Có nên rút ngắn thời gian điều chỉnh giá điện?

Theo dự thảo Nghị định quy định về cơ chế, thời gian điều chỉnh, căn cứ lập và điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân, Bộ Công Thương đề xuất rút ngắn thời gian điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân xuống còn 2 tháng kể từ lần thay đổi gần nhất.

Lý giải về đề xuất này, Bộ Công Thương cho rằng, cần sửa đổi nguyên tắc về mức, thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân để phù hợp với Luật Điện lực (sửa đổi) mới được Quốc hội thông qua. Bên cạnh đó, giá bán lẻ điện cần được phản ánh và điều chỉnh kịp thời theo biến động thực tế của thông số đầu vào, bù đắp chi phí hợp lý, hợp lệ với lợi nhuận hợp lý để bảo toàn, phát triển vốn kinh doanh của doanh nghiệp, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời kỳ và cấp độ thị trường điện cạnh tranh.

Rằng hiện nay các thông số đầu vào trong tính toán giá điện có sự biến động khá lớn trong thời gian ngắn và cần phải phản ánh kịp thời để hạn chế sự tác động của thông số đầu vào đến mức điều chỉnh giá điện. Do đó dự thảo Nghị định đề xuất khi giá bán điện bình quân tăng từ 2% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành thì giá điện được phép điều chỉnh tăng.

Thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân tối thiểu là 2 tháng kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất. Trường hợp sau khi tính toán cập nhật, giá bán điện bình quân tính toán thấp hơn từ 1% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm điều chỉnh giảm giá bán điện bình quân ở mức tương ứng…

Hiện giá điện đang được thực hiện theo Quyết định số 05 của Thủ tướng Chính phủ và cũng mới có hiệu lực từ 15.5.2024. Theo đó, thời gian điều chỉnh giá điện là 3 tháng/lần. Nếu dự thảo Nghị định được thông qua, mỗi năm giá điện có thể sẽ có tối đa 6 đợt thay đổi giá. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là có nên điều chỉnh giá điện với tần suất 2 tháng/lần?

Ý kiến tán thành thì cho rằng, chính sách điều chỉnh cần rút ngắn, kịp thời và sát chi phí thực tế sản xuất điện trong bối cảnh nguyên liệu đầu vào thường xuyên biến động theo thế giới. Ngoài ra, việc này cũng giúp giảm áp lực, rủi ro về tài chính cho doanh nghiệp cung cấp điện và khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm.

Ngược lại, ý kiến không tán thành thì cho rằng, nên có cách điều hành giá điện ổn định hơn. Giá điện là một trong những khoản chi lớn của một số ngành nên việc điều chỉnh liên tục trong năm sẽ khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong tính toán, dự trù. Mặt khác, việc điều chỉnh giá điện còn phụ thuộc vào giá thành bình quân của hệ thống, liên quan đến hàng loạt chi phí như phát điện, truyền tải, phân phối… nên rất phức tạp, đòi hỏi sự minh bạch, công bằng.

Ngoài ra, chi phí sản xuất điện cho từng loại điện, từng khâu vận hành ở nước ta cũng chưa rõ nên việc điều chỉnh giá bán 2 tháng/lần là quá ngắn và không đủ cơ sở để điều chỉnh… Đồng tình với quan điểm này, một chuyên gia khác phân tích, sau khi có Luật Điện lực, có cơ chế mua bán điện trực tiếp và thí điểm tính giá điện 2 thành phần… nhưng lại điều hành giá điện 2 tháng/lần.

Chính phủ đang nỗ lực xây dựng thị trường điện có sự cạnh tranh lành mạnh nên vấn đề không phải thời gian điều chỉnh giá điện mà phải bảo đảm yếu tố minh bạch. Hơn nữa, chính sách điều chỉnh giá điện 3 tháng/lần cũng chưa có đánh giá hiệu quả như thế nào, thời gian áp dụng cũng chưa lâu nay lại đề xuất thay đổi. Bởi vậy nên chăng, thay vì rút ngắn thời gian điều chỉnh giá điện cần xây dựng giá điện 2 thành phần - vị chuyên gia này đề xuất.

