Kiên quyết xóa bỏ tư duy không quản được thì cấm

Chưa bao giờ, yêu cầu xóa bỏ tư duy không quản được thì cấm trong xây dựng pháp luật lại quyết liệt như hiện nay.

Như tại Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 1 diễn ra vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thẳng thắn, thể chế là đột phá của đột phá, là động lực, nguồn lực cho sự phát triển song vẫn là điểm nghẽn của điểm nghẽn. Bởi vậy, theo Thủ tướng, cần thay đổi tư duy làm luật theo hướng vừa quản lý được, vừa thông thoáng, giảm khâu trung gian, giảm thủ tục. Một việc chỉ giao một người, ai làm tốt nhất thì giao người đó, tháo gỡ các điểm nghẽn, khơi thông và huy động mọi nguồn lực để phát triển đất nước.

Bên cạnh đó, cần xóa bỏ tư duy không quản được thì cấm, không biết mà vẫn quản; người dân, doanh nghiệp làm được, có thể làm tốt hơn thì giao cho họ. Cái gì đã cấm thì đưa vào luật, cái gì không cấm thì để cho người dân, doanh nghiệp được phép làm và có không gian sáng tạo, đổi mới… Cần rà soát lại, kiên quyết bỏ các cơ chế xin - cho, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong quá trình xây dựng luật, pháp lệnh.

Trước đó, trong phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp... dứt khoát từ bỏ tư duy không quản được thì cấm...

Còn tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc, phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế, vấn đề này một lần nữa được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu ra.

Cụ thể, theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, tư duy và phương thức tiến hành công tác lập pháp đã được đổi mới sâu sắc theo hướng các luật ngắn gọn, rõ ràng. Tăng cường phân cấp, phân quyền, cải cách hành chính; chuyển mạnh từ luật thiên về quản lý sang kết hợp hài hòa giữa quản lý có hiệu quả với kiến tạo phát triển, khuyến khích đổi mới sáng tạo, kiên quyết từ bỏ tư duy không quản được thì cấm…

Dù không phải là phổ biến nhưng thực tế, tình trạng một bộ phận cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tham mưu xây dựng pháp luật vẫn còn tư duy “không quản được thì cấm”, dẫn đến hệ lụy là không ít quy định cứng nhắc, phi thực tế trong nhiều dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, thậm chí có văn bản đã được ban hành.

Có thể kể đến một vài quy định, dự thảo quy định “điển hình” như cấm bán bia tại một số địa điểm như trường học, bệnh viện, công sở, vỉa hè; cơ sở kinh doanh bia phải bảo đảm nhiệt độ nơi kinh doanh không quá 30 độ C; quy định về cấp bằng lái xe A1, B1; xe biển số chẵn đi ngày chẵn, biển số lẻ đi ngày lẻ…

Thực tế, tư duy cấm là biện pháp an toàn nhất khi các cơ quan quản lý gặp khó khăn trong kiểm soát, điều chỉnh một hiện tượng hoặc hoạt động cụ thể. Theo đó, thay vì tìm giải pháp điều chỉnh, thay đổi biện pháp quản lý, cách đơn giản, dễ làm, nhanh chóng nhất là cấm để tránh rủi ro. Ngoài ra, tư duy này còn bắt nguồn từ nguyên nhân nữa là hệ thống quản lý thiếu nguồn lực, kiến thức, hoặc công nghệ để theo kịp những vấn đề đã và đang tồn tại hoặc mới nảy sinh trong đời sống xã hội.

Để có thể xóa bỏ tư duy này, trước tiên phải chú trọng xây dựng, nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ, công chức tham gia công tác xây dựng pháp luật nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là trong bối cảnh xã hội đang phát triển nhanh chóng, xuất hiện nhiều xu hướng, mô hình, vấn đề mới không dễ để nhận diện, quản lý. Ngoài ra, cần đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc xây dựng, phát triển nhân lực làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật để không bị chi phối, tác động bởi các hành vi không lành mạnh nhằm cài cắm lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ.

Tư duy cấm có thể là giải pháp tức thời, nhưng về lâu dài sẽ không giúp cải thiện hệ thống mà ngược lại có thể làm cho vấn đề trở nên phức tạp, khó giải quyết hơn. Bởi vậy, như ý kiến của một chuyên gia thì trong tư duy lập pháp cần phải giải quyết tốt nhất mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và quan hệ xã hội, tức Nhà nước làm gì, doanh nghiệp làm gì, xã hội làm những việc gì. Trong phân vai chức năng - nhiệm vụ, Nhà nước cần quản lý bằng công cụ pháp luật và chính sách và chỉ đứng ra làm “bà đỡ” nhằm quản lý, thúc đẩy, khắc phục những khiếm khuyết của doanh nghiệp và xã hội.

