến hàng trăm, hàng nghìn dự án chúng ta đã làm như thế. Đó là cơ sở thực tiễn. Nghị quyết số 18 là khái quát hóa, lý luận hóa, nhiệm vụ của chúng ta là thể chế hóa lý luận này quay trở lại để phục vụ thực tiễn thì hoàn toàn có thể thực hiện rất khả thi, không nên vì nhiều ý kiến tranh luận vấn đề này mà chúng ta bỏ quy định này ra khỏi luật. Tôi thấy cần hết sức cân nhắc.

Quốc hội và Cử tri

Quang cảnh Phiên giải trình
Quốc hội và Cử tri

Sớm triển khai ứng dụng hệ thống công nghệ mới trong thực hiện thủ tục hải quan

Nhấn mạnh nếu không hành động ngay sẽ lại tụt hậu, tại Phiên giải trình do Ủy ban Pháp luật tổ chức, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi nêu rõ, Bộ Tài chính đã quan tâm, chỉ đạo rất sát sao việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, sớm đưa vào triển khai ứng dụng hệ thống công nghệ mới để vừa củng cố hệ thống VNACCS/VCIS vừa cập nhật tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, phục vụ tốt nhất cho doanh nghiệp và người dân.

Hội nghị tổng kết hoạt động công tác năm 2024, triển khai chương trình hoạt động năm 2025 của Đoàn ĐBQH Quảng Ninh
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Nỗ lực sáng tạo vì sự phát triển của đất nước, của địa phương

Trong năm 2025 - năm có ý nghĩa hết sức quan trọng, diễn ra nhiều sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, năm cuối thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và cũng là năm cuối của nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh xác định nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung triển khai là tiếp tục đổi mới, sáng tạo, tích cực hơn đáp ứng thực tiễn phát triển của đất nước nói chung và của tỉnh Quảng Ninh nói riêng.

Cuộc cách mạng vì Nhân dân
Chính sách và cuộc sống

Cuộc cách mạng vì Nhân dân

Phát biểu tại Đại hội toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: "Đảng ta không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân; nhân dân là trung tâm, chủ thể trong mọi chủ trương, đường lối của Đảng; mọi sự phấn đấu của Đảng, Nhà nước, cả hệ thống chính trị chỉ có ý nghĩa khi người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc"… Tầm nhìn và những thông điệp của Tổng Bí thư đang tạo cảm hứng mạnh mẽ lan tỏa trong xã hội, hướng đến kỷ nguyên mới của dân tộc, với tinh thần hành động dứt khoát vì lợi ích của nhân dân!

Đoàn ĐBQH tỉnh Hưng Yên thăm, tặng quà gia đình chính sách, đoàn viên và người lao động
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đoàn ĐBQH tỉnh Hưng Yên thăm, tặng quà gia đình chính sách, đoàn viên và người lao động

Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngày 14.1, Đoàn ĐBQH tỉnh Hưng Yên do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Đoàn Thị Thanh Mai làm Trưởng Đoàn đã thăm, tặng quà gia đình chính sách, đoàn viên và người lao động huyện Khoái Châu. Cùng dự có Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đào Hồng Vận.

Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Trung tướng Đỗ Xuân Tụng
Quốc hội và Cử tri

Miễn cấp phép bay với phương tiện bay có trọng lượng cất cánh dưới 0,25 kg để phục vụ vui chơi, giải trí

Luật Phòng không nhân dân năm 2024 quy định, tàu bay không người lái, phương tiện bay khác được miễn cấp phép bay nếu thuộc trường hợp hoạt động ngoài khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay, phạm vi hoạt động trong tầm nhìn trực quan bằng mắt thường, có trọng lượng cất cánh tối đa nhỏ hơn 0,25 kg để phục vụ vui chơi giải trí.

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu dự hội nghị
Chính sách và cuộc sống

Vững bước trên “con đường sống còn”

Hôm qua, Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã được tổ chức tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội với sự tham dự của hơn 979 nghìn đại biểu tại 15.345 điểm cầu Trung ương và địa phương, cơ sở. Với “quy mô và tầm vóc mới”, Hội nghị đã ghi một dấu mốc lịch sử, khẳng định “phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không chỉ là lựa chọn, mà là con đường sống còn”.

Chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam Phan Xuân Dũng
Quốc hội và Cử tri

Động lực thôi thúc các nhà khoa học nghiên cứu, sáng tạo, đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Chủ tịch Liên hiệp Các hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam, TSKH. Phan Xuân Dũng khẳng định, Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia là động lực thôi thúc các nhà khoa học nghiên cứu, sáng tạo, đóng góp trực tiếp vào sự phát triển của đất nước trong kỷ nguyên phát triển mới.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Đơn giản hóa thủ tục từ liên thông dữ liệu

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 69/QĐ-TTg về việc liên thông điện tử dữ liệu khám bệnh, chữa bệnh, dữ liệu dân cư, dữ liệu hộ tịch để giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe. Đây là một tin vui rất lớn đối với người dân, bởi người dân sẽ không phải "chạy đi, chạy lại", xếp hàng chờ đợi để thực hiện các thủ tục này.

Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Trung tướng Đỗ Xuân Tụng
Quốc hội và Cử tri

Nâng hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm

Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 2024 đã nâng hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm nhằm giữ gìn đội ngũ sĩ quan được đào tạo cơ bản, có bản lĩnh, trình độ, kinh nghiệm, sức khỏe và có thời gian phục vụ Quân đội dài hơn, giảm áp lực đào tạo cán bộ. Quy định này cũng nhằm phù hợp tính chất, nhiệm vụ của sĩ quan phải thường xuyên trực tiếp chỉ huy, quản lý, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu trong điều kiện khó khăn, gian khổ, đóng quân làm nhiệm vụ ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển đảo.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Mai Thị Phương Hoa thăm, tặng quà Tết cho gia đình khó khăn tại Nam Định
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Mai Thị Phương Hoa thăm, tặng quà Tết cho gia đình khó khăn tại Nam Định

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Mai Thị Phương Hoa đã đi thăm, tặng quà Tết cho một số gia đình có hoàn cảnh khó khăn và công nhân lao động tại các huyện Trực Ninh, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Nam Trực. Đi cùng đoàn có: Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Hải Dũng; lãnh đạo Vụ Tư pháp; Liên đoàn lao động tỉnh và các huyện.

Thiếu tá Huỳnh Thanh Mừng - một trong những nhân vật tiêu biểu trong kháng chiến ở miền Nam Việt Nam
Quốc hội và Cử tri

Thiếu tá Huỳnh Thanh Mừng - một trong những nhân vật tiêu biểu trong kháng chiến ở miền Nam Việt Nam

Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Thiếu tá Huỳnh Thanh Mừng sinh năm 1915 trong một gia đình trung nông tại xã Định Mỹ, huyện Huệ Đức, tỉnh An Giang. Thuở nhỏ chăm ngoan, học giỏi, lớn lên, là một thanh niên yêu nước và ý thức dân tộc cao, có nhiều hoạt động phản kháng những bất công dưới chế độ thực dân Pháp, ông là một trong những nhân vật tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở miền Nam Việt Nam.

Lòng dân hóa thân vào quyết sách của Quốc hội
Quốc hội và Cử tri

Lòng dân hóa thân vào quyết sách của Quốc hội

ThS.Nguyễn Vân Hậu

Trong nhiều quốc kế dân sinh được quyết nghị tại Kỳ họp thứ Tám, các chính sách về bảo hiểm y tế (BHYT), bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân, quan tâm đến người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn... đã khẳng định bản chất ưu việt của chế độ ta luôn đặt lên hàng đầu mục tiêu bảo đảm, bảo vệ quyền con người. Các quyết sách được lòng dân của Quốc hội chính là sự hóa thân của lòng dân, của ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của Nhân dân, là thước đo giá trị của nền dân chủ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Công thương Trương Thanh Hoài
Diễn đàn Quốc hội

Bổ sung yêu cầu minh bạch trong điều độ, vận hành hệ thống điện quốc gia

Luật Điện lực năm 2024 bổ sung các nguyên tắc, yêu cầu nhằm minh bạch, công bằng trong điều độ, vận hành hệ thống điện quốc gia, quy định về quản lý nhu cầu điện để nâng cao tính hiệu quả trong sử dụng điện, giao Chính phủ quy định các trường hợp xảy ra tình huống cấp bách đe dọa nghiêm trọng đến khả năng bảo đảm cung cấp điện và giao Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định việc huy động các nhà máy điện, nhằm bảo đảm an ninh cung cấp điện trong tình huống này.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn
Diễn đàn Quốc hội

Quy định mở, không bắt buộc các trường hợp phải lập đủ 3 cấp độ quy hoạch

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn, điểm mới của Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn là quy định theo hướng mở, không bắt buộc tất cả các trường hợp đều phải lập đủ 3 cấp độ quy hoạch chung - phân khu - chi tiết. Đồng thời, giao Chính phủ quy định cụ thể các trường hợp lập quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết trên cơ sở về quy mô diện tích khu vực lập quy hoạch, yêu cầu quản lý, phát triển.