Điện, xăng dầu là hàng hóa thiết yếu đặc biệt trong đời sống cũng như nền kinh tế. Cụ thể, theo tính toán, tùy quy mô, lĩnh vực, điện thường chiếm 4 - 10% trong cơ cấu giá vốn hàng bán của doanh nghiệp. Đối với nền kinh tế, nếu giá năng lượng tăng 8% thì GDP giảm 0,36%; CPI tăng 0,4 - 0,5%. Cho nên, việc tăng giá cần được cân nhắc kỹ lưỡng và cần có kế hoạch, lộ trình, mức độ, thời điểm phù hợp.

Chính sách và cuộc sống

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Đơn giản hóa thủ tục từ liên thông dữ liệu

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 69/QĐ-TTg về việc liên thông điện tử dữ liệu khám bệnh, chữa bệnh, dữ liệu dân cư, dữ liệu hộ tịch để giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe. Đây là một tin vui rất lớn đối với người dân, bởi người dân sẽ không phải "chạy đi, chạy lại", xếp hàng chờ đợi để thực hiện các thủ tục này.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Giảm gánh nặng thuế thu nhập cho dân

Dự báo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2025 sẽ biến động, Bộ Tài chính có kế hoạch báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh tính thuế thu nhập cá nhân vào tháng 10 tới. Lãnh đạo Cục Quản lý, giám sát thuế phí và lệ phí cho biết như vậy tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 7.1 của Bộ Tài chính. Thông tin này khiến người dân rất đỗi vui mừng, thậm chí không ít người “bình chọn” đây là “tin vui nhất trong ngày”.

Không thể chủ quan
Chính sách và cuộc sống

Không thể chủ quan

Theo số liệu của Tổng Cục thống kê, năm 2024, lạm phát cơ bản tăng 2,71% so với năm 2023 - dưới ngưỡng cho phép của Quốc hội và là mức phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội trong nước, đồng thời góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Sẽ chấm dứt dạy thêm, học thêm tràn lan

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm; theo đó, thông tư cấm giáo viên dạy thêm bên ngoài nhà trường với chính học sinh mà mình đang dạy tại trường. Đây là điều được dư luận đồng tình ủng hộ khi mà tình trạng dạy thêm đã và đang diễn ra tràn lan.

Khúc tráng ca của tinh thần dân tộc và ý chí quật cường
Chính sách và cuộc sống

Khúc tráng ca của tinh thần dân tộc và ý chí quật cường

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục

Lần đầu tiên đội tuyển Việt Nam nâng cao cúp vô địch Đông Nam Á trên sân khách. Tối 5.1, người hâm mộ bóng đá cả nước đã vỡ òa niềm vui chiến thắng, với niềm tự hào vô bờ; đó là những điều vô giá mà thể thao đem lại.

Kỳ vọng rất lớn…
Chính sách và cuộc sống

Kỳ vọng rất lớn…

Năm 2024, cả nước đặt chỉ tiêu xây dựng 130.000 căn nhà ở xã hội. Tuy nhiên, theo báo cáo tổng kết công tác năm 2024 của Bộ Xây dựng, chỉ có khoảng 21.000 căn được xây dựng, tương đương hơn 16% kế hoạch.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Cụ thể hóa thủ tục đầu tư đặc biệt

Thủ tục đầu tư đặc biệt được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp cuối năm 2024, là bước đột phá của pháp luật về đầu tư. Dự án thuộc diện áp dụng thủ tục đầu tư đặc biệt sẽ được lược bỏ nhiều loại giấy phép, thủ tục hành chính và được chuyển từ cơ chế quản lý “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”; nhờ đó, thời gian triển khai, thực hiện dự án được rút ngắn rất nhiều.

Ảnh minh họa
Quốc hội và Cử tri

Chính sách vượt trội, công bằng, nhân văn

Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy đang trong giai đoạn gấp rút với tinh thần khẩn trương “Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng” được nhân dân đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên, cùng với đó, cần có cơ chế, chính sách bảo đảm công bằng, nhân văn đối với những đối tượng do sắp xếp tổ chức bộ máy, cũng như chính sách vượt trội để giữ chân, thu hút người tài.