Chính sách và cuộc sống

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Giảm gánh nặng thuế thu nhập cho dân

Dự báo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2025 sẽ biến động, Bộ Tài chính có kế hoạch báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh tính thuế thu nhập cá nhân vào tháng 10 tới. Lãnh đạo Cục Quản lý, giám sát thuế phí và lệ phí cho biết như vậy tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 7.1 của Bộ Tài chính. Thông tin này khiến người dân rất đỗi vui mừng, thậm chí không ít người “bình chọn” đây là “tin vui nhất trong ngày”.

Không thể chủ quan
Chính sách và cuộc sống

Không thể chủ quan

Theo số liệu của Tổng Cục thống kê, năm 2024, lạm phát cơ bản tăng 2,71% so với năm 2023 - dưới ngưỡng cho phép của Quốc hội và là mức phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội trong nước, đồng thời góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Sẽ chấm dứt dạy thêm, học thêm tràn lan

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm; theo đó, thông tư cấm giáo viên dạy thêm bên ngoài nhà trường với chính học sinh mà mình đang dạy tại trường. Đây là điều được dư luận đồng tình ủng hộ khi mà tình trạng dạy thêm đã và đang diễn ra tràn lan.

Khúc tráng ca của tinh thần dân tộc và ý chí quật cường
Chính sách và cuộc sống

Khúc tráng ca của tinh thần dân tộc và ý chí quật cường

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục

Lần đầu tiên đội tuyển Việt Nam nâng cao cúp vô địch Đông Nam Á trên sân khách. Tối 5.1, người hâm mộ bóng đá cả nước đã vỡ òa niềm vui chiến thắng, với niềm tự hào vô bờ; đó là những điều vô giá mà thể thao đem lại.

Kỳ vọng rất lớn…
Chính sách và cuộc sống

Kỳ vọng rất lớn…

Năm 2024, cả nước đặt chỉ tiêu xây dựng 130.000 căn nhà ở xã hội. Tuy nhiên, theo báo cáo tổng kết công tác năm 2024 của Bộ Xây dựng, chỉ có khoảng 21.000 căn được xây dựng, tương đương hơn 16% kế hoạch.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Cụ thể hóa thủ tục đầu tư đặc biệt

Thủ tục đầu tư đặc biệt được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp cuối năm 2024, là bước đột phá của pháp luật về đầu tư. Dự án thuộc diện áp dụng thủ tục đầu tư đặc biệt sẽ được lược bỏ nhiều loại giấy phép, thủ tục hành chính và được chuyển từ cơ chế quản lý “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”; nhờ đó, thời gian triển khai, thực hiện dự án được rút ngắn rất nhiều.

Ảnh minh họa
Quốc hội và Cử tri

Chính sách vượt trội, công bằng, nhân văn

Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy đang trong giai đoạn gấp rút với tinh thần khẩn trương “Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng” được nhân dân đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên, cùng với đó, cần có cơ chế, chính sách bảo đảm công bằng, nhân văn đối với những đối tượng do sắp xếp tổ chức bộ máy, cũng như chính sách vượt trội để giữ chân, thu hút người tài.

Nhiều điểm nhấn ấn tượng
Chính sách và cuộc sống

Nhiều điểm nhấn ấn tượng

Vượt qua rất nhiều khó khăn, thách thức, đến thời điểm này, có thể khẳng định, “chuyến tàu kinh tế” 2024 đã về đích với nhiều điểm nhấn ấn tượng như tăng trưởng GDP đạt trên 7%; 15 chỉ tiêu chủ yếu đều đạt và vượt...

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Đưa Việt Nam tiến lên trong kỷ nguyên số

Trong một thế giới không ngừng thay đổi bởi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, mỗi quốc gia đều phải đối diện với bài toán sống còn: làm sao để không chỉ tồn tại mà còn phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên số. Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia của Bộ Chính trị (Nghị quyết 57) đã vạch ra lộ trình rõ ràng và mạnh mẽ, đưa Việt Nam từng bước khẳng định vị thế của mình trên bản đồ khoa học, công nghệ và kinh tế số toàn cầu.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Số lượng phải song hành chất lượng

Với 18 luật và 10 nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám đã ghi dấu ấn đặc biệt về một kỳ họp Quốc hội có số dự án luật được thông qua cao nhất từ đầu nhiệm kỳ đến nay; và điều này cần sự quyết tâm, chung tay, nỗ lực rất lớn của các bộ, ngành, địa phương trong việc ban hành văn bản quy định chi tiết để sớm đưa các luật, nghị quyết của Quốc hội vào cuộc sống.