Nhiều điểm nhấn ấn tượng
Chính sách và cuộc sống

Nhiều điểm nhấn ấn tượng

Vượt qua rất nhiều khó khăn, thách thức, đến thời điểm này, có thể khẳng định, “chuyến tàu kinh tế” 2024 đã về đích với nhiều điểm nhấn ấn tượng như tăng trưởng GDP đạt trên 7%; 15 chỉ tiêu chủ yếu đều đạt và vượt...

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Đưa Việt Nam tiến lên trong kỷ nguyên số

Trong một thế giới không ngừng thay đổi bởi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, mỗi quốc gia đều phải đối diện với bài toán sống còn: làm sao để không chỉ tồn tại mà còn phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên số. Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia của Bộ Chính trị (Nghị quyết 57) đã vạch ra lộ trình rõ ràng và mạnh mẽ, đưa Việt Nam từng bước khẳng định vị thế của mình trên bản đồ khoa học, công nghệ và kinh tế số toàn cầu.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Số lượng phải song hành chất lượng

Với 18 luật và 10 nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám đã ghi dấu ấn đặc biệt về một kỳ họp Quốc hội có số dự án luật được thông qua cao nhất từ đầu nhiệm kỳ đến nay; và điều này cần sự quyết tâm, chung tay, nỗ lực rất lớn của các bộ, ngành, địa phương trong việc ban hành văn bản quy định chi tiết để sớm đưa các luật, nghị quyết của Quốc hội vào cuộc sống.

Được quyền lựa chọn, sẽ không còn bức xúc
Chính sách và cuộc sống

Được quyền lựa chọn, sẽ không còn bức xúc

Tháng 11 vừa qua, Sở Giao thông Vận tải TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức lấy ý kiến để triển khai 5 dự án đầu tư xây dựng nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa công trình đường bộ hiện hữu áp dụng loại hợp đồng xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT) theo Nghị quyết số 98 của Quốc hội. Sau đó không lâu, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hồ Chí Minh cũng tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với 5 dự án này.

Các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua luật tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV
Chính sách và cuộc sống

Rút ngắn nhất "đường đi" của luật vào cuộc sống

Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản phê bình Giám đốc 4 Sở với vai trò là người đứng đầu, chịu trách nhiệm về sự chậm trễ trong tham mưu, xây dựng, trình văn bản quy phạm pháp luật để thi hành Luật Đất đai và các nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, làm ảnh hưởng tới việc tổ chức thi hành Luật và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Theo đó, tính đến tháng 12.2024, Lâm Đồng vẫn còn “nợ” 16 danh mục văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) thi hành Luật Đất đai thuộc thẩm quyền ban hành.

Nhà ở xã hội. Nguồn: ITN
Chính sách và cuộc sống

Niềm vui về nhà ở xã hội

Phải thay đổi quan niệm về chất lượng và môi trường sống của nhà ở xã hội. Nhà ở xã hội không có nghĩa là xập xệ, không có nghĩa là chỗ nào không làm nhà ở thương mại thì làm nhà ở xã hội. Nhà ở xã hội có sự hỗ trợ của Nhà nước về đất đai, có sự hỗ trợ của ngân hàng về vốn và hỗ trợ của các chủ thể khác. Với các hình thức thuê, mua và thuê mua, nhà ở xã hội phải bảo đảm chất lượng, xanh, sạch, đẹp, đầy đủ hạ tầng giao thông, hạ tầng điện nước, viễn thông, y tế, giáo dục, hạ tầng xã hội thiết yếu.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Quyết tâm của Chính phủ

Năm 2024 chưa kết thúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ban hành Công điện về việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025. Đây là động thái quan trọng trong bối cảnh kinh tế thế giới đối mặt với nhiều biến động, đặt ra thách thức lớn nhưng cũng mở ra không ít cơ hội cho Việt Nam. Công điện thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc thực hiện cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, nhất là chỉ tiêu tăng trưởng GDP, nhằm chuẩn bị, củng cố các yếu tố nền tảng để nước ta tự tin bước vào kỷ nguyên mới của đất nước.

Kỳ vọng vào các động lực mới
Chính sách và cuộc sống

Kỳ vọng vào các động lực mới

Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) ước tính tăng 8,9%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện ước đạt gần 31,4 tỷ USD, tăng 7,1%; tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước… là những điểm sáng trong bức tranh kinh tế - xã hội 11 tháng qua.