Được quyền lựa chọn, sẽ không còn bức xúc
Chính sách và cuộc sống

Được quyền lựa chọn, sẽ không còn bức xúc

Tháng 11 vừa qua, Sở Giao thông Vận tải TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức lấy ý kiến để triển khai 5 dự án đầu tư xây dựng nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa công trình đường bộ hiện hữu áp dụng loại hợp đồng xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT) theo Nghị quyết số 98 của Quốc hội. Sau đó không lâu, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hồ Chí Minh cũng tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với 5 dự án này.

Các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua luật tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV
Chính sách và cuộc sống

Rút ngắn nhất "đường đi" của luật vào cuộc sống

Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản phê bình Giám đốc 4 Sở với vai trò là người đứng đầu, chịu trách nhiệm về sự chậm trễ trong tham mưu, xây dựng, trình văn bản quy phạm pháp luật để thi hành Luật Đất đai và các nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, làm ảnh hưởng tới việc tổ chức thi hành Luật và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Theo đó, tính đến tháng 12.2024, Lâm Đồng vẫn còn “nợ” 16 danh mục văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) thi hành Luật Đất đai thuộc thẩm quyền ban hành.

Nhà ở xã hội. Nguồn: ITN
Chính sách và cuộc sống

Niềm vui về nhà ở xã hội

Phải thay đổi quan niệm về chất lượng và môi trường sống của nhà ở xã hội. Nhà ở xã hội không có nghĩa là xập xệ, không có nghĩa là chỗ nào không làm nhà ở thương mại thì làm nhà ở xã hội. Nhà ở xã hội có sự hỗ trợ của Nhà nước về đất đai, có sự hỗ trợ của ngân hàng về vốn và hỗ trợ của các chủ thể khác. Với các hình thức thuê, mua và thuê mua, nhà ở xã hội phải bảo đảm chất lượng, xanh, sạch, đẹp, đầy đủ hạ tầng giao thông, hạ tầng điện nước, viễn thông, y tế, giáo dục, hạ tầng xã hội thiết yếu.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Quyết tâm của Chính phủ

Năm 2024 chưa kết thúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ban hành Công điện về việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025. Đây là động thái quan trọng trong bối cảnh kinh tế thế giới đối mặt với nhiều biến động, đặt ra thách thức lớn nhưng cũng mở ra không ít cơ hội cho Việt Nam. Công điện thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc thực hiện cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, nhất là chỉ tiêu tăng trưởng GDP, nhằm chuẩn bị, củng cố các yếu tố nền tảng để nước ta tự tin bước vào kỷ nguyên mới của đất nước.

Kỳ vọng vào các động lực mới
Chính sách và cuộc sống

Kỳ vọng vào các động lực mới

Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) ước tính tăng 8,9%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện ước đạt gần 31,4 tỷ USD, tăng 7,1%; tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước… là những điểm sáng trong bức tranh kinh tế - xã hội 11 tháng qua.

“Áo mới” cho doanh nghiệp nhà nước
Chính sách và cuộc sống

“Áo mới” cho doanh nghiệp nhà nước

“Cởi trói” nhiều hơn nữa cho doanh nghiệp nhà nước là đề xuất chung của nhiều đại biểu Quốc hội khi cho ý kiến lần đầu đối với dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp tại Kỳ họp thứ Tám vừa qua. Lý do là bởi, khung pháp lý, cơ chế quản lý hiện hành đã như “chiếc áo” quá chật, bó buộc và kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp nhà nước - lực lượng nòng cốt của nền kinh tế.

Ảnh minh họa
Quốc hội và Cử tri

Đổi mới quy trình đánh giá, tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ

Phải tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ vững vàng với ý thức trách nhiệm cao; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có tư duy đổi mới trong công việc; trên cơ sở đó đổi mới quy trình đánh giá, lựa chọn, tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ. Đây là nhấn mạnh của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại Hội nghị tổng kết công tác phối hợp giữa Đảng đoàn Quốc hội với Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội năm 2024, bàn phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 diễn ra sáng qua, 19.